20/04/2023

Cổ phiếu ngành hàng không nào nên đầu tư nhất 2023?

Có nên mua cổ phiếu hàng không? Cổ phiếu ngành hàng không nào tiềm năng, đáng đầu tư nhất? Cùng TOPI tìm hiểu 5 mã cổ phiếu hàng không đáng đầu tư nhất năm 2023.

icon-fb

Share

icon-copy

Copy link

Cổ phiếu nhóm ngành hàng không được kỳ vọng sẽ “cất cánh” khi nền kinh tế hồi phục. Vậy nên đầu tư vào mã cổ phiếu hàng không nào và cần lưu ý gì để việc đầu tư có hiệu quả?

I. Đặc điểm ngành hàng không tại Việt Nam

Khi chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao, nhu cầu tiết kiệm thời gian cũng như có được trải nghiệm tốt ngày càng được chú trọng. Ngành hàng không với đặc điểm là tốc độ cao, thời gian vận chuyển nhanh và an toàn hơn so với các phương tiện khác, vận tải hàng không đang cung cấp các dịch vụ tiêu chuẩn cao hơn hẳn so với các phương thức vận tải khác.

Thế nhưng nhóm ngành này cũng còn mặt hạn chế như cước vận tải và dịch vụ khá cao, không phù hợp với vận chuyển hàng hóa có khối lượng lớn hoặc giá trị thấp. Những hàng hóa thường vận chuyển bằng đường hàng không thường là những lô hàng nhỏ, có giá trị cao, cần giao ngay hoặc cần vận chuyển cự ly dài.

Đặc điểm ngành hàng không tại Việt Nam

Cổ phiếu hàng không được dự đoán tươi sáng trong năm nay

Bên cạnh đó, vận tải hàng không cũng đòi hỏi đầu tư lớn về công nghệ, cơ sở vật chất kỹ thuật và nhân lực phục vụ. Ngành hàng không đòi hỏi có cơ sở vật chất đặc thù như: 

Cảng hàng không: Là nơi đỗ, cất cánh, hạ cánh của máy bay, cung cấp các dịch vụ và điều kiện vật chất kỹ thuật liên quan đến vận chuyển hành khách và hàng hóa.

Máy bay: Tàu bay là công cụ chuyên chở, có nhiều loại (chuyên chở hàng, chuyên chở hành khách hoặc kết hợp cả hai).

Trang thiết bị bốc dỡ hàng hóa: Xe vận chuyển hàng hóa trong sân bay, xe bốc, xếp hàng…

II. Tiềm năng đầu tư cổ phiếu ngành hàng không hiện nay

Trải qua gần 70 năm kể từ khi ra đời (năm 1956), ngành hàng không Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ và có sự tham gia của nhiều hãng ngoài Vietnam Airlines như: Vietjet Air, Jetstar Pacific, Bamboo Airways và Vasco.

Kể từ sau đại dịch Covid-19, ngành hàng không được đánh giá là hồi phục mạnh mẽ. Theo thống kê của Cục Hàng không Việt Nam, trong 10 tháng đầu năm 2022, ngành đã vận chuyển 40 triệu lượt hành khách. Dự kiến trong năm 2023, khi nhiều nước mở cửa du lịch, các sản phẩm du lịch nội địa và quốc tế sẽ kéo theo sự thăng hoa, phục hồi mạnh mẽ của ngành hàng không..

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam công bố báo cáo tài chính quý IV/2022 với doanh thu thuần đạt 4.108 tỷ đồng, sau khi trừ đi tất cả các loại chi phí, ACV báo lãi 1.286 tỷ đồng, tăng gấp 4 lần so với quý IV/2021.

Tiềm năng đầu tư cổ phiếu ngành hàng không hiện nay

Nhiều hãng bay liên tiếp báo lãi

CTCP Dịch vụ Hàng không Taseco cũng báo doanh thu đạt 216 tỷ đồng, tăng gấp 8 lần so với cùng kỳ năm trước. Lãi gộp tăng 8,4 lần và đạt 118 tỷ đồng. 

Cũng trong quý 4 năm 2022, CTCP Dịch vụ Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất - SASCO công bố doanh thu thuần cao gấp 9 lần cùng kỳ, đạt 559 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế cao gấp 38 lần, đạt 105 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế gấp 32 lần, đạt 89 tỷ đồng.

III. Danh sách mã cổ phiếu hàng không

Tổng hợp danh sách mã cổ phiếu ngành hàng không đang niêm yết trên các sàn tại Việt Nam:

Tên công ty Mã cổ phiếu Sàn niêm yết
Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam ACV UPCOM
CTCP Dịch vụ Hàng không Sân bay Nội Bài NAS UPCOM
CTCP Suất ăn Hàng không Nội Bài NCS UPCOM
CTCP Dịch vụ Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất SAS UPCOM
CTCP Dịch vụ Hàng không Sân bay Đà Nẵng MAS HNX
CTCP Hàng không Vietjet VJC HSX
Tổng Công ty Hàng không Việt Nam HVN HSX
CTCP Phục vụ Mặt đất Sài Gòn SGN HSX
CTCP Dịch vụ Hàng hóa Nội Bài NCT HSX
CTCP Hàng không Tre Việt BAV OTC

Tìm hiểu thêm:  Danh sách mã chứng khoán theo ngành tại Việt Nam

IV. TOP 5 mã cổ phiếu hàng không đáng đầu tư nhất 2023

Tuy có nhiều biến động kinh tế trong suốt thời gian đại dịch, nhưng từ khoảng cuối năm 2022 và trong năm 2023, khi hầu hết người dân được tiêm vacxin, đại dịch được kiểm soát, nhiều nhà đầu tư kỳ vọng vào sự tăng trưởng của cổ phiếu hàng không do nhu cầu đi lại, du lịch đang rất lớn. TOPI tổng hợp lại 5 mã cổ phiếu hàng không tiềm năng đang được nhiều nhà đầu tư quan tâm.

Xem ngay:  Đầu tư cổ phiếu là gì? Kinh nghiệm đầu tư cổ phiếu cho người mới

1. HVN – Cổ phiếu Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines)

Vốn hóa: 27.679 tỷ đồng

P/E: -2,79

P/B: - 2,86

Hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines là hãng bay lâu đời nhất, được thành lập từ năm 1956. Được biết đến là thương hiệu quốc gia, uy tín cao và thị phần lớn.. Tuy nhiên, cổ phiếu HVN chỉ mới niêm yết từ 07/05/2019 với mức giá chào sàn là 40.600vnđ. Tất nhiên, tỷ lệ sở hữu của nhà nước lên đến hơn 86% với cổ phiếu này.

Mức doanh thu của HVN được xem là đầu ngành với hơn 80.000 – 100.000 tỷ đồng mỗi năm trước 2020. Tuy nhiên, trong thời gian dịch bệnh diễn ra, lợi nhuận của HVN chỉ từ 2000 – 3000 tỷ đồng/năm; cho thấy chi phí duy trì hoạt động khá cao.

Tuy nhiên, nhiều tín hiệu tích cực từ tình hình kinh doanh quý II và III năm 2022 với sự tăng trưởng doanh thu gấp 5-6 lần cùng kỳ (21.156 tỷ đồng quý 3 năm 2022). Trong 10 tháng đầu năm 2022, sản lượng vận chuyển toàn ngành hàng không tại Việt Nam lên đến hơn 40 triệu lượt khách. Tiềm năng cho HVN trong 2023 được dự báo là sẽ rất khả quan.

2. VJC – Mã chứng khoán công ty Cổ Phần Hàng Không Vietjet

Vốn hóa: 53.782 tỷ đồng

P/E: 24,86

P/B: 3,14

Vietjet là một trong số ít doanh nghiệp hàng không trẻ và đang có được thị phần tại Việt Nam. Vietjet ra đời từ năm 2007 nhưng phải đến cuối năm 2011 mới khai thác chuyến bay đầu tiên. Cổ phiếu VJC được niêm yết vào năm 2017 với mức giá chào sàn lên đến 90.000vnđ. Trong suốt thời gian niêm yết trên HSX, VJC luôn là cổ phiếu hàng không được săn đón với tiềm năng mô hình kinh doanh “vé giá rẻ” của mình và là cổ phiếu duy nhất của ngành lọt vào rổ VN30 - top 30 cổ phiếu tiềm năng, vốn hóa lớn.

VJC – Mã chứng khoán công ty Cổ Phần Hàng Không Vietjet

Vietjet luôn nằm trong nhóm tiềm năng với nhà đầu tư

Người sở hữu nhiều cổ phiếu nhất của VJC là bà Nguyễn Thị Phương Thảo với khối tài sản chỉ tính riêng các cổ phiếu là hơn 30.000 tỷ đồng (tính đến 06/11/2022). 

Kể từ khi niêm yết, doanh thu mỗi năm của Vietjet đều hơn 40.000 tỷ đồng; mức lợi nhuận sau thuế mỗi năm lên đến 4000-5000 tỷ đồng. Năm 2022 với việc mở cửa trở lại, doanh thu quý 2 và quý 3 gấp từ 4 đến 5 lần cùng kỳ năm 2021 và 2020. Từ đó có thể thấy kỳ vọng của nhà đầu tư cho VJC trong năm 2023 là rất lớn. 

3. Cổ phiếu ACV – Tổng công ty cụm cảng hàng không Việt Nam

Vốn hóa: 170,019  tỷ đồng

P/E: 24,09

P/B: 3,9

Tổng công ty cụm cảng hàng không Việt Nam với mã cổ phiếu ACV được thành lập năm 2012 và niêm yết năm 2016 trên UPCOM. Tỷ lệ sở hữu của nhà nước đối với ACV lên đến hơn 95%. Ngành nghề mà ACV kinh doanh là sân bay, xây dựng cảng hàng không, bảo dưỡng máy bay,…Với mức vốn hóa thị trường lên đến hơn 160.000 tỷ đồng (tính đến 06/11/2022), cổ phiếu ACV là doanh nghiệp hàng không có vốn hóa đầu ngành với VJC là hơn 54.000 tỷ đồng và HVN là hơn 23.600 tỷ đồng.

Cổ phiếu ACV – Tổng công ty cụm cảng hàng không Việt Nam

Nhiều cổ phiếu ngành hàng không có tốc độ tăng trưởng ấn tượng

Mức doanh thu mỗi năm từ 2017 đến 2109 đều trên 14.000 tỷ đồng; tỷ suất lợi nhuận đầu ngành hàng không với 25-30%. Tương tự các doanh nghiệp hàng không khác, ACV cũng sụt giảm doanh thu trong thời gian đại dịch Covid-19 nhưng vẫn giữ được mức lợi nhuận tốt từ 800 đến 1600 tỷ đồng để duy trì kinh doanh.

Một điều có thể thấy từ ACV là vốn chủ sở hữu lớn lên đến hơn 40.000 tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận cao qua các năm; từ đó, kỳ vọng nhà đầu tư với ACV là lớn từ đây đến cuối năm 2023. 

4. AST - Cổ phiếu công ty Cổ phần Dịch vụ Hàng không Taseco

Vốn hóa: 2,497 tỷ đồng

P/E: 107,12

P/B: 5,44

Đây là một trong 4 công ty lớn trong ngành hàng không có doanh thu hàng năm trên 1.100 tỷ đồng, thế nhưng trong thời gian diễn ra đại dịch Covid-19, doanh thu chỉ còn 359 tỷ trong năm 2021 và 154 tỷ trong cả năm 2022, thậm chí đứng trước nguy cơ hủy niêm yết.

Bước sang năm 2022, tình hình sáng sủa hơn, doanh thu cả năm đạt 603 tỷ đồng và dự kiến sẽ tăng trưởng tốt hơn trong năm 2023 khi nhu cầu đi lại của người dân tăng cao.

5. NCT - Mã chứng khoán CTCP Dịch vụ Hàng hóa Nội Bài

Vốn hóa: 2.313 tỷ đồng

P/E: 9,75

P/B: 4,09

Công ty cổ phần Dịch vụ Hàng hóa Nội Bài chủ yếu là vận chuyển các loại hàng hóa bằng đường hàng không nên ít lệ thuộc vào hoạt động du lịch ngay cả khi tình hình dịch diễn biến phức tạp.

Trước đó công ty có hoạt động vận chuyển hành khách, sau đó bắt đầu tập trung đẩy mạnh toàn bộ vấn đề xuất nhập khẩu hàng hóa bằng đường hàng không. Do không bị ảnh hưởng của đại dịch và hoạt động kinh doanh online diễn ra tấp nập nên dự báo về hoạt động kinh doanh rất tươi sáng.

V.  Có nên đầu tư cổ phiếu hàng không 2023 không?

Có nên đầu tư cổ phiếu hàng không 2023 không?

Ngành hàng không được kỳ vọng thế nào trong năm 2023?

Từ các yếu tố tăng trưởng trên,dự báo cổ phiếu hàng không năm 2023 là rất lớn. Cục Hàng không Việt Nam dự báo các sân bay Việt Nam có thể hoạt động với công suất 132% -142% so với thiết kế trong năm 2023-2024. Hiện tại, hầu hết các quốc gia trên thế giới đã gỡ bỏ hạn chế đi lại khiến du lịch sống động trở lại. 

Đây chính là yếu tố đem lại kỳ vọng cao cho ngành hàng không trong năm 2023 cho cả hàng không quốc tế và nội địa. 

Bên cạnh đó, lĩnh vực kinh doanh hàng miễn thuế, dịch vụ phòng thương gia, nhà hàng khách sạn tại sân bay cũng phát triển tốt do đời sống người dân đang ngày một cao.

Gần đây, Trung Quốc cũng bắt đầu mở cửa đón khách du lịch trở lại - đây là tín hiệu đáng mừng cho ngành hàng không. Khi đó, lượng khách quốc tế có thể trở về 84% thời điểm trước dịch trong giai đoạn giữa năm 2023. Có thể thấy tiềm năng cổ phiếu nhóm ngành hàng không năm 2023 là rất cao.

Truy cập ngay:  Hướng dẫn mua cổ phiếu đơn giản, an toàn cho người mới

VI. Những lưu ý khi đầu tư cổ phiếu ngành hàng không

Nhiều nhà đầu tư kỳ vọng vào cổ phiếu hàng không sẽ tăng trưởng ấn tượng trong năm 2023, tuy nhiên, muốn đầu tư hiệu quả, lợi nhuận cao, bạn cần lưu ý những điều sau:

Những lưu ý khi đầu tư cổ phiếu ngành hàng không

Đầu tư cổ phiếu hàng không cần lưu ý những gì?

Ngành hàng không chịu tác động từ một số ngành vì thế cổ phiếu hàng không cũng chịu ảnh từ ngành: Du lịch, xuất nhập khẩu,..

Bên cạnh đó, kinh tế vĩ mô như tình hình chính trị, dịch bệnh, chiến tranh… cũng ảnh hưởng đến các mã cổ phiếu ngành này.

Ngành hàng không thường hoạt động sôi nổi nhất vào mỗi dịp hè hoặc thời điểm cuối năm với nhu cầu đi lại cao. Tình hình kinh doanh trong suốt thời gian còn lại là “ổn”, có thể bù đắp chi phí hoạt động.

Việc mở rộng đường bay sang các quốc gia cần sự cho phép chính phủ nước sở tại và Phụ thuộc mối quan hệ các quốc gia. vì vậy cổ phiếu nhóm ngành này cũng chịu nhiều ảnh hưởng nếu xảy ra cấm vận hay kết nối ngoại giao giữa các nước.

Với sự hồi phục mạnh mẽ, ngành hàng không của Việt Nam được xếp hàng đầu thế giới và được đưa vào danh mục đầu tư của nhiều người. Thế nhưng, bối cảnh vĩ mô khá phức tạp kết hợp với với lạm phát và lãi suất tăng. Nhà đầu tư nên cân nhắc lựa chọn mã cổ phiếu tốt để có được mức lợi nhuận tối ưu cho danh mục. 

Hãy tải ứng dụng TOPI về điện thoại để thường xuyên cập nhật giá cổ phiếu cũng như các số liệu báo cáo tài chính, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp đang niêm yết trên sàn để có căn cứ đánh giá chuẩn.

Hy vọng qua những thông tin do TOPI chia sẻ, các bạn có thể nắm được những đặc điểm và tiềm năng của cổ phiếu hàng không cũng như chọn cho mình những mã cổ phiếu tốt để bổ sung cho danh mục đầu tư của mình.

Bài viết liên quan

logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Tầng 11, Tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội