Facebook Topi

10/01/2023

Full Margin là gì? Cách nhận biết Full Margin trong chứng khoán

Full Margin là tình trạng nhà giao dịch ký quỹ vay quá mức và không thể đặt lệnh giao dịch chứng khoán thêm nữa. Tìm hiểu cách nhận biết và những rủi ro từ Full Margin.

icon-fb
icon-x
icon-pinterest
icon-copy

Full Margin là trạng thái các nhà đầu tư sử dụng tỉ lệ ký quỹ ở mức tối đa để mua cổ phiếu. Việc các công ty chứng khoán cho vay Full Margin cũng tác động đến thị trường. Hãy cùng TOPI phân tích về những tác động của Full Margin nhé. 

1. Full Margin là gì?

Các nhà đầu tư đã quá quen với thuật ngữ Margin (tiền ký quỹ) để chỉ số tiền đặt cọc mà trader gửi cho công ty môi giới chứng khoán để duy trì vị thế giao dịch của mình (tương tự việc bạn cầm cố một loại tài sản để vay tiền từ ngân hàng).

Tiền ký quỹ là một phần tài sản của nhà đầu tư dùng để đặt cọc cho mỗi giao dịch. Sau khi kết thúc giao dịch, tiền ký quỹ được hoàn trả vào tài khoản của nhà đầu tư.

Full Margin là gì?

Hiểu một cách đơn giản, Full Margin là trạng thái nhà đầu tư đã ký quý ở mức tối đa

Trạng thái Full Margin xảy ra khi nhà giao dịch ký quỹ vay quá mức, không thể đặt lệnh thêm nữa. Full Margin xuất hiện khi nhà đầu tư sử dụng Margin lớn hơn hoặc bằng số tiền mình có trong tài khoản. Lúc này, nhà đầu tư sẽ được công ty môi giới yêu cầu nạp thêm tiền vào tài khoản để giữ vị thế hiện tại hoặc các lệnh giao dịch sẽ tự động đóng để về mức ký quỹ cho phép.

Ví dụ: Công ty chứng khoán A cho phép nhà đầu tư vay Margin để mua cổ phiếu X với tỷ lệ tối đa là 1:2. Để sinh lời nhanh chóng, nhà đầu tư sẽ dùng 10 triệu đồng của mình để mua 1000 cổ phiếu X và ký quỹ tối đa để mua thêm 1000 cổ phiếu nữa. Hiện tượng nhà đầu tư ký quỹ max được gọi là Full Margin.

2. Tình hình thị trường khi gặp Full Margin

Khi các Công ty chứng khoán cho vay Full Margin cũng ảnh hưởng đến thị trường chung. Thông thường, vào thời điểm gần kết thúc các quý hoặc kết thúc năm, các công ty chứng khoán sẽ “rũ margin” để làm đẹp báo cáo tài chính khiến cho thị trường giảm điểm mạnh, những nhà đầu tư chưa trải qua kinh nghiệm này thường sẽ bị thua lỗ.

Tình hình thị trường khi gặp Full Margin

Nhà đầu tư sử dụng Full Margin cần thận trọng khi kết thúc quý

Ví dụ: Chỉ số VN-Index vào ngày 27/9/2021 đã có phiên giảm mạnh. Tuy nhiên, hiện tượng giảm mạnh này cũng vô tình lại xảy ra vào cuối quý 3 của năm 2021. Thời gian này, các tin tức tiêu cực được tung lên hàng loạt khiến giá sàn giảm điểm. Có thể dự đoán đây là một đợt rũ bỏ Margin. 

Các công ty chứng khoán sẽ tung ra một lượng lớn cổ phiếu nhằm mục đích ép giá xuống mức chạm ngưỡng Call Margin, khiến cho những nhà đầu tư ký quỹ tối đa dính vào thua lỗ. Sau khi rũ bỏ Margin thành công, thị trường sẽ quay lại mức tăng vốn có như lúc ban đầu.

3. Cách nhận biết Full Margin trong chứng khoán

Hiện nay, chưa có dữ liệu nào của công ty chứng khoán quy định về trạng thái Full Margin và cũng không có thông báo chính thức về điều này. Các nhà đầu tư cần tự mình tìm hiểu, tự kiểm chứng thông qua quá trình giao dịch trên sàn.

Cách nhận biết Full Margin trong chứng khoán

Hãy thận trọng với Full Margin nếu bạn không muốn nhận được Margin Call

Nhiều nhà đầu tư sử dụng cách là thử giao dịch ký quỹ chạm ngưỡng, sau đó xem xét xem tổng giá trị mua thay đổi ra sao, có còn vượt qua được tổng số vốn thực có hay không. Bạn cũng có thể tham khảo thông tin từ những nhà đầu tư khác để tham khảo và cập nhật xu hướng đang diễn ra trên thị trường.

Các nhà đầu tư thực hiện giao dịch khi sắp ở tình trạng Full Margin sẽ có một số rủi ro như: Nếu lúc giá đạt đỉnh mà không cắt lỗ nhanh thì dễ bị cháy tài khoản hoặc dễ bị đóng vị thế, hủy bỏ các giao dịch khi đến giới hạn Full Margin.

4. Ảnh hưởng của hiện tượng Full Margin

Ngoài những mặt tích cực (giúp nhà đầu tư mua được nhiều hơn, thu lời về nhanh hơn…) thì việc sử dụng Full Margin như dùng con dao 2 lưỡi, tiềm ẩn nhiều rủi ro bởi đòn bẩy càng lớn thì mức độ rủi ro càng cao. Nếu không kiểm soát tốt thì việc cháy tài khoản chỉ là sớm hay muộn mà thôi. Sau đây là một số rủi ro phổ biến nhà đầu tư phải đối mặt nếu không kiểm soát tốt:

Ảnh hưởng của hiện tượng Full Margin

Sử dụng Full Margin có thể tăng độ thua lỗ lên nhiều lần

4.1 Tăng mức độ lỗ lên nhiều lần

Giao dịch ký quỹ tối đa khá nguy hiểm. Khi lệnh được thực hiện và thị trường đi theo đúng kỳ vọng thì đòn bẩy này sẽ khuếch đại lợi nhuận lên rất nhiều lần. Nhưng nếu dự báo sai đường đi của giá thì số tiền trong tài khoản của trader bị giảm xuống thảm hại theo đúng tỷ lệ đòn bẩy đã sử dụng.

4.2 Cháy tài khoản

Sử dụng Full Margin không cẩn thận cũng dễ gây ra cháy tài khoản nếu không có chiến lược đầu tư hợp lý. Chỉ cần một cú rung lắc của thị trường trong ngắn hạn có thể biến lệnh dương thành lệnh âm và dễ dàng cháy tài khoản.

Cháy tài khoản

Hãy kiểm soát tốt Full Margin và luôn giữ tiền mặt trong tài khoản

Lời khuyên từ các chuyên gia đầu tư chứng khoán là bạn cần luôn giữ tỉ lệ tiền mặt hợp lý trong tài khoản, cân bằng giữa lượng tiền mặt và lượng cổ phiếu để tránh gặp phải những rủi ro trên. Số tiền này cũng được dùng để “săn sale” những mã cổ phiếu đang điều chỉnh mạnh. Ngoài ra, nhà đầu tư cũng cần đa dạng danh mục đầu tư để phân tán rủi ro, đồng thời tuân thủ nguyên tắc cắt lỗ.

https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/yb1eTdsQWerFdzUQPOGqlSs1cz5mJ8M7eu95jxJz.jpg?w=500&h=386&v=2022https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/OR1Ol8SM6qbwCOqQ7r0rUqOMd1okayi8MIFWxOEF.jpg?w=500&h=386&v=2022

Bài viết liên quan

logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Tầng 11, Tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Quét mã QR để tải ứng dụng TOPI