Cổ phiếu bị hủy niêm yết có nhiều nguyên nhân, nhiều nhà đầu tư đang rất quan tâm liệu nhà đầu tư sở hữu số cổ phiếu bị hủy niêm yết có trắng tay hay không và phải làm gì để nhận diện cổ phiếu có nguy cơ bị hủy niêm yết để thoát hàng nhanh chóng.
1. Cổ phiếu bị hủy niêm yết là gì?
Gần đây có một vài cổ phiếu bị hủy niêm yết như FLC (FLC Group), THA (Công ty CP Ô Tô Trường Hải - Thaco), PME (CTCP Pymepharco)... khiến nhiều nhà đầu tư hoang mang lo lắng, sợ bị mất toàn bộ số cổ phiếu đó. Đến ngày hủy niêm yết, số cổ phiếu đó sẽ bị trừ luôn khỏi tài khoản chứng khoán, biến mất công còn dấu vết.
Cổ phiếu bị hủy niêm yết là những mã cổ phiếu không được xuất hiện và giao dịch trên sàn chứng khoán trước đó như HSX, HNX, cổ phiếu đó có thể chuyển xuống UPCOM để đảm bảo tính thanh khoản hoặc không thể.
Cổ phiếu bị hủy niêm yết sẽ không còn giao dịch qua sàn hoặc công ty chứng khoán
Nói cách khác, cổ phiếu bị hủy niêm yết là những cổ phiếu đã được chấp thuận niêm yết trên các sàn HNX, HoSE nhưng do công ty làm ăn thua lỗ, không đạt được tiêu chí niêm yết ban đầu khiến cổ phiếu bị hủy. Có hai hình thức là hủy niêm yết chủ động (do doanh nghiệp tự động đưa đơn hủy niêm yết) hoặc bị hủy bắt buộc.
Khi cổ phiếu bị hủy niêm yết, các quyền giao dịch chứng khoán sẽ không được thông qua sàn và các công ty môi giới chứng khoán nữa.
2. Tại sao cổ phiếu lại bị hủy niêm yết?
Có nhiều nguyên nhân khiến cổ phiếu bị hủy niêm yết. Nếu doanh nghiệp có cổ phiếu đang niêm yết trên sàn xuất hiện những dấu hiệu sau thì rất có khả năng cổ phiếu đó sắp bị hủy khỏi Sở giao dịch chứng khoán.
- Công ty không làm thủ tục niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán trong vòng 3 tháng kể từ ngày được chấp thuận niêm yết
- Cổ phiếu không đáp ứng được điều kiện niêm yết chứng khoán theo luật của Việt Nam
- Công ty phát hành cổ phiếu ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh từ 1 năm trở lên.
- Công ty phát hành chứng khoán kinh doanh thua lỗ 3 năm liên tiếp.
- Công ty bị thu hồi giấy phép hoạt động, đăng ký kinh doanh.
- Cổ phiếu không có bất kỳ giao dịch nào trên sàn trong 12 tháng.
- Công ty không còn tồn tại do hoạt động sáp nhập hoặc chia tách, hợp nhất với công ty khác.
- Công ty vi phạm chậm nộp báo cáo tài chính trong 3 năm liên tiếp
Cổ phiếu bị hủy niêm yết do nhiều nguyên nhân
- Công ty cung cấp thông tin sai lệch trong hồ sơ niêm yết, làm giả mạo hồ sơ niêm yết.
- Công ty vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ về công bố thông tin.
Để tránh rủi ro, nhà đầu tư không nên mua cổ phiếu của những doanh nghiệp đang làm ăn thua lỗ, không minh bạch thông tin, có dấu hiệu làm giá, hoặc đang trong diện kiểm soát...
3. Các hình thức hủy niêm yết chứng khoán
Theo Quy định của pháp luật về hủy niêm yết cổ phiếu (nghị định 155/2020/NĐ-CP, Nghị định 155): hủy niêm yết là việc chấm dứt giao dịch chứng khoán niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán.
Có hai hình thức hủy niêm yết chính là hủy tự nguyện và hủy bắt buộc.
Chứng khoán bị hủy niêm yết bắt buộc
Nếu không đáp ứng đủ quy định, quy tắc cho việc niêm yết chứng khoán đã nếu ở trên thì chứng khoán sẽ bị hủy niêm yết bắt buộc.
Ví dụ: Gần 710 triệu cổ phiếu FLC bị hủy niêm yết bắt buộc từ 20/2/2023 do đã vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin, Tập đoàn FLC không công bố báo cáo tài chính kiểm toán 2021, chưa chọn được đơn vị kiểm toán báo cáo tài chính năm 2022.
Ví dụ: Cổ phiếu của Thaco bị hủy niêm yết bắt buộc do không đáp ứng đúng tiêu chí niêm yết, tại thời điểm chốt danh sách cổ đông ngày 3/3/2021 do Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam thực hiện, THACO hiện có 2.172 cổ đông, trong đó cổ đông nhỏ lẻ sở hữu chưa tới 3% tổng số cổ phần biểu quyết của THACO, nghĩa là chưa đạt điều kiện 10% của Luật Chứng khoán 2019
Cổ phiếu có thể bị hủy niêm yết bắt buộc hoặc do doanh nghiệp tự nguyện
Doanh nghiệp tự nguyện làm đơn xin hủy niêm yết chứng khoán
Hủy niêm yết chứng khoán tự nguyện là hình thức tổ chức phát hành chứng khoán đưa ra đề nghị hủy bỏ niêm yết trên sàn chứng khoán. Để quyết định hủy, doanh nghiệp phải có trên 50% số phiếu biểu quyết của các cổ đông chấp thuận hủy bỏ niêm yết và không được đề nghị hủy bỏ niêm yết trong vòng 2 năm kể từ ngày niêm yết lần đầu tiên.
Cổ phiếu bị hủy niêm yết: Doanh nghiệp được và mất gì?
Khi cổ phiếu bị hủy bắt buộc, doanh nghiệp sẽ rơi vào tình cảnh khó khăn do giá cổ phiếu giảm không phanh, mấy thanh khoản dù vẫn được giao dịch trên hệ thống UPCOM.
Với lịch sử bị hủy niêm yết, doanh nghiệp sẽ khó tiếp cận với nguồn vốn đầu tư thông qua sàn giao dịch chứng khoán, không còn nhiều lựa chọn về mức chi phí huy động vốn, do đó phải chuyển sang hình thức vay ngân hàng và cần có tài sản thế chấp và phải trả lãi vay, thủ tục phức tạp.
Việc cổ phiếu bị hủy niêm yết cũng khiến doanh nghiệp mất uy tín với đối tác và đại chúng.
Khi cổ phiếu bị hủy niêm yết, không còn chịu sự quản lý, giám sát chặt chẽ của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nên sẽ mất đi tính minh bạch, lành mạnh về tài chính cũng như hoạt động đầu tư.
Do đó, doanh nghiệp sẽ có có cơ hội tăng giá trị tài sản thông qua việc nâng giá thị trường của cổ phiếu.
Cổ phiếu bị hủy niêm yết vừa có lợi, vừa có hại với doanh nghiệp
Thế nhưng việc hủy niêm yết cổ phiếu cũng đem lại một số lợi ích đối với doanh nghiệp phát hành, cụ thể như:
Doanh nghiệp không buộc phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về quản trị doanh nghiệp, trách nhiệm công bố thông tin rộng rãi, không chịu sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan quản lý, cổ đông, nhà đầu tư do đó giữ được bí mật lợi thế cạnh tranh trước các đối thủ.
Bảo mật tốt thông tin nội bộ và quyền kiểm soát của các cổ đông trong hoạt động quản lý doanh nghiệp, giảm nguy cơ bị thâu tóm bởi các cổ đông lớn từ bên ngoài.
Các doanh nghiệp không có nhu cầu hủy động thêm vốn hoặc có định hướng kinh doanh mới sẽ không mất các khoản chi phí niêm yết tốn kém.
Đối với một số doanh nghiệp, nếu tiếp tục niêm yết, giá trị giao dịch cổ phiếu có thể giảm xuống thấp hơn giá trị hợp lý do đó việc hủy niêm yết chủ động có thể giữ giá trị cổ phiếu và uy tín, hình ảnh của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp không mất nhiều thời gian để thực hiện triệu tập và tổ chức các cuộc họp đại hội đồng cổ đông, không phải trải qua các thủ tục rườm rà để thông qua các quyết định nội bộ.
4. Cổ phiếu bị hủy niêm yết sẽ ra sao?
Các công ty có cổ phiếu bị hủy niêm yết sẽ đăng ký giao dịch trên sàn UPCOM khi đảm bảo điều kiện công ty đó là công ty đại chúng và vẫn đáp ứng đủ điều kiện để đăng ký giao dịch cổ phiếu.
Cổ phiếu dù có được giao dịch trên sàn UPCOM hay không, có tính thanh khoản hay không thì vẫn có giá trị và vẫn thuộc sở hữu của nhà đầu tư. Nhà đầu tư có cơ hội thu lại giá trị này nếu có một bên mua lại để sáp nhập hoặc tái cơ cấu công ty.
Cổ phiếu bị hủy niêm yết có thể được chuyển sang sang UPCOM
Công ty có cổ phiếu bị hủy niêm yết hoặc chủ động hủy niêm yết trên sàn chỉ được đăng ký niêm yết lại sau khi giao dịch tối thiểu 2 năm trên hệ thống UPCOM và việc đăng ký niêm yết lại sẽ phải tuân theo quy định của pháp luật.
Mua cổ phiếu bị hủy niêm yết thì sao? Có nên mua không? Cổ phiếu bị hủy niêm yết thường có giá cực thấp, một số nhà đầu tư sẽ nhân cơ hội để mua vào số cổ phiếu này với mong muốn có cơ hội chuyển mình trong tương lai. Mặc dù cơ hội rất nhỏ nhưng không phải là không có.
5. Khi cổ phiếu bị hủy niêm yết thì nhà đầu tư phải làm gì?
Nếu cổ phiếu bạn mua bất ngờ bị hủy niêm yết thì phải làm thế nào? Để bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư khi công ty hủy niêm yết cổ phiếu sẽ phải mua lại số cổ phiếu này, nếu không, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ yêu cầu công ty chuyển cổ phiếu lên sàn giao dịch không chính thức hoặc thứ cấp (UPCOM). Lúc này, nhà đầu tư có thể tiếp tục bán cổ phiếu tại đây (hủy niêm yết chuyển sàn).
Đối với cổ phiếu hủy niêm yết chuyển sàn
Trường hợp này, giá cổ phiếu có thể sẽ tăng khi chuyển sang sàn mới. Đồng thời, số lượng cổ phiếu đang nắm giữ cũng không ảnh hưởng.
Nhà đầu tư mua cổ phiếu bị hủy niêm yết thì phải làm sao?
Đối với cổ phiếu bị hủy niêm yết do kinh doanh không tốt, vi phạm quy định
Trong trường hợp này, doanh nghiệp sẽ tự động được đăng ký giao dịch trên sàn UPCOM để duy trì thanh khoản, mặc dù lúc này thanh khoản sẽ rất yếu. Nhà đầu tư cần chú ý và liên tục cập nhật thông tin về cổ phiếu và doanh nghiệp, thận trọng khi phân tích những vấn đề có thể xảy ra, nếu thấy khả năng rủi ro cao, doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản thì nên bán đi nhanh chóng.
Đối với cổ phiếu hủy niêm yết không chuyển sàn
Đối với trường hợp này, cổ phiếu sẽ không được lên sàn chứng khoán nữa, dù là UPCOM, nhà đầu tư hãy sớm liên hệ với phòng cổ đông của công ty để được cấp lại sổ, xem lại chính sách thu mua cổ phiếu của doanh nghiệp hoặc thương lượng với người mua khác. Cổ phiếu bị hủy niêm yết, mất thanh khoản nhưng giá trị vẫn còn và có thể sẽ có nhà đầu tư lớn thu mua với mục đích thâu tóm hoặc tái cấu trúc doanh nghiệp.
Về lý thuyết, cổ phiếu bị hủy niêm yết dạng này vẫn có khả năng phục hồi nhưng theo những chuyên gia từ TOPI và các chuyên gia chứng khoán nhận định, trên thực tế là rất khó bởi vậy nếu là một nhà đầu tư chứng khoán, bạn cần liên tục cập nhật thông tin, luôn tìm hiểu nguồn thông tin nội bộ để có thể thoát hàng trước khi rơi vào tình cảnh nắm giữ nhiều cổ phiếu bị hủy nhé.