ATR là một chỉ báo kỹ thuật vô cùng hữu ích trong thị trường chứng khoán, ngoại hối cũng như crypto để xác định mức giá của một khoản đầu tư đã thay đổi trong một khoảng thời gian xác định như thế nào. Vậy cách tính ATR như thế nào, sử dụng ra làm sao, mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây.
I. ATR là gì?
Chỉ báo ATR hay khoảng dao động thực tế trung bình, là viết tắt của Average true range, sử dụng để đo lường biến động giá tài sản trong một khung thời gian có giới hạn.
ATR được sử dụng để đo lường mức độ biến động của giá cảm biến trong một khoảng thời gian cụ thể. Điều này có thể giúp các nhà giao dịch và nhà đầu tư đánh giá mức độ rủi ro và xác định các điểm vào/ra thị trường.
ATR có thể dự báo được hướng giá di chuyển được bao xa trong tương lai, cho nên, rất nhiều nhà giao dịch tin tưởng chỉ báo này và ra quyết định đặt điểm chốt lời và cắt lỗ.
Tìm hiểu về chỉ báo ATR trong hoạt động đầu tư
Khi kết hợp với các chỉ báo và công cụ khác thì ATR hỗ trợ nhà giao dịch tìm ra được điểm vào lệnh, thoát lệnh hoặc quyết định có nên mua tài sản đó hay không.
Người phát triển chỉ báo ATR là ông Welles Wilder cha đẻ của một loạt chỉ bảo quen thuộc như RSI, ADX, Parabolic SAR. Đầu những năm 1980, thị trường chứng khoán có nhiều biến động, ông đã nghiên cứu và tạo ra ATR để có thể đo lường được những biến động này.
Lần đầu chỉ báo ATR được ông giới thiệu trong cuốn sách “New concepts in technical trading systems” (Những ý tưởng mới trong hệ thống kỹ thuật giao dịch), sử dụng chủ yếu cho hàng hoá nhưng sau đó đã dùng cho cả cổ phiếu, chỉ số và giao dịch tại thị trường Forex và tiền điện tử.
II. Ý nghĩa của chỉ báo ATR
Nhờ vào đường biến động trung bình của chỉ báo mà nhà giao dịch và nhà đầu tư có thể:
Cài đặt tuỳ ý điểm stop loss và take profit: Nếu gặp xu hướng có lợi thì nhà giao dịch có thể xác định được các điểm chốt lời và cắt lỗ phù hợp với khẩu vị của bản thân. Khi kết hợp với lệnh xu hướng Trailing stop, người giao dịch có thể thuận xu hướng gồng lãi một cách tối ưu.
Xác định được các điểm đảo chiều: Nhờ chỉ báo ATR, nhà giao dịch có thể tìm thấy những vùng áp lực mua và áp lực bán cao, tại đó đảo chiều xác suất cao sẽ xảy ra. Khi giá trị ATR cao có nghĩa là thị trường đang biến động rất mạnh, khả năng giá sẽ không duy trì được lâu và sắp đảo chiều.
ATR vượt qua 70% ngưỡng trung bình thì tín hiệu đảo chiều càng mạnh mẽ.
Ý nghĩa của chỉ số ATR trong quá trình đầu tư mà nhiều người quan tâm
III. Đặc điểm của chỉ báo ATR
Giá trị của chỉ báo ATR càng cao thì xác suất thay đổi xu hướng càng cao. Thị trường càng biến động thì giá trị ATR có xu hướng tăng càng mạnh. Việc giảm giá hoặc tăng giá mạnh mẽ khiến giá trị ATR lớn, những giá trị này thường không duy trì được lâu.
Giá trị của chỉ báo ATR càng thấp thì chuyển động của xu hướng càng yếu. Thị trường ít biến động thì ATR giảm giá trị. Nếu giá trị ATR duy trì ở mức thấp trong một thời gian, dẫn tới khả năng giá sắp đảo ngược hoặc tiếp tục di chuyển hình thành một khu vực hợp nhất.
Chỉ báo không cung cấp tín hiệu về xu hướng giá mà chỉ đơn giản là mức độ thay đổi của giá mà thôi.
Đặc điểm cơ bản của ATR
IV. Lợi ích và hạn chế của chỉ báo ATR
Ưu điểm:
Chỉ cần dữ liệu lịch sử về giá là tính ra được giá trị ATR.
ATR cũng tính đến cả các khoảng trống trong chuyển động của giá.
Trên một vài nền tảng giao dịch, chỉ số ATR có thể được sử dụng ở bất kỳ khung thời gian nào, rất phù hợp với phong cách giao dịch theo ngày, với khung thời gian nhỏ như M15 - khung 15 phút chẳng hạn, tìm điểm vào lệnh, thoát lệnh dễ dàng hơn.
Như đã biết, ATR giúp người chơi tìm ra được những điểm thoát lệnh, vào lệnh, báo hiệu những thay đổi về độ biến động. ATR thích ứng được với những biến động giá mạnh hoặc các khu vực hợp nhất, có thể kích hoạt biến động giá bất thường theo cả hai hướng (lên và xuống). Sử dụng bội số ATR, chẳng hạn như 1.5 x ATR để nắm bắt được những biến động giá bất thường này.
ATR cũng có thể cung cấp cho nhà giao dịch dấu hiệu về quy mô giao dịch sẽ sử dụng trong thị trường phái sinh. Có thể sử dụng phương pháp ATR để xác định khối lượng vào lệnh (position size) dựa trên mức độ sẵn sàng chấp nhận rủi ro của nhà đầu tư cá nhân cùng với sự biến động của thị trường cơ bản.
Nhược điểm:
Chỉ báo ATR cũng chỉ là tương đối, không thể chắc chắn rằng một xu hướng đảo chiều sắp xảy ra.
Chỉ báo ATR không chỉ ra hướng giá, chủ yếu là xác định sự biến động do các khoảng trống giá gây ra và giới hạn các chuyển động lên hoặc xuống. Vì vậy, đôi khi có thể dẫn đến các tín hiệu lẫn lộn, đặc biệt khi thị trường đang trải qua các điểm xoay (pivot) hoặc khi các xu hướng đang ở điểm ngoặt (turning point). Chẳng hạn, sự gia tăng đột ngột của ATR sau một chuyển động lớn đi ngược lại xu hướng phổ biến có thể khiến một số nhà giao dịch nghĩ rằng ATR đang xác nhận xu hướng cũ, nhưng hoàn toàn không phải vậy.
V. Công thức tính ATR nhanh chóng
Để tính giá trị ATR ta sẽ thực hiện trình tự theo 03 bước sau:
Bước 1: Tính khoảng dao động thực tế (true range) bằng cách sử dụng hàm Max trả về giá trị lớn nhất của vùng dữ liệu gồm chênh lệch giữa giá cao nhất và giá thấp nhất tại thời điểm đó, giá trị tuyệt đối của chênh lệch giữa giá cao nhất và giá đóng cửa trước đó và giá trị tuyệt đối của chênh lệch giữa giá thấp nhất và giá đóng cửa trước đó.
TR = Max [(H - L), ABS (H - CP), ABS (L - CP)]
Trong đó:
H là giá cao nhất;
L là giá thấp nhất;
CP là giá đóng cửa.
Bước 2: tính ATR đầu tiên, lưu ý đầu tiên là ta mặc định chu kỳ hoạt động của chỉ báo ATR là 14 phiên (có thể theo ngày, hàng tuần hàng tháng tuỳ thuộc).
TRi sẽ là giá trị lớn nhất trong khoảng dao động thực tế.
Bước 3: sau khi tính được ATR đầu tiên, ta sẽ suy ra được ATR:
Trên thực tế, nhà đầu tư không cần thiết phải tính bằng tay công thức ATR, mà trên các nền tảng giao dịch đã tích hợp sẵn kết quả của ATR, chỉ cần cài đặt vào là sử dụng được.
Cách tính ATR nhanh chóng, chính xác cho mọi nhà đầu tư
VI. Cách sử dụng chỉ báo ATR trong đầu tư
Để có thể phát huy tối đa hiệu quả của chỉ báo ATR thì nhà giao dịch cần nắm vững cách sử dụng của nó.
1. Nếu muốn dùng chỉ bảo ATR để đặt điểm cắt lỗ Stop loss:
Thường thì chúng ta hay đặt điểm cắt lỗ bên dưới đáy hỗ trợ gần nhất với lệnh BUY và bên trên đỉnh kháng cự gần nhất với lệnh Sell. Nhưng cách này dễ bị quét, cho nên, khi thị trường biến động mạnh tức là giá trị ATR cao thì nhà đầu tư nên đặt cắt lỗ xa hơn. Còn nếu thị trường biến động nhỏ, giá trị ATR thấp thì đặt điểm cắt lỗ gần lại.
Để bắt đầu, bạn có thể quyết định một nhân tỷ lệ ATR để xác định độ lớn của điểm cắt lỗ. Ví dụ, nếu bạn quyết định sử dụng 1.5 lần giá trị ATR, điểm cắt lỗ sẽ được đặt tại khoảng 1.5 ATR xa khỏi giá vào.
Khi bạn đã xác định độ lớn của điểm cắt lỗ dựa trên ATR, bạn có thể tích hợp nó vào chiến lược giao dịch của mình. Khi bạn mở vị thế mua hoặc bán, bạn đặt điểm cắt lỗ tại khoảng cách tương ứng từ giá vào dựa trên giá trị ATR.
Khi thị trường di chuyển và giá thay đổi, điểm cắt lỗ của bạn cũng sẽ di chuyển theo theo giá trị của ATR. Điều này giúp bạn bảo vệ vị thế của mình khỏi biến động quá lớn.
Trước khi đưa vào chiến lược giao dịch, bạn cần kiểm tra lại nhiều lần để tránh bị quét (không phương pháp nào có thể đạt hiệu quả 100%).
Nếu bạn nhận thấy thị trường có biến động mạnh mẽ hơn hoặc yếu hơn thường, bạn có thể điều chỉnh độ lớn của điểm cắt lỗ dựa trên tình hình thị trường thực tế.
Cách sử dụng ATR hiệu quả nhất
2. Nếu muốn dùng chỉ báo ATR để đặt điểm chốt lời Take profit:
Tuỳ thuộc vào độ mạnh yếu của tín hiệu ATR mà chúng ta có cách xác định điểm chốt lời phù hợp.
Khi ATR tăng và di chuyển dần lên nửa trên của khoảng dao động thì thị trường đang biến động rất mạnh, tiềm năng lợi nhuận lớn, người chơi có thể giãn điểm chốt lời để lợi nhuận có thể tăng nhiều hơn nữa.
Khi ATR ít di chuyển và kéo dài ở nửa dưới của khoảng dao động thì thị trường ít biến động, người chơi nên đặt điểm chốt lời ở mức (1:2).
3. Kết hợp ATR và lệnh xu hướng Trailing stop:
Người ta kết hợp ATR và lệnh trailing stop với nhau là có lý do, ATR giúp xác định điểm đặt cắt lỗ tương đối chính xác và an toàn, trong khi lệnh trailing stop giúp người chơi tối đa hoá lợi nhuận, đảm bảo giữ được số tiền lãi.
Để làm điều này, sau một đợt điều chỉnh giá, người chơi sẽ tiến hành dời điểm stop loss, lệnh trailing stop sẽ dịch chuyển theo xu hướng đó. Khi giá đi theo chiều ngược với hướng mà người chơi đã dự đoán thì ATR trở thành lệnh Stop loss bình thường.
Những lúc thị trường biến động mạnh, chỉ báo ATR sẽ hỗ trợ lệnh xu hướng để tạo ra một điểm đặt cắt lỗ phù hợp, tránh được tình trạng bị quét. Và ngược lại khi thị trường ít biến động, cả hai cũng tương tác qua lại như vậy, làm sao để lợi nhuận giữ lại vẫn nguyên vẹn.
VII. Những lưu ý khi sử dụng chỉ báo ATR
Các điểm vào lệnh và thoát lệnh không nên chỉ dựa vào một chỉ báo ATR mà cần phải kết hợp nhiều công cụ và chỉ báo khác thì mới có thể lọc giao dịch chính xác.
Những lưu ý quan trọng trong các hoạt động đầu tư
Lấy lợi nhuận mong đợi chia cho số ATR, kết quả sẽ là số phút tối thiểu để giá có thể đạt được mục tiêu lợi nhuận.
Con số tiêu chuẩn để sử dụng với chỉ báo ATR là 14, nhưng bạn hoàn toàn có thể sử dụng những con số ngắn hơn hoặc dài hơn theo nhu cầu, ví dụ, đo lường biến động ngắn thì sử dụng từ 2 - 10, đo lường biến động dài có thể sử dụng từ 20 - 50 kỳ.
Chỉ báo ATR là một phần không thể thiếu của các chỉ báo như ADX (chỉ số định hướng trung bình) hay ADXR (chỉ báo xếp hạng định hướng trung bình) và nhiều chỉ số khác nữa để xác định chuyển động định hướng của thị trường.
Tóm lại, chỉ báo ATR được sử dụng trong phân tích kỹ thuật, cho biết giá của một tài sản di chuyển trung bình khoảng bao nhiêu trong một khung thời gian nhất định. Từ đó, nhà đầu tư có thể dùng chúng để xác định thời điểm nào là giao dịch tốt nhất. Xem thêm nhiều bài viết hữu ích liên quan đến đầu tư và tài chính trên ứng dụng và website của TOPI nhé cả nhà!