Facebook Topi

31/10/2024

Gian lận bồi hoàn là gì? Các cách phòng tránh gian lận bồi hoàn

Gian lận bồi hoàn là một vấn đề khiến cho nhiều doanh nghiệp phải đau đầu đối phó khi mà các khách hàng thường lạm dụng chính sách hoàn tiền để trục lợi. Hiểu về hình thức gian lận đang được sử dụng phổ biến hiện nay và những biện pháp để bảo vệ doanh nghiệp.

icon-fb
icon-x
icon-pinterest
icon-copy

Từ việc trả lại hàng giả, hàng đã qua sử dụng đến lợi dụng chính sách hoàn tiền linh hoạt, các hình thức gian lận này gây tổn thất lớn về tài chính và uy tín cho doanh nghiệp. Tìm hiểu gian lận bồi hoàn là gì và các cách phòng tránh hiệu quả. Để hiểu rõ hơn về nội dung này chúng ta cùng Topi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Bồi hoàn là gì?

Bồi hoàn là một hình thức trách nhiệm mà một người có nghĩa vụ hoàn trả cho người đã bồi thường thiệt hại thay mình trong trường hợp trách nhiệm liên đới.

Gian lận bồi hoàn là gì

Bồi hoàn là hình thức mà người có trách nhiệm phải hoàn trả cho người thiệt hại

Người được hoàn trả đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do cả hai bên cùng gây ra. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ bồi thường, người này có quyền yêu cầu người có trách nhiệm liên đới hoàn lại phần trách nhiệm của họ.

Gian lận bồi hoàn là gì?

Gian lận bồi hoàn là hành vi lạm dụng chính sách hoàn tiền của một công ty hoặc tổ chức để chiếm đoạt tiền hoặc tài sản một cách không trung thực. 

Đây là một hình thức gian lận thương mại phổ biến, trong đó người tiêu dùng hoặc khách hàng tìm cách lợi dụng quy trình hoàn tiền nhằm trục lợi.

Gian lận bồi hoàn là gì

Gian lận bồi hoàn đang có xu hướng gia tăng hiện nay nhất là trên các giao dịch mua bán online

Các hình thức gian lận bồi hoàn phổ biến bao gồm:

  • Người mua hàng trả lại sản phẩm giả nhưng yêu cầu shop hoàn lại số tiền đã trả cho sản phẩm thật.
  • Người mua hàng, sử dụng một vài lần rồi lại nhấn trả hàng để được hoàn tiền khi chính sách hoàn tiền không yêu cầu lý do cụ thể.
  • Trả lại sản phẩm đã sử dụng hoặc bị hư hỏng nhưng yêu cầu hoàn lại số tiền như khi mua hàng mới.
  • Tạo hóa đơn giả hoặc chỉnh sửa hóa đơn để yêu cầu hoàn lại số tiền lớn hơn số tiền đã chi.
  • Mua một sản phẩm và yêu cầu hoàn tiền. Sau đó lại tiến hành mua lại sản phẩm đó và yêu cầu được hoàn tiền tiếp.
  • Tình trạng gian lận bồi hoàn gây tổn thất tài chính đáng kể cho doanh nghiệp và buộc họ phải đưa ra các biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn đối với các giao dịch hoàn tiền.

Ví dụ: 

- Một cá nhân hoặc doanh nghiệp tạo ra các hóa đơn giả mạo hoặc chỉnh sửa các hóa đơn thực tế để tạo ra những khoản chi phí khống để nhằm chiếm đoạt tiền từ các tổ chức bảo hiểm hoặc tài chính.

- Một khách hàng mua một bộ quần áo để đi du lịch, khách hàng đã mặc sản phẩm để chụp ảnh một vài lần sau đó trả lại bộ quần áo và yêu cầu hoàn tiền với lý do không vừa hoặc không ưng ý.

Phân biệt bồi hoàn hợp lệ và khoản bồi hoàn nhờ gian lận

Dưới đây là bảng phân biệt khoản bồi hoàn hợp lệ và bồi hoàn nhờ gian lận.

Đặc điểm

Bồi hoàn hợp lệ

Khoản bồi hoàn nhờ gian lận

Cơ sở chính đáng

Dựa trên các điều khoản, chính sách hoặc quy định pháp lý đúng đắn.

Lợi dụng hoặc vi phạm các chính sách để đạt lợi ích cá nhân.

Hàng hóa/dịch vụ thực tế

Người nhận bồi hoàn đã mua hàng hóa hoặc sử dụng dịch vụ thực sự.

Sử dụng thông tin không chính xác hoặc tạo ra sự kiện giả.

Thực hiện theo quy định

Các yêu cầu để nhận bồi hoàn được thực hiện đúng quy trình, không vi phạm quy định nào.

Thực hiện các hành vi gian lận như tạo hóa đơn giả mạo.

Mục đích

Bồi hoàn nhằm tái thiết, bù đắp thiệt hại hợp lý và công bằng.

Chiếm đoạt hoặc lợi dụng chính sách để nhận lợi ích cá nhân.

Ví dụ

Một công ty bảo hiểm chi trả bồi hoàn cho một khách hàng bị tai nạn giao thông theo điều khoản hợp đồng bảo hiểm sau khi họ đã cung cấp các bằng chứng và thông tin cần thiết.

Một người mua một sản phẩm trên sàn thương mai điện tử nhưng yêu cầu bồi hoàn vì sản phẩm bị hỏng 

Ảnh hưởng của gian lận bồi hoàn đến doanh nghiệp

Gian lận bồi hoàn có thể gây ra những tác động đáng kể lên các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp nhỏ.

Cụ thể như sau: 

Hàng hóa bị mất: Trong trường hợp yêu cầu bồi hoàn thành công và khách hàng không phải trả lại sản phẩm, người bán không chỉ mất doanh thu mà còn phải đối mặt với tình trạng thất thoát hàng tồn kho, gây gián đoạn hoạt động kinh doanh và ảnh hưởng đến khả năng phục vụ khách hàng trong tương lai.

Bị nằm vào danh sách rủi ro cao: Nếu tỷ lệ bồi hoàn của người bán vượt quá ngưỡng cho phép, nhà cung cấp dịch vụ thanh toán có thể xếp người bán vào danh mục rủi ro cao. Điều này khiến người bán phải trả phí giao dịch lớn hơn, gây thiệt hại về lợi nhuận.

Gian lận bồi hoàn là gì

Doanh nghiệp gặp nhiều vấn đề khi bị gian lận bồi hoàn

Chấm dứt hoạt động: Trong trường hợp tồi tệ nhất, nhà cung cấp dịch vụ thanh toán hiện tại có thể chấm dứt tài khoản của người bán. Khi đó, người bán sẽ bị đưa vào danh sách đen, và các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán khác sẽ không chấp nhận thanh toán bằng thẻ của họ nữa, có thể dẫn đến phá sản doanh nghiệp.

Mất thời gian và tốn nhân lực: Ngay cả khi doanh nghiệp có khả năng tài chính mạnh và có thể chi trả các khoản phí bồi hoàn phát sinh, họ vẫn phải dành nguồn lực để xử lý các yêu cầu này. Điều này bao gồm việc chuẩn bị hồ sơ đối chiếu, đối chất với ngân hàng và người mua, gây tốn thời gian và tăng căng thẳng cho nhân viên.

Phát hiện và ngăn chặn gian lận bồi hoàn

Để phát hiện và ngăn chặn gian lận bồi hoàn doanh nghiệp nên áp dụng một số phương pháp như sau:

Thứ nhất: Có chính sách hủy và hoàn trả hàng rõ ràng

Điều khoản cụ thể: Đảm bảo rằng chính sách hủy và hoàn trả được viết rõ ràng, dễ hiểu và có sẵn trên trang web hoặc tại cửa hàng. Nêu rõ các điều kiện, thời hạn và quy trình để yêu cầu hoàn trả hoặc hủy đơn hàng.

Giới hạn thời gian hoàn trả: Đặt ra thời hạn cụ thể mà trong đó khách hàng có thể yêu cầu hoàn trả, chẳng hạn như 30 ngày kể từ ngày mua.

Điều kiện sản phẩm: Quy định rõ ràng về tình trạng sản phẩm khi hoàn trả, ví dụ như sản phẩm phải còn nguyên vẹn, chưa qua sử dụng và có đầy đủ bao bì, tem nhãn.

Kiểm tra kỹ lưỡng: Thực hiện kiểm tra kỹ lưỡng sản phẩm trả lại để đảm bảo chúng đáp ứng các điều kiện hoàn trả đã quy định.

Chụp ảnh sản phẩm: Ghi lại tình trạng sản phẩm bằng hình ảnh khi nhận hàng trả lại để làm bằng chứng nếu có tranh chấp.

Giới hạn yêu cầu hoàn trả: Đặt giới hạn về số lần khách hàng có thể yêu cầu hoàn trả trong một khoảng thời gian nhất định để ngăn chặn việc lạm dụng chính sách hoàn trả.

Thứ hai: Phát hiện chân dung người lừa đảo nhờ xác minh danh tính

Gian lận bồi hoàn là gì

Xác minh danh tính khách hàng giúp hạn chế gian lận bồi hoàn

Phát hiện chân dung người lừa đảo nhờ xác minh danh tính là một quy trình quan trọng giúp doanh nghiệp ngăn chặn gian lận bồi hoàn và bảo vệ lợi ích của mình. 

Yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin cá nhân: Khi khách hàng yêu cầu hoàn trả hoặc bồi hoàn, yêu cầu họ cung cấp các thông tin cá nhân như họ tên, địa chỉ, số điện thoại và địa chỉ email.

Xác minh danh tính: Yêu cầu khách hàng cung cấp giấy tờ tùy thân như chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy phép lái xe để xác minh danh tính của họ.

Sử dụng công nghệ xác minh danh tính bằng phần mềm nhận diện khuôn mặt để đối chiếu hình ảnh trên giấy tờ tùy thân với hình ảnh thực tế của khách hàng. Hoặc thông qua xác minh bằng điện thoại để kiểm tra thông tin liên lạc của khách hàng.

Đảm bảo tất cả thông tin danh tính và giao dịch của khách hàng được bảo mật chặt chẽ để ngăn chặn rò rỉ thông tin. Thiết lập các quy định và hướng dẫn rõ ràng về bảo mật thông tin khách hàng cho nhân viên.

Thứ ba: Tuân thủ các quy tắc xử lý thanh toán

Các quy tắc xử lý thanh toán phải được đảm bảo như Bảo mật thông tin thanh toán, xác minh danh tính khách hàng thông qua các phương pháp tăng cường bảo mật khi khahcs hàng thực hiện thanh toán hóa đơn. Đồng thời sử dụng các công cụ và dịch vụ xác minh danh tính để đảm bảo khách hàng thực sự là người đang thực hiện giao dịch.

Ngoài ra doanh nghiệp cũng nên hợp tác với các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán uy tín và tuân thủ các quy định bảo mật.

Thiết lập và công khai các chính sách hoàn tiền và hủy giao dịch rõ ràng, bao gồm các điều kiện thực hiện và tiến hành thực hiện kiểm tra các yêu cầu hoàn tiền để phát hiện các hành vi gian lận.

Trên đây là những nội dung về gian lận bồi hoàn và cách kiểm soát hành vi này. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích nhất!

https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/MCo8WKspUmbxAq3LGGasq33gzQVv0lR3isf7Irc2.png?w=500&h=386&v=2022

Bài viết liên quan

logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Tầng 11, Tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Quét mã QR để tải ứng dụng TOPI

icon-messenger
float-icon