Năm 2023, ngân hàng Sacombank đã hoàn thành các chỉ tiêu kinh doanh trọng yếu đã đặt ra, tăng trưởng lợi nhuận trước thuế 51% so với năm 2022, đặc biệt, Sacombank đã hoàn tất trích lập dự phòng nợ bán VAMC chưa thu hồi. Tín hiệu tích cực này liệu có nâng tiềm năng của cổ phiếu STB trong năm 2024 này không?
I. Thông tin về ngân hàng Sacombank
1. Giới thiệu chung
Ngân hàng Sacombank hay Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín là một trong những ngân hàng TMCP đầu tiên được thành lập tại TP.HCM vào năm 1991, với tổng vốn điều lệ ban đầu là 3 tỷ đồng. Năm 1996, Sacombank trở thành ngân hàng đầu tiên phát hành cổ phiếu đại chúng, với mệnh giá cổ phiếu 200,000 VNĐ/cp để tăng vốn điều lệ lên 71 tỷ đồng, của gần 9,000 cổ đông tham gia góp vốn. Ngoài ra, Sacombank còn là ngân hàng tiên phong thành lập tổ tín dụng ngoài địa bàn để đưa vốn về nông thôn, giúp cải thiện đời sống của người nông dân và hạn chế tình trạng vay nặng lãi trong nền kinh tế nước nhà.
Ngân hàng Sacombank thông tin tổng quan và các sản phẩm
Năm 2006, cổ phiếu STB của Sacombank được niêm yết thành công trên sàn HOSE với tổng số vốn thời điểm đó là 1,900 tỷ đồng. Cùng năm, ngân hàng thành lập các công ty trực thuộc liên quan đến chứng khoán tài chính, bao gồm: Công ty Chứng khoán Sacombank - SBS, Công ty Cho thuê Tài chính Sacombank - SBL và công ty Kiều hối Sacombank - SBR.
Tháng 12/2008, Sacombank trở thành ngân hàng TMCP đầu tiên tại Việt Nam khai trương chi nhánh tại Lào, cũng trong năm này, hệ thống trung tâm dữ liệu dự phòng của STB được xây dựng, nâng cấp và vận hành hiện đại nhất khu vực.
Trong giai đoạn từ 2001 - 2010, tốc độ tăng trưởng bình quân của Sacombank đạt 64%/năm. Đến tháng 03/2021, Sacombank sở hữu khối tài sản hơn 492,500 tỷ đồng, vốn điều lệ lên 18,852 tỷ đồng, với mạng lưới hoạt động rộng khắp tại Việt Nam, Lào, Campuchia - 570 điểm giao dịch và gần 19,000 cán bộ nhân viên.
Ở thời điểm hiện tại, Sacombank đang tập trung phát triển và triển khai công nghệ hiện đại vào hệ thống giao dịch quản lý của ngân hàng, trong đó trọng điểm là ngân hàng số, cam kết về đổi mới chất lượng, tư duy và sự phục vụ, tự tin mang đến cho khách hàng 250 sản phẩm dịch vụ khác nhau, nâng cao trải nghiệm tiện ích và thiết thực, tối đa hoá giá trị gia tăng cho hơn 7 triệu khách hàng, đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội.
Sau nhiều năm hình thành và phát triển, Sacombank cũng đã nhận được danh hiệu và giải thưởng nhất định từ nhiều tạp chí tài chính nổi tiếng bình chọn, chẳng hạn như: Top 10 Ngân hàng TMCP Tư nhân Việt Nam uy tín năm 2023, doanh nghiệp xanh TP.HCM năm 2023, Top 50 công ty đại chúng uy tín và hiệu quả năm 2023, Ngân hàng chuyển đổi số tốt nhất 2023, Nơi làm việc tốt nhất Châu Á 2023…
2. Thông tin chung về ngân hàng Sacombank
- Tên quốc tế: Saigon Thuong Tin Commercial Joint Stock Bank;
- Viết tắt (tên thường gọi): Sacombank;
- Lĩnh vực hoạt động: Ngân hàng thương mại cổ phần.
- Swift Code: SGTTVNVX;
- Trụ sở chính: Số 266 - 268 đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 8, quận 3, TP.HCM;
- Chăm sóc khách hàng: 1900 5555 88 - 0888 5555 88;
- Email: [email protected];
- Website: www.sacombank.com.vn;
Các công ty thành viên của Sacombank (tính đến 31/12/2022): Công ty TNHH MTV Cho thuê Tài chính Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín, Công ty TNHH MTV Kiều hối Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín, Công ty TNHH Quản lý nợ và Khai thác tài sản NH Sài Gòn Thương Tín, Công ty TNHH Vàng bạc đá quý Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín, Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín Campuchia và Ngân hàng TNHH Sài Gòn Thương Tín Lào.
Công ty | Tỷ lệ % |
Công ty Cho thuê tài chính ngân hàng Sài Gòn Thương tín | 100% |
Công ty TNHH MTV Cho thuê tài chính ngân hàng Sài Gòn Thương tín | 100% |
Công ty TNHH MTV Kiều hối Ngân hàng Sài Gòn Thương tín | 100% |
Công ty TNHH MTV Quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng Sài Gòn Thương tín | 100% |
Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Ngân hàng Sài Gòn Thương tín | 100% |
3. Ban lãnh đạo của Sacombank
Các thành viên Hội đồng quản trị của ngân hàng Sacombank
Hội đồng quản trị của ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín bao gồm 1 Chủ tịch, 2 Phó Chủ tịch và 4 thành viên:
- Chủ tịch HĐQT: Ông Dương Công Minh
- Phó Chủ tịch: Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm, Ông Phạm Văn Phong
- Thành viên: Ông Phan Đình Tuệ, Ông Nguyễn Xuân Vũ, Ông Vương Công Đức, Bà Phạm Thị Thu Hằng.
Về cơ cấu Ban điều hành, bao gồm 1 Tổng Giám đốc và 12 Phó Tổng Giám đốc, cụ thể như sau:
- Tổng Giám đốc: Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm
- Phó Tổng Giám đốc: Ông Hà Văn Trung, Ông Phan Đình Tuệ, Ông Nguyễn Minh Tâm, Bà Quách Thanh Ngọc Thủy, Ông Bùi Văn Dũng, Ông Lê Đức Thịnh, Ông Hoàng Thanh Hải, Ông Đào Nguyên Vũ, Ông Nguyễn Bá Trị, Ông Hồ Doãn Cường, Ông Võ Anh Nhuệ, Bà Nguyễn Thị Kim Oanh.
Ban điều hành Sacombank
3. Kết quả và chiến lược kinh doanh của ngân hàng Sacombank
Tính đến hiện nay, Sacombank vẫn là một trong những ngân hàng TMCP lớn nhất tại Việt Nam với uy tín cao, dịch vụ tận tình.
Năm 2020, mặc dù trải qua thời kỳ khó khăn do dịch bệnh Covid-19, Sacombank vẫn phát triển ổn định và nằm trong top 10 Ngân hàng Thương mại Uy tín Việt Nam do Báo Vietnamnet tổ chức bình chọn, thuộc top 50 doanh nghiệp lợi nhuận xuất sắc tại Việt Nam. Cũng trong năm này, ngân hàng nhận được giải thưởng “Sáng tạo Quốc tế 2020” về chuyển đổi số do Malaysia tổ chức bình chọn.
Bảng biểu: Kết quả tổng doanh thu và thu nhập ròng của STB
Theo biểu đồ ở trên ta có thể thấy, tổng doanh thu và thu nhập ròng của STB tăng trưởng theo từng năm. Tổng kết năm 2023, tổng quy mô tài sản của STB đạt trên 674,000 tỷ đồng, tăng 13.9% so với thời điểm đầu năm, tổng huy động vốn là hơn 578,000 tỷ đồng, tiền gửi CASA tăng 8.8%. STB cũng liên tục kéo khung lãi suất huy động giảm 4% so với thời điểm đầu năm, mặt bằng lãi suất huy động chỉ dao động quanh mức 5%. Các chỉ số ROA, ROE của STB lần lượt đạt 1.22% và 18.30%. STB đã được CTCP EY Việt Nam trao chứng nhận hoàn thành việc triển khai chuẩn mực quản lý rủi ro theo chuẩn Basel III.
Ngân hàng Sacombank cũng tiết giảm được chi phí hoạt động, thủ tục hành chính và những khoản chi không cần thiết để có dư địa giảm lãi suất cho vay, để hỗ trợ và đồng hành với doanh nghiệp cùng người dân trong giai đoạn khó khăn như năm 2023. Theo đó, STB đã triển khai 131,500 tỷ gói cho vay ưu đãi lãi suất để kích thích tăng trưởng tín dụng, hơn 3,000 doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn 56,000 tỷ đồng với lãi suất chỉ từ 3%. Hơn 35,000 khách hàng cá nhân tiếp cận được nguồn vốn 75,500 tỷ đồng với lãi suất chỉ từ 6%.
Bên cạnh đó, STB cũng dành nhiều nguồn lực đầu tư vào hoạt động số hoá nhằm bắt kịp với bước tiến của thời đại, đồng thời gia tăng các trải nghiệm dịch vụ cho khách hàng. STB đã tiên phong ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào tổng đài không phím bấm để phục vụ khách hàng với vai trò như một trợ lý ảo thông minh và nắm bắt đúng nhu cầu của khách hàng thông qua các từ khoá chính. Nhờ vậy, STB đã ghi nhận doanh số giao dịch qua kênh trực tuyến là trên 6.4 triệu tỷ đồng, tăng 10% svck năm ngoái. Ngoài ra, STB cũng tích cực hưởng ứng các chủ trương của Chính phủ và NHNN trong việc triển khai các biện pháp kích cầu kinh tế và đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt bằng hàng loạt chương trình ưu đãi miễn, giảm phí (chủ yếu áp dụng với giao dịch số).
II. Đánh giá tiềm năng cổ phiếu STB năm 2024
1. Thông tin cổ phiếu STB trên sàn chứng khoán
Cổ phiếu STB được phát hành bởi ngân hàng Sacombank lần đầu tiên vào năm 1996 với giá khởi đầu là 200.000đ và chính thức lên sàn HOSE từ năm 2006 và có bề dày lịch sử ấn tượng, cho đến nay vẫn luôn nằm trong nhóm cổ phiếu được đánh giá nhiều tiềm năm, thuộc rổ VN30 và có hoạt động giao dịch ổn định.
Mã cổ phiếu/chứng khoán: STB;
Sàn niêm yết: HOSE;
Ngày niêm yết chứng khoán: 12/07/2006;
Vốn hoá thị trường: 58,535 tỷ đồng;
Khối lượng giao dịch: 33,551,000;
Số lượng cổ phiếu đang lưu hành: 1,885,215,740 cp;
P/E: 7.58;
P/B: 1.28;
EPS: 4,094.
Xem nhanh: Đầu tư cổ phiếu là gì? Kinh nghiệm đầu tư cổ phiếu cho người mới
2. Lịch sử giá cổ phiếu STB từ năm 2012 - 2024:
Nguồn: TradingView
Theo biểu đồ ở trên ta thấy, cổ phiếu STB không có nhiều biến động trong khoảng thời gian từ 2012 - 2020.
Trong giai đoạn dịch bệnh, cổ phiếu STB đột nhiên tăng trưởng mạnh, biến động rất mạnh cho đến thời điểm hiện tại. Giá cổ phiếu STB cao nhất rơi vào ngày 11/02/2022 ở mức 35,300 VNĐ/cp (giá đóng cửa).
Giá cổ phiếu STB thấp nhất vào ngày 24/02/2009 ở mức 5,028 VNĐ/cp (giá đóng cửa).
Giá cổ phiếu STB kết thúc phiên giao dịch ngày 22/02/2024 ở mức 31,050 VNĐ/cp (giá đóng cửa).
3. Tiềm năng cổ phiếu STB 2024
Tính đến hết năm 2023, STB gần như đã xử lý xong khoản nợ xấu tồn động từ chu kỳ tín dụng trước (gần 7,000 tỷ đồng), đến nay, dư nợ khoản trái phiếu VAMC của STB chỉ còn 1,820 tỷ đồng. Dự kiến, STB sẽ hoàn thành việc xử lý nợ xấu trong khoảng nửa đầu năm 2024. Nợ xấu của STB đã tăng vọt lên mức 10,984 tỷ đồng, tăng 156% so với thời điểm đầu năm, nâng tỷ lệ nợ xấu từ 1% lên 2.2%
Bên cạnh đó, sau khi hoàn thành đề án tái cơ cấu, STB sẽ trình NHNN đế bán ra 32.5% vốn hiện có đang được VAMC quản lý, có khả năng đề án này sẽ được duyệt trong quý III/2024.
Về kết quả kinh doanh của năm 2023, tổng tín dụng của STB là 482,731 tỷ đồng, tăng 10.1% svck năm ngoái, được coi là khá thấp so với mặt bằng chung tín dụng, nguyên nhân có thể đến từ việc nợ xấu tăng cao khiến tín dụng bị kìm hãm tăng trưởng. Luỹ kế cả năm 2023, tổng lợi nhuận trước thuế mà STB đạt được là 9,595 tỷ đồng, vượt 1% so với kế hoạch đã đề ra. Trong năm 2024, nhiều công ty tài chính kỳ vọng tín dụng của STB sẽ phục hồi về mốc 14% - 15%.
Tiềm năng nào cho cổ phiếu STB trong năm 2024
Tỷ lên CAR (an toàn vốn) của cả năm 2023, STB đạt 9.45%, tỷ lệ LDR đạt khoảng 83%, tỷ lệ NIM đạt 3.88%. Nếu chỉ tính riêng từng quý, trong quý IV/2023, biên lãi thuần của STB đã phục hồi rất ấn tượng, với tỷ lệ NIM là 3.8%.
Với việc lãi suất huy động đã giảm đến mức chạm đáy và lãi suất cho vay cũng hạ nhiệt, trong nửa đầu năm 2024, NIM của STB có thể phục hồi về mức 4.2% - 4.3%.
Từ năm 2014 đến nay, STB đã không chia cổ tức, khi xử lý xong khoản nợ xấu VAMC thì có khả năng STB sẽ có nguồn vốn thặng dư để chia cổ tức trong năm 2024 này. Đây được cho là điểm tích cực của STB và cổ phiếu STB trong năm, tuy nhiên, dự báo tình hình kinh tế có thể gặp khó khăn, STB cũng như các ngân hàng bán lẻ khác sẽ suy giảm chất lượng tài sản và tỷ lệ nợ xấu gia tăng.
Theo dự phóng của DSC thì lợi nhuận trước thuế của STB năm 2024 sẽ rơi vào khoảng 14,287 tỷ đồng, tăng trưởng 49% so với cùng kỳ năm 2023. Giá mục tiêu trong năm 2024 của cổ phiếu STB sẽ tăng trưởng khoảng 20% so với mức giá ngày 20/02/2024, ở mức 36,800 VNĐ/cp. Khuyến nghị của DSC là nhà đầu tư nên kiên nhẫn giải ngân khi cổ phiếu STB điều chỉnh về vùng 27,000 - 28,000 VNĐ/cp do cổ phiếu đã tăng nóng.
III. Có nên đầu tư cổ phiếu STB năm 2024
Sau hơn 30 năm ngân hàng Sacombank hoạt động, đến nay giá cổ phiếu STB đạt mức 32.000 đồng/ cổ phiếu. Năm 2021 cũng chứng kiến sự biến động mạnh của giá cổ phiếu STB với biên độ giao động từ 16.000 đồng/ cổ phiếu đến 34.000 đồng/ cổ phiếu.
Năm 2022, tốc độ xử lý dư nợ tại VAMC nhanh hơn, giúp giảm bớt gánh nặng trích lập dự phòng trong 2 năm tới. STB có thể bán các khoản nợ liên quan đến Phong Phú trong năm 2023 và 32,5% cổ phần được thế chấp làm tài sản đảm bảo tại VAMC vào năm 2024 thì Ngân hàng sẽ không cần trích lập thêm chi phí dự phòng cho VAMC vào năm 2023.
Sacombank cũng có thể nhập 5.000 tỷ đồng chi phí dự phòng cho VAMC vào năm 2024, dự báo chi phí dự phòng giảm lần lượt là 31,8% YoY và 63,6% YoY trong giai đoạn 2023 và 2024.
Lợi nhuận sau thuế của Sacombank được dự báo có thể tăng gấp đôi YoY trong năm 2024 và dự báo tăng trưởng tín dụng khoảng 13% và dự báo chi phí dự phòng giảm 31,8% YoY, tỷ lệ nợ xấu được dự báo tăng 32 điểm với tỷ lệ xử lý nợ/khoản vay gộp là 0,5%.
Kết quả kinh doanh quý 4 và cả năm 2023 của STB. Đvt: Tỷ đồng (Nguồn VietstockFinance)
Như vậy, qua phân tích những chỉ số trên, nhà đầu tư có thể cân nhắc mua cổ phiếu STB của Sacombank với mức giá 31.450 đồng/ cổ phiếu ngày hôm nay.
IV. Cách mua cổ phiếu STB nhanh chóng, chính xác
Để mua cổ phiếu STB của ngân hàng Sacombank, bạn cần mở tài khoản giao dịch chứng khoán. Bạn có thể lệ hệ Quầy quản lý tài khoản tại sàn giao dịch hoặc mở tài khoản từ xa bằng cách download các biểu mẫu, điền đầy đủ thông tin cá nhân, gửi hồ sơ mở tài khoản về Sacombank - SBS kèm theo 1 bản sao CMND/CCCD (còn hạn sử dụng)
Bạn cũng có thể mở tài khoản tại hệ thống chi nhánh của ngân hàng Sacombank, khi đến phòng giao dịch sẽ được hướng dẫn cụ thể. Hồ sơ mở tài khoản bao gồm: Giấy đề nghị mở tài khoản cá nhân, hợp đồng mở tài khoản cá nhân trong nước và bản sao chứng minh nhân dân/căn cước công dân.
Như vậy, TOPI vừa chia sẻ cho các nhà đầu tư hiểu rõ hơn về tiềm năng của cổ phiếu STB và triển vọng của ngân hàng Sacombank, quyết định có nên đầu tư hay không, mua khối lượng cổ phiếu STB bao nhiêu, vào thời điểm nào thì buộc nhà đầu tư phải theo dõi thường xuyên biến động của cổ phiếu này. Các bạn hoàn toàn có thể truy cập ứng dụng TOPI để cập nhật biến động giá cả và tin tức xoay quanh cổ phiếu STB một cách nhanh nhất.
Hy vọng những thông tin được TOPI chia sẻ ở trên đây có thể giúp các bạn hiểu rõ về tiềm năng của cổ phiếu STB trong năm 2024 và quyết định có nên đầu tư không, nên mua với khối lượng bao nhiêu, thời điểm nào để có lợi nhuận cao nhất.
Xem thêm: Lãi suất Sacombank