Facebook Topi

04/07/2023

Chứng chỉ tiền gửi là gì? Các loại chứng chỉ tiền gửi phổ biến

Chứng chỉ tiền gửi tiếng Anh Certificate of Deposit, là một loại giấy tờ ghi nợ do ngân hàng phát hành, nhằm mục đích gọi vốn dài hạn, tương tự như sổ tiết kiệm. Chứng chỉ tiền gửi là giấy tờ có giá trị tương tự sổ tiết kiệm.

icon-fb
icon-x
icon-pinterest
icon-copy

Ngân hàng phát hành chứng chỉ tiền gửi để huy động được vốn mà không cần qua nhiều thủ tục lằng nhằng, người mua CCTG cũng không phải chịu thuế TNCN, ngân hàng cũng đạt được hệ số an toàn vốn. Có nhiều loại chứng chỉ tiền gửi khác nhau và cá nhân, tổ chức muốn mua chứng chỉ tiền gửi phải đáp ứng các quy định theo pháp luật.

I. Chứng chỉ tiền gửi là gì?

Chứng chỉ tiền gửi (Certificate of Deposit) là một loại giấy tờ do ngân hàng phát hành, có giá tương tự như sổ tiết kiệm, dùng để chứng nhận quyền sở hữu của tổ chức, cá nhân đối với một khoản tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng.

Theo Điều 5 Thông tư 01/2021/TT-NHNN quy định: Chứng chỉ tiền gửi là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ của một tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành đối với người mua trong thời hạn nhất định, có điều kiện trả lãi và các điều kiện khác.

Hiểu một cách đơn giản, đây là loại văn bản được ngân hàng cấp cho người gửi tiền vào. Ở một số nước như Anh, Mỹ thì loại giấy tờ này được xem là một loại trái phiếu, có thể trao đổi, chuyển nhượng, mua bán.

Đến năm 2022, có khá nhiều ngân hàng đang phát hành chứng chỉ tiền gửi như: Techcombank, SCB, Bản Việt, Sacombank…

Khái niệm về chứng chỉ tiền gửi

Chứng chỉ tiền gửi có một số điểm giống và khác sổ tiết kiệm

II. Nội dung ghi trên chứng chỉ tiền gửi

Theo Thông tư 01/2021/TT-NHNN, tại khoản 3 Điều 11, nội dung ghi trên chứng chỉ tiền gửi bao gồm:

- Tên tổ chức phát hành

- Tên gọi chứng chỉ tiền gửi

- Ký hiệu, số sê-ri phát hành

- Chữ ký của người đại diện cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng phát hành và các chữ ký khác do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định;

- Mệnh giá tiền gửi, thời hạn gửi (24 tháng, 36 tháng…), ngày phát hành, ngày đáo hạn (ngày đến hạn thanh toán)

- Lãi suất và phương thức trả lãi, thời điểm và địa điểm thanh toán gốc và lãi;

- Họ tên, số Chứng minh nhân dân / Căn cước công dân / Hộ chiếu còn thời hạn hiệu lực, địa chỉ của cá nhân / tổ chức mua, chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty mua.

- Đối với kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi do công ty tài chính hoặc công ty cho thuê tài chính phát hành, phải ghi rõ người sở hữu chỉ được chuyển quyền sở hữu cho một tổ chức.

Các nội dung khác của chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu do tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài quyết định.

Nội dung của chứng chỉ tiền gửi

Tùy theo loại chứng chỉ tiền gửi sẽ có một số nội dung khác nhau

III. Mục đích phát hành

Mục đích chính phát hành chứng chỉ tiền gửi là việc ngân hàng muốn huy động vốn từ người mua (bao gồm cả cá nhân và tổ chức) trong dài hạn. Trong bối cảnh thị trường tài chính nhiều biến động như hiện nay thì đa phần nhà đầu tư chọn các kỳ hạn ngắn để dễ dàng chuyển đổi phương thức đầu tư. Các ngân hàng sẽ đưa ra lãi suất cao để khuyến khích mua chứng chỉ tiền gửi thay vì gửi sổ tiết kiệm.

Thuế TNCN và thủ tục cũng là một trong những mục đích để phát hành chứng chỉ tiền gửi. Theo quy định hiện hành, các ngân hàng sẽ tự chủ động trong việc phát hành CCTG, người mua CCTG sẽ không phải nộp thuế. Trong khi nếu phát hành trái phiếu thì thủ tục duyệt hồ sơ cũng rắc rồi, và người mua vẫn phải chịu thuế TNCN.

Một lý do nữa là do mục tiêu tuân thủ Basel II của ngành ngân hàng, trong việc quản lý kiểm soát rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường. Nếu theo khung chuẩn mới thì hệ số an toàn vốn (CAR) sẽ thấp hơn mức hiện tại rất nhiều. Vì vậy, việc tăng vốn là biện pháp duy nhất để đạt được hệ số CAR chuẩn mới (do CCTG được tính vào vốn cấp II của ngân hàng).

IV. Các loại chứng chỉ tiền gửi phổ biến

Hiện nay, có 3 loại chứng chỉ tiền gửi phổ biến là:

1. Chứng chỉ tiền gửi vô danh

Là giấy tờ có giá, được phát hành theo hình thức chứng chỉ và không ghi tên người sở hữu. Chứng chỉ tiền gửi vô danh sẽ thuộc quyền sở hữu của người nắm giữ chứng chỉ tiền gửi.

2. Chứng chỉ tiền gửi ghi danh

Là loại giấy tờ có giá phát hành theo hình thức chứng chỉ hoặc ghi sổ, nội dung có ghi tên người sở hữu.

3. Chứng chỉ tiền gửi ghi sổ

Đây là loại chứng chỉ tiền gửi được bán theo mệnh giá và trả lãi vào ngày đáo hạn. Người mua không thể chuyển nhượng, cầm cố.

Các loại chứng chỉ tiền gửi phổ biến trên thị trường

Có thể chia ra 3 loại chứng chỉ tiền gửi phổ biến

V. Ưu và nhược điểm của chứng chỉ tiền gửi

Ưu điểm:

- Sản phẩm đầu tư ít rủi ro, khá an toàn, được bảo đảm bởi các tổ chức tài chính uy tín;

- Tiền lãi cao hơn gửi tiết kiệm;

- Tiền gốc và lãi đảm bảo cho đến ngày đáo hạn;

- Dễ dàng chuyển nhượng, mua, bán, tặng cho người khác. Ngân hàng sẽ là bên trung gian xác nhận quyền chuyển nhượng sở hữu và hỗ trợ làm thủ tục cho, tặng.

Nhược điểm:

- Người mua không được tất toán trước kỳ hạn;

- Tính thanh khoản thấp;

- Thời gian đầu tư càng lâu thì lãi suất càng thấp.

VI. Phân biệt chứng chỉ tiền gửi với số tiết kiệm

1. Chứng chỉ tiền gửi

Thông thường có lãi suất cao hơn, ổn định hơn (có thể lên đến 9, 10%/năm), tuy nhiên kỳ hạn dài hơn (tuỳ theo ngân hàng và từng đợt phát hành có thể từ 6 tháng - 84 tháng).

Tính thanh khoản kém hơn: Khách hàng mua chứng chỉ tiền gửi không được rút trước hạn (ít nhất khách hàng phải chờ hết nửa kỳ hạn trở đi). Chứng chỉ tiền gửi có thể bán, chuyển nhượng hoặc cầm cố.

Số tiền đầu tư ban đầu vào chứng chỉ tiền gửi thường khá lớn, có thể từ 100 triệu trở lên và là bội số của 100 triệu.

2. Tiền gửi tiết kiệm

Lãi suất thấp hơn chứng chỉ tiền gửi, tuy nhiên, khách hàng có thể chọn gửi theo các kỳ hạn linh hoạt như: 1 tháng, 2 tháng, 12 tháng, 24 tháng… 

Hình thức gửi này có tính thanh khoản cao bởi khách hàng có thể rút tiền trước kỳ hạn (phải chịu lãi suất rất thấp).

Sổ tiết kiệm thì không thể chuyển nhượng mà chỉ có thể cầm cố tại chính ngân hàng phát hành để vay lại khoản tiền mình đã gửi. Số tiền tối thiểu để gửi tiết kiệm khá linh hoạt, chỉ từ 1 triệu.

VII. Quy định về chứng chỉ tiền gửi

1. Quy định về phát hành chứng chỉ tiền gửi

Điều kiện để các tổ chức, cá nhân được mua chứng chỉ tiền gửi của ngân hàng là:

- Phải là người có quốc tịch Việt Nam hoặc cư dân nước ngoài đang sinh sống và làm việc hợp pháp tại Việt Nam

- Đủ 18 tuổi trở lên

- Có đủ giấy tờ hợp pháp chứng minh nhân thân

- Đã phát sinh giao dịch tại ngân hàng mua chứng chỉ tiền gửi.

Ngoài các điều kiện trên, các ngân hàng có thể đặt ra các yêu cầu khác như: Không được thanh toán trước hạn, không thực hiện tái ký gửi…

Những quy định về chứng chỉ tiền gửi

Hãy nghiên cứu kỹ quy định của từng loại chứng chỉ tiền gửi

2. Ai được phát hành chứng chỉ tiền gửi?

Ngân hàng thương mại (NHTM), ngân hàng hợp tác xã, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính và các công ty cho thuê tài chính là những đơn vị được phép phát hành chứng chỉ tiền gửi. Mọi thông tin chi tiết tham khảo Điều 3 Thông tư 01/2021/TT-NHNN.

3. Đối tượng được mua chứng chỉ tiền gửi

Theo Điều 4 Thông tư 01/2021/TT-NHNN sửa đổi bổ sung tại Thông tư 12/2021/TT-NHNN có quy định đối tượng được mua chứng chỉ tiền gửi:

Đối tượng mua giấy tờ có giá gồm các tổ chức, cá nhân Việt Nam và các cá nhân, tổ chức nước ngoài trừ các trường hợp quy định tại mục 2, 3, 4 dưới đây, lưu ý, các tổ chức sẽ gồm cả tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài. 

Đối tượng mua giấy tờ có giá do công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính phát hành là tổ chức Việt Nam và cả tổ chức nước ngoài;

Đối tượng mua trái phiếu phù hợp với Luật Chứng khoán, tuân theo các quy định và văn bản hướng dẫn của Luật Chứng khoán và các luật khác liên quan;

Các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được mua các loại giấy tờ có giá trong thời hạn dưới 12 tháng (01 năm).

Như vậy, để đầu tư vào chứng chỉ tiền gửi, bạn cần phải nghiên cứu kỹ quy định của ngân hàng và các loại chứng chỉ đang phát hành, loại nào phù hợp để đầu tư dài hạn, loại nào phù hợp cho ngắn hạn. Hy vọng với những kiến thức được TOPI chia sẻ, bạn có thể tự xác định hình thức đầu tư tốt nhất cho mình. Đừng quên truy cập TOPI mỗi ngày để biết thêm các kiến thức đầu tư tài chính hữu ích nhé.

https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/yb1eTdsQWerFdzUQPOGqlSs1cz5mJ8M7eu95jxJz.jpg?w=500&h=386&v=2022https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/OR1Ol8SM6qbwCOqQ7r0rUqOMd1okayi8MIFWxOEF.jpg?w=500&h=386&v=2022

Bài viết liên quan

logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Tầng 11, Tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Quét mã QR để tải ứng dụng TOPI