Facebook Topi

25/01/2022

Chuyến phiêu lưu dữ dội của kiều nữ tâm lý Tokyo liều lĩnh

Cuộc thi “THÀNH CÔNG & THẤT BẠI 2020 - CHIẾN LƯỢC ĐẦU TƯ 2021” nhằm giúp mọi người lan tỏa câu chuyện của bản thân, trong suốt hành trình đầu tư vào các tài sản năm 2020, những thành công hoặc kể cả thất bại hoặc chưa đạt được, từ đó nhận định và xây dựng chiến lược năm 2021 để làm động lực, nền tảng vững chắc cho quá trình phát triển trong tương lai.

icon-fb
icon-x
icon-pinterest
icon-copy

Các nội dung chính

Em xin chào các anh, chị, em xuất thân từ ngành Tâm lý học nên cho đến tháng 5 năm 2020, em hoàn toàn không biết chút gì về đầu tư hay chứng khoán.
Ngày 31/5/2020, em nhờ bạn mua 4 quyển sách đầu tiên: Nghệ thuật đầu tư Dhandho, Người đàn ông đánh bại mọi thị trường, Lột xác để trở thành nhà đầu tư giá trị và Ngày đòi nợ. 
Ngày 1/6/2020 em mở tài khoản chứng khoán tại Việt Nam.
Trong tuần đầu tiên, em đã đọc hết 4 quyển đó và mua cổ phiếu đầu tiên là BMP vì lúc đó em đọc được thông tin dầu là nguyên liệu đầu vào của ngành nhựa, mà dầu đang ở đáy lịch sử nên lợi nhuận của các công ty sản xuất nhựa chắc chắn sẽ phải tăng đột biến, và em lãi 20% đầu tiên.
Quá đắc ý, em gia tăng khối lượng giao dịch, nhưng em lúc đó chưa hề đọc sách nào về phân tích căn bản, em chọn DXG, và hái quả đắng (đu đỉnh 11, bán đáy 9, bây giờ cổ phiếu giá 18), đủ combo đau, tiếc, yêu nhầm cách luôn ạ. Bài học lúc đó của em, là em quyết tâm học phân tích kỹ thuật để lựa điểm vào tốt hơn. Sau đó em đã đọc thêm các sách sau trong vòng 4 tháng
1. 24 Essential Lessons for Investment Success của William J. O Niel
2. Beyond Candlestick của Steve Nison
3. Trend Following của Michael W. Covel
4. How to make money in stock (Matthew Galgani, William J.O Niel)
5. Trade like an O Niel Disciple (Gil Morales & Dr. Chris Kacher)
6. How to Day Trade for a Living (Andrew Aziz)
7. Warren Buffet and the Interpretation of Financial Statements (Mary Buffet & David Clark)
8. Encyclopedia of Chart  Pattern (Thomas N. Bulkowski)

Và tậu về các kỹ năng: Đọc báo cáo tài chính, hiểu các chỉ số tài chính của doanh nghiệp, đọc chart, đánh giá dòng tiền. Em đã làm liều, rút tiền tiết kiệm với lãi suất 8% từ năm 2019 (lẽ ra gửi đến tháng 11 năm 2021) và kết quả hiện nay em kiếm được 80% trong vòng 9 tháng đầu tư tại thị trường Việt Nam.
Ngày 1/10/2020 em mở tài khoản chứng khoán Mỹ và Nhật. Áp dụng kiến thức học được, em đã chọn được không chỉ 1 lần, mà là khá nhiều lần các cổ phiếu tăng giá nóng từ 20% 1 tháng, đến 20%-50% 1 ngày cũng có ạ. 

Một số kinh nghiệm về thất bại của em trên hành trình này là:
1. Cần phải kết hợp cả phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật, nếu không sẽ mua sai thời điểm, em đã phạm sai lầm với DXG, lỗ 10% tài khoản vì em mua ở giá 11k, sau đó em lại cắt lỗ ở 9k, nhưng từ sau đó đến giờ nó đã lên 18k. Em đã phân tích đúng FA nhưng do chưa có kiến thức TA nên đã mua và bán sai thời điểm. 
2. Lãi càng cao, rủi ro càng cao. Em đã từng cầm những cổ phiếu Mỹ tăng 30% -50% chỉ trong 1,2 ngày, sau đó lại điều chỉnh giảm 15-50% sau đó như MGNI, VLDR, LAZR, FUDO.. nhưng do đọc được chart nên em mua được ở base theo kiến thức phân tích kỹ thuật nên không bao giờ bị lỗ quá 5%. Nhưng sẽ cực kỳ nguy hiểm nếu anh, chị không biết điểm mua vào và đu đỉnh bán đáy như em khi giữ DXG ở sàn Việt Nam. 
3. Phải giữ một cái đầu lạnh trong mọi tình huống. Cho dù tài khoản em có lãi, hay lỗ em vẫn phải suy nghĩ chiến thuật hành động tiếp theo. Nếu như tập trung chỉ trích bản thân vì bị lỗ, thì em bỏ qua rất nhiều cơ hội khác. Mỗi ngày trước khi sàn mở cửa em đều có kế hoạch sẽ giao dịch những cổ phiếu nào trong ngày, em tự mở chart và tự phân tích cổ phiếu sau khi lọc ra theo các chỉ số FA. Em thường dự bị từ 2-3 cổ phiếu để trade mỗi ngày. Khi bị lỗ, cần phải quyết đoán cắt lỗ như kế hoạch và chuyển ngay sang cổ phiếu dự bị phù hợp. Em không giao dịch khi thị trường mở cửa vì dễ bị ảnh hưởng bởi độ biến động của cổ phiếu, các cổ phiếu em chụp hình bên dưới khi tăng đều là tăng từ trước khi thị trường mở cửa, và tăng hẳn 10%+, nguy cơ đu đỉnh rất cao nếu mua đuổi theo cp. Em thường mua trước khi CP tăng điểm, khi CP đang bị đạp ở giá đỏ xuống base.
4. Rủi ro không phải để sợ hãi, mà là thứ để quản trị. Trước khi mua bất kỳ cp nào em đều đánh giá mức độ rủi ro của cp đó dựa trên market cap, tình hình tài chính (FA) của công ty đó, và độ volatile của cổ phiếu (trên chart). Cần phải kiên nhẫn, khi phát hiện cổ phiếu tiềm năng thì phải kiên nhẫn đợi đến khi giá của nó di chuyển phù hợp đến điểm mua vào theo TA là tạo nền, chính ta phải phân tích được CP nào là CP mạnh, và CP nào là CP yếu, nhìn chart phải đọc được là dòng tiền đang đi vào, hay đi ra khỏi CP, thì ta mới có thể nhìn thấy được CP nào thực sự là kim cương khi thị trường đổ máu (giảm điểm mạnh). Em thường mua cổ phiếu ở giá đỏ vì chiến thuật của em là mua ở đáy base. Em là trader nên thời gian lưu trữ cổ phiếu và điểm mua vào, điểm bán ra đều là những yếu tố em cân nhắc kỹ. 
Thành công của em cho đến hiện tại là phần lãi 80% ở thị trường Việt Nam trong 9 tháng, tìm được những CP tốt và mua đúng ngay trước thời điểm được chuyên gia khuyến nghị ở thị trường Mỹ nên hưởng được lãi 2 con số chỉ trong vài ngày- 1 tuần, 80% số cp em đoán tăng giá đều diễn ra đúng như vậy, và chốt lời đúng hạn. 
Thất bại của em là mua đỉnh bán đáy với DXG do thiếu kỹ năng phân tích kỹ thuật, và 1 lần bên tài khoản Mỹ cũng lỗ tương tự, penny em mua giá 1.5$, nó tăng lên 2.9$ nhưng vì tham nên đã không chốt lời (50% tăng trong 1 ngày, quá nóng), sau đó nó bị điều chỉnh xuống thấp hơn giá em mua vào, em chốt lỗ ở 1.2$. Cho đến bây giờ là sau 1 tháng thì giá của nó đang là 5$, đây là công ty start-up có FA chưa vững nên tính volatile rất cao, em đã quên tính điều đó và lựa điểm mua vào không tuân thủ theo phân tích TA của William J. O Niel)
Em hiện đang đầu tư chủ yếu ở thị trường Việt Nam, Mỹ và Nhật. Chiến thuật hiện tại năm 2021 của em là trade chốt lời ngắn hạn, vì thị trường hiện đang đi gần tới đỉnh, cp đều đã tăng giá cao và rủi ro nhiều hơn giai đoạn tháng 6/2020. Em nghĩ năm 2021 vừa có cơ hội thị trường vượt đỉnh cũ và vươn lên tầm cao mới, vừa có nguy cơ về lạm phát, tình hình covid mất kiểm soát và nguy cơ đảo chiều luôn hiện hữu, vì vậy các anh, chị nên cập nhật kiến thức phân tích kỹ thuật và nên có những chiến thuật cẩn thận hơn để bảo toàn vốn, em giao dịch ngắn hạn hơn và luôn quan sát thị trường mỗi ngày vì em quyết định chọn con đường làm trader ạ. Em xin đính kèm hiệu quả đầu tư  minh hoạt các tháng qua của em ở thị trường Việt Nam, Mỹ và Nhật, khẩu vị rủi ro của em là cao ạ.
Em đang học CFA và học quản lý tài sản cá nhân vì em biết muốn trụ được trong ngành thì kiến thức là quan trọng nhất. Em cảm thấy 9 tháng vừa qua cuộc đời em biến động quá nhanh và quá mạnh, em chưa từng kiếm được vài ngàn USD 1 đêm như thế này bao giờ, và cũng chưa bao giờ lỗ cũng vài ngàn USD nhưng lại vui như bây giờ. Em đã học được kỹ năng kiểm soát bản thân, quản trị rủi ro, đánh giá cổ phiếu và tư dư vượt qua sợ hãi và tham lam.
Cám ơn anh chị đã đọc đến đây, em viết hơi lủng củng anh chị thông cảm ạ.

Tác giả: Lê Ngọc Thanh Thủy

Nguồn: Sưu tầm

https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/YxrKlDuu2uOQNtm78GeLH3jn2QYW8p7ZqWpWb3lN.jpg?w=500&h=386&v=2022https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/yb1eTdsQWerFdzUQPOGqlSs1cz5mJ8M7eu95jxJz.jpg?w=500&h=386&v=2022https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/VvUsgRKPmOmXWi1dQ1ti9RrFRj2PQ28Nxfu0e5fv.jpg?w=500&h=386&v=2022

Bài viết liên quan

logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Tầng 11, Tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Quét mã QR để tải ứng dụng TOPI

icon-messenger