Số đông các nhà đầu tư quyết định theo cảm xúc bất định này vô tình khiến thị trường có xu hướng bán mạnh hơn. Một khi có lệnh dừng ký quỹ của công ty chứng khoán, nhà đầu tư phải đưa ra quyết định phải nạp thêm tiền bù lỗ hoặc chấp nhận bán cổ phiếu nhận ký quỹ dính lệnh dừng ký quỹ.
Call Margin là thuật ngữ phổ biến trong đầu tư, tuy nhiên không nhiều nhà đầu tư sử dụng margin trong thị trường chứng khoán thực sự hiểu rõ về vay ký quỹ. Khi sử dụng vay ký quỹ, nhà đầu tư cần hiểu rõ hơn về call margin hay lệnh dừng ký quỹ để chuẩn bị trước một phương án đầu tư phù hợp. Hãy cùng TOPI tìm hiểu về call margin và thủ sẵn các cách tránh bị call margin trong những giai đoạn giảm sâu của của thị trường.
1. Margin là gì?
Margin hay vay ký quỹ là việc vay thêm tiền từ công ty chứng khoán hiện bạn đang giao dịch chứng khoán để có thêm sức mua với tài sản cầm cố là chính cổ phiếu đang sở hữu hiện tại. Trong nhiều trường hợp, vay ký quỹ có thể đem lại lợi ích to lớn khi trở thành “đòn bẩy” trong ngắn hạn giúp bạn gia tăng vốn tức thì để thực hiện các quyết định đầu tư mua thêm.
Margin hay còn gọi là khoản vay ký quỹ
Tuy vậy, để thực sự sử dụng margin hiệu quả, nhà đầu tư cần hiểu rõ các điều kiện vay margin, ràng buộc khi vay margin. Cụ thể, khi cân nhắc vay ký quỹ, bạn cần quan tâm tới 4 điều:
- Mã chứng khoán bạn dự định mua có được phép cấp margin hay không?
- Tỷ lệ cho vay ký quỹ đối với mã chứng khoán đó là bao nhiêu?
- Hạn mức cho vay (hay room margin) mà công ty chứng khoán của bạn cấp cho mã cổ phiếu bạn dự định mua
- Cuối cùng là lãi suất vay margin. Trên thị trường chứng khoán, các công ty chứng khoán đang chào lãi suất cho vay ký quỹ (margin) dao động trong mức 9-14%/năm (tùy công ty và các chương trình khuyến mãi được áp dụng)
Ví dụ: - Gói vay tại VND lãi suất thông thường 12.5%, một số mã nằm trong VN30+ sẽ được ưu đãi lãi suất hơn từ 8.9% đến 10.9%. Gói vay tại VPS lãi suất 6,8%/năm trong 30 ngày đầu, 9,8%/năm trong 30 ngày tiếp theo, và từ ngày 61 trở đi là 14%/năm (tham khảo tại tháng 4/2022)
Ví dụ về vay margin:
Giả sử NDT hiện có tài nếu NĐT đang có tài sản là 100 triệu (cả cổ phiếu và tiền), CTCK cho phép NĐT mua đến 150 triệu, như vậy tỉ lệ đòn bẩy là 1:1.5. Nếu CTCK cho phép NĐT mua đến 200 triệu, thì tỉ lệ đòn bẩy sẽ là 1:2 và nếu CTCK cho phép NĐT mua đến tận 300 triệu, như vậy NĐT có được tỉ lệ đòn bẩy là 1:3.
Với những cổ phiếu tốt nhất trên thị trường chứng khoán hiện giờ thì Ủy ban chứng khoán nhà nước cũng chỉ cho phép CTCK cho NĐT vay với tỉ lệ 50%, tức là NĐT có thể sử dụng tỉ lệ đòn bẩy tối đa là 1:2. Tuy nhiên, một số CTCK có thể lách luật mà cho phép NĐT sử dụng tỷ lệ đòn bẩy cao hơn lên đến 1:3, thậm chí là 1:4 khi NĐT mua những cổ phiếu tốt mà CTCK có thể kiểm soát được rủi ro.
Sau khi hoàn tất thủ tục vay margin, bạn có thể rút được tiền từ khoản vay margin, khi này, lượng tiền này sẽ thành lệnh chuyển tiền sức mua (Hiểu đơn giản là số nợ của bạn sẽ tăng lên). Tuy nhiên, hành động này thường không được khuyến khích trừ trường hợp cấp thiết khi bạn thực sự cần thanh toán nếu không sẽ bị xử lý tài khoản cũng như chịu lãi suất quá hạn.
2. Call margin là gì?
Trong bối cảnh thị trường chứng khoán chung giảm điểm, đặc biệt trong những phiên mã cổ phiếu bạn đang nắm giữ bị tụt giảm nghiêm trọng, ngay khi giá trị tài sản ròng của bạn bị tụt xuống dưới tỷ lệ an toàn, công ty chứng khoán sẽ yêu cầu bổ sung thêm tài sản đảm bảo (có thể là tiền hoặc cổ phiếu).
Tình trạng call margin là tình trạng mà không một nhà đầu tư nào muốn có
Khi yêu cầu trên không được đáp ứng, công ty chứng khoán sẽ bán bớt một phần cổ phiếu ký quỹ để giảm tiền vay, đưa tỷ lệ đòn bẩy vay ký quỹ về đúng quy định..Trong thực tế, khi ngưỡng margin call xảy ra mà khi đó các nhà đầu tư không kịp bổ sung tài sản đảm bảo, công ty chứng khoán có thể bắt đầu bán bất kỳ mã chứng khoán nào trong danh mục đầu tư và không bắt buộc phải hỏi ý kiến.
Tìm hiểu thêm: Định giá cổ phiếu là gì? 5 bước quan trọng để định giá cổ phiếu
3. Khi nào bị call margin?
Với mỗi công ty chứng khoán sẽ có những quy định về tỷ lệ call margin khác nhau. Vì vậy, cách tính call margin cũng sẽ có những trường hợp khác nhau. Sau đây, TOPI sẽ đưa ra vài ví dụ về công thức tính margin cụ thể như sau:
Ví dụ, Công ty chứng khoán A có chính sách về tỷ lệ ký quỹ đối với cổ phiếu X là 50%, tức:
- Nhà đầu tư có 1 tỷ VND và thêm 500 triệu “margin” vay thêm công ty chứng khoán để mua cổ phiếu X
- Khi này, cổ phiếu X sẽ được hai bên đồng thuận sử dụng làm tài sản đảm bảo cho khoản vay ký quỹ.
Call margin xảy ra khi:
- Cổ phiếu X giảm 60% giá trị của nó so với ngày bạn bắt đầu sử dụng margin.
- Nếu không sử dụng margin, nhà đầu tư sẽ lỗ:
60%*1 tỷ VND= 600 triệu VND
+ Nhưng vì sử dụng margin với sức mua tổng cộng là 1.5 tỷ VND, khoản đầu tư của bạn sẽ lỗ: 60%*1.5 tỷ VND = 900 triệu VND, trừ đi phần vay ký quỹ từ công ty chứng khoán, tài sản ròng của nhà đầu tư còn vẻn vẹn 100 triệu VND
- Tỷ lệ tài sản ròng/giá trị chứng khoán của bạn khi đó là
- 100 triệu VND/600 triệu VND = 16.67%
Một khi tỷ lệ này thấp hơn tỷ lệ ký quỹ 50% đã thống nhất khi bạn vay ký quỹ, bạn sẽ phải duy trì tỷ lệ ký quỹ ban ban đầu (50%) do đó công ty chứng khoán sẽ “call margin” hay dừng lệnh ký quỹ của bạn. Thông thường, công ty chứng khoán sẽ gọi điện đề nghị bạn nạp thêm tiền hoặc bán bớt cổ phiếu. Khi này bạn có hai lựa chọn, hoặc là bán một phần cổ phiếu X, hoặc phải nộp thêm tiền vào tài khoản chứng khoán để tỷ lệ tài sản ròng/giá trị chứng khoán lớn hơn tỷ lệ cho phép ban đầu (50%).
Call margin trong chứng khoán ảnh hưởng rất nhiều tới thị trường
Nếu nhà đầu tư bổ sung thêm tiền:
(Giá trị cổ phiếu hiện tại + Số tiền nộp thêm)/( Số tiền vay + Số tiền nộp thêm) > Tỷ lệ Call margin
Theo ví dụ trên, nếu nhà đầu tư nộp bổ sung thêm tiền thì
(100 triệu + Số tiền nộp thêm)/( 500 triệu + Số tiền nộp thêm) > 50%
Bằng một phép tính đơn giản chúng ta có thể tính ra được để duy trì nắm giữ cổ phiếu tiếp tục thì nhà đầu tư phải nộp vào số tiền > 300 triệu đồng.
Còn nếu nhà đầu tư bán một phần cổ phiếu:
( Giá trị cổ phiếu hiện tại + số lượng cổ phiếu*giá)/( Số tiền vay) > Tỷ lệ Call Margin
Tham khảo thêm: Full Margin là gì? Cách nhận biết Full Margin trong chứng khoán
4. Tài khoản chứng khoán sẽ bị force sell xảy ra khi nào?
Sau khi được thông báo lệnh dừng ký quỹ (call margin), nếu nhà đầu tư không thực hiện yêu cầu trên đúng hạn thì công ty chứng khoán sẽ được quyền chủ động bán chứng khoán của bạn mà không cần hỏi ý kiến (hay force sell), được hiểu là một hình thức tích thu tài sản đã thế chấp khi vay ký quỹ
5. Khi nào nên/ không nên sử dụng margin?
- CÂN NHẮC sử dụng margin khi đã là một nhà đầu tư có kinh nghiệm trên thị trường chứng khoán lâu năm. KHÔNG NÊN sử dụng margin khi mới gia nhập thị trường và thiếu kinh nghiệm đầu tư & quản trị rủi roro
- CÂN NHẮC sử dụng margin khi thị trường có dấu hiệu tăng trưởng rõ ràng, thậm chí có tầm nhìn rõ ràng về cổ phiếu mà bạn đang có ý định vay margin để mua. KHÔNG NÊN sử dụng margin khi thị trường không có dấu hiệu tăng trưởng rõ ràng, thậm chí thị trường chung đang điều chỉnh mạnh (mặc cho cổ phiếu bạn định vay ký quỹ để mua đang tăng phi mã)
- CÂN NHẮC sử dụng margin trong ngắn hạn và đề ra chính sách đầu tư để kỷ luật trong đầu tư. KHÔNG NÊN sử dụng margin trong một thời gian dài, tránh bị các ảnh hưởng biến động giá ngắn hạn làm cháy tài khoản của bạn
- CÂN NHẮC sử dụng margin để mua các cổ phiếu có thanh khoản tốt. KHÔNG NÊN sử dụng margin để mua các mã cổ phiếu “trà đá penny”, các công ty tăng giá bằng tin đồn và thủ thuật làm giá.
Phương pháp sử dụng margin hiệu quả
6. Cần làm gì để tránh bị Call Margin
Vay ký quỹ (margin) là con dao hai lưỡi, lợi thế về vốn tức thì có thể đem lại cho bạn cả gia tài nhưng cũng có thể làm cháy tài khoản chứng khoán và đạp bạn xuống vực thẳm. Đặc biệt đối với các nhà đầu tư vay tỷ lệ margin lớn, ngay khi cổ phiếu có dấu hiệu sụt giảm, tâm lý gồng lỗ sẽ có xu hướng làm tình hình lỗ trở nên trầm trọng hơn.
Để tránh việc bị call margin chúng ta nên:
- Sử dụng tỷ lệ đòn bẩy hợp lý cùng với việc có kiến thức về quản trị danh mục và hiểu biết về thị trường.
- Nếu có nhiều mã trong danh mục đầu tư hay ưu tiên cơ cấu những mã yếu hơn, không có cơ hội phục hồi trong tương lai
- Không giữ tâm lý gỡ khi thị trường hồi mà nên xem thị trường hồi là cơ hội để cơ cấu lại danh mục đầu tư của mình
- Khi cổ phiếu giảm mạnh, tuyệt đối không được tiếp tục mua vào bằng margin để bình quân giá xuống.
- Nếu là một nhà đầu tư mới chưa có nhiều kinh nghiệm bạn có thể ủy thác tiền của mình cho các quỹ đầu tư uy tín như Dragon Capital hay Vinacapital thông qua ứng dụng TOPI, với hơn 100 năm kinh nghiệm trong việc quản lý quỹ, các nhà đầu tư chuyên nghiệp sẽ phân bổ tiền của bạn một cách hợp lý giúp bạn loại bỏ những rủi ro như Call margin.
- Nhà đầu tư có thể mua chứng chỉ quỹ chỉ cần qua 3 bước trên ứng dụng TOPI
Bước 1: Đăng ký tài khoản đầu tư Chứng chỉ quỹ mở trên ứng dụng TOPI.
Bước 2: Chọn Chứng chỉ quỹ và nhập số tiền mua.
Bước 3: Chuyển khoản để thực hiện thanh toán giao dịch theo thông tin chuyển khoản chi tiết trên hệ thống.
Bước 4: Theo dõi và Quản lý chứng chỉ quỹ bạn đã mua thành công trên ứng dụng TOPI.
Trên đây là những thông tin cơ bản về Call Margin mà TOPI mang đến cho bạn. Mong rằng với những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu hơn về Call Margin và những lời khuyên để đầu tư một cách hợp lý hơn. Mỗi nhà đầu tư sẽ có chiến thuật và hình thức đầu tư khác nhau, bạn nên cân nhắc và chịu trách nhiệm cho khoản đầu tư của bản thân. TOPI - Đồng hành cùng bạn trên còn đường đầu tư thông minh