Facebook Topi

03/06/2024

Cách dân công sở tích lũy, tiết kiệm với tiền lương hạn chế

Làm thế nào để nhân viên văn phòng tích lũy tiền hiệu quả? Cách quản lý tài chính thông minh cho nhân viên văn phòng sẽ giúp bạn dư dả ngay cả khi tài chính có hạn.

icon-fb
icon-x
icon-pinterest
icon-copy

Nhân viên văn phòng hay dân công sở có đặc thù công việc gắn với giờ hành chính, thu nhập cũng bị hạn chế. Tuy nhiên, đừng lo lắng, với những bí quyết đơn giản dưới đây, bạn hoàn toàn có thể tích lũy, tiết kiệm hiệu quả ngay cả khi thu nhập không cao.

Quản lý chi tiêu và tích lũy tiền bạc là hai tiêu chí quan trọng giúp bạn có được cuộc sống sung túc. 

Quản lý chi tiêu tốt tạo tiền đề cho tích lũy tiền bạc

Biết cách quản lý tài chính cá nhân và lên kế hoạch chi tiêu sẽ giúp các bạn tránh bị các cảm xúc chi phối trong việc chi tiêu hàng ngày, hướng tới đạt được những mục tiêu tài chính dài hạn trong tương lai. 

Việc theo dõi chi tiêu sẽ giúp các bạn nắm rõ mức thu nhập hàng tháng cũng như chi phí đang chi trả là bao nhiêu, từ đó có kế hoạch cho các mục tiêu tương lai. Chắc chắn rồi, bạn sẽ không thể tích lũy nếu cứ tiêu hết số tiền mình có.

Cách dân công sở tích lũy, tiết kiệm với tiền lương hạn chế

Mẹo quản lý chi tiêu cho dân văn phòng

Nguyên tắc chính của quản lý chi tiêu là số tiền chi ra phải ít hơn số tiền mà các bạn kiếm được. Việc quản lý chi tiêu hàng ngày một cách chi tiết, cẩn trọng sẽ hỗ trợ các bạn tránh tiêu tiền theo cảm xúc dẫn đến những quyết định chi tiêu phung phí.

Điển hình nhất là khi đang buồn phiền, đang xem livestream, các bạn có thể dễ dàng xuống tay mua một số món đồ chỉ vì thấy hấp dẫn nhưng nó lại thực sự không quá cần thiết. Đến khi trả tiền không khỏi sinh ra loại cảm giác tội lỗi, hay hối hận vì đã hoang phí.

Quản lý tốt chi tiêu cũng là một trong những “liệu pháp” làm giảm căng thẳng, giảm lo âu bởi những vấn đề liên quan đến tiền bạc. Bạn sẽ luôn có một khoản tiền dự phòng, đủ tiền để chi trả cho những hóa đơn hoặc các khoản nợ nếu có biến cố bất ngờ xảy đến.

Các bước quản lý chi tiêu dành cho dân công sở

Quản lý tài chính và lên kế hoạch chi tiêu là một trong những bài toán khó mà không phải trường lớp nào cũng dạy, thế nhưng hầu như ai cũng phải đương đầu với nó khi bước chân ra cuộc sống.

Bước 1: Ghi chép toàn bộ các khoản chi tiêu trong tháng

Hãy ghi chép lại toàn bộ các khoản chi tiêu theo mọi hình thức thanh toán (tiền mặt, thẻ tín dụng, thanh toán online,...) bao gồm từ những khoản có biên lai, hóa đơn (tiền điện, tiền nhà, trả nợ…) cho đến những khoản nhỏ (ăn uống, mua sắm, xem phim…)

Đến cuối tháng, bạn sẽ có trong tay một danh sách tổng kết toàn bộ các khoản đã chi tiêu bao nhiêu tiền, cho mục đích gì và còn dư lại bao nhiêu để thêm vào ngân sách chi tiêu cho tháng tới. 

Giai đoạn này là lúc các bạn có thể tìm hiểu kỹ về thói quen tiêu dùng của bản thân, từ đó có thể kiểm soát chi tiêu một cách hợp lý.

Cách dân công sở tích lũy, tiết kiệm với tiền lương hạn chế

Ghi chép và phân loại các khoản chi tiêu trong tháng

Bước 2: Phân loại các khoản chi “cứng” và “mềm”

Khi có trong tay danh sách toàn bộ những khoản tiền bạn đã chi ra trong tháng, hãy sắp xếp và phân loại thành 2 cột: Cột chi tiêu “cứng” - tức là chi tiêu thiết yếu, bắt buộc, không thể bỏ hoặc giảm. Cột còn lại là chi tiêu “mềm” - tức là những khoản có thể giảm hoặc bỏ được.

Ví dụ: Thu nhập của bạn là 15.000.000đ, trong tháng vừa qua, bạn đã chi hết sạch tiền lương, trong đó:

  • Chi tiêu cứng bao gồm: Tiền thuê nhà 3.000.000đ, tiền xăng xe 500.000đ, tiền điện thoại, internet, điện, nước: 1.500.000đ, trả góp ngân hàng: 2.000.000đ (tổng 7.000.000đ)
  • Chi phí mua thực phẩm nấu ăn tại nhà: 2.000.000đ
  • Chi phí mềm bao gồm các khoản: Chi phí ăn ngoài: 3.000.000đ, mua sắm cá nhân (quần áo, giày dép…): 2.000.000đ, đi sinh nhật, đám cưới, vui chơi giải trí… 1.000.000đ (tổng 6.000.000đ)

Như vậy, hàng tháng bạn chi hết 15.000.000đ và không còn đồng nào để tiết kiệm. Trong trường hợp phát sinh mua sắm tài sản gì lớn hoặc có trục trặc, bạn sẽ phải vay tiền để chi tiêu.

Bước 3 - Thiết lập kế hoạch chi tiêu cố định

Đến đây, chắc hẳn bạn có thể hình dung được mình sẽ để ra bao nhiêu nếu giảm bớt những khoản chi tiêu “mềm”.

Tại bước này, bạn hãy phân chia chi tiêu sắp tới thành hai cột là “Dự tính” và Thực tế”. Cuối tháng, đối chiếu hai cột xem thực tế đã phát sinh những khoản gì so với dự tính, khoản phát sinh đó có thực sự cần thiết hay không, có thể giảm hoặc cắt hẳn được không.

Bạn có thể tham khảo một số cách quản lý chi tiêu như:

Tùy theo mức thu nhập, bạn có thể phân bổ chi tiêu thiết yếu theo tỷ lệ nhiều hay ít nhưng cần phải lưu ý: Thu nhập càng tăng thì tỷ lệ tiết kiệm phải càng cao.

Cách dân công sở tích lũy, tiết kiệm với tiền lương hạn chế

Thiết lập kế hoạch chi tiêu và tuân thủ nghiêm túc

Nếu thu nhập thấp, bạn có thể chi 50% tiền lương cho ăn uống, trả tiền nhà, điện nước, 30% cho mua sắm, giải trí và 20% để tích lũy.

Ví dụ: Với mức lương 10 triệu/tháng, bạn có thể dành ra 3 triệu cho việc ăn uống (tương đương 33.000đ/bữa), 2 triệu trả tiền thuê nhà, 1 triệu tiền điện nước, tích lũy 2 triệu, 3 triệu cho xăng xe, mua sắm, xã giao, học tập trau dồi kiến thức… Nếu có dự định đi du lịch, bạn cần trích một phần tiền để tích lũy cho chuyến đi.

Trường hợp thu nhập tốt lên, bạn vẫn giữ nguyên các khoản chi tiêu và tăng tỷ lệ tiết kiệm, tích lũy lên.

Trong thực tế, thu nhập hàng tháng có thể không cố định, nên tốt nhất, bạn hãy lấy số thu nhập trung bình hoặc thu nhập dự trù thấp hơn thực tế một chút khi lên kế hoạch chi tiêu.

Cách tích lũy tiền bạc hiệu quả cho nhân viên văn phòng

Nhân viên văn phòng có thể tích lũy tiền từ lương tháng thông qua nhiều cách khác nhau, dưới đây là một số gợi ý:

1. Xác định mục tiêu tiết kiệm

Đặt ra các mục tiêu cụ thể và thực tế để hướng tới, giúp việc tiết kiệm trở nên có động lực và dễ dàng hơn.

2. Lập ngân sách

Xác định thu nhập và chi phí hàng tháng để lập một ngân sách cân đối, giúp kiểm soát tài chính tốt hơn. Phân chia thu nhập thành các khoản chi tiêu cố định, tiết kiệm, và chi tiêu cá nhân để quản lý tài chính một cách hiệu quả.

3. Theo dõi thu chi hàng tháng

Ghi chép lại các khoản thu và chi để có cái nhìn rõ ràng về tình hình tài chính cá nhân. Có thể sử dụng các phần mềm/ứng dụng quản lý tài chính cá nhân để theo dõi và quản lý tiền bạc một cách chặt chẽ.

Cách dân công sở tích lũy, tiết kiệm với tiền lương hạn chế

Tích lũy tiền bạc để có tài chính vững vàng trong tương lai

>> Xem thêm: Top 8 app quản lý chi tiêu thông minh

4. Giảm thiểu chi phí không cần thiết

Cắt giảm các khoản chi tiêu không cần thiết để tăng khả năng tiết kiệm, ví dụ như tự nấu đồ ăn sáng, trưa thay vì ăn nhà hàng, hạn chế mua sắm không cần thiết.

Có rất nhiều các khoản chi phí thiết yếu mà bạn hoàn toàn có thể giảm xuống được như tiền thuê nhà (cho bạn bè ở ghép), tiền điện nước (dùng tiết kiệm), chi phí đi lại (sử dụng phương tiện công cộng thay vì xe cá nhân.)… 

5. Mua sắm thông minh

Hãy so sánh giá cả giữa các nơi trước khi mua, tận dụng đợt ưu đãi, săn sale… để có giá tốt nhất. Bên cạnh đó, chỉ nên mua những thứ mà bạn cảm thấy thực sự cần chứ không phải là ham muốn nhất thời hay những thứ theo trend. Trước khi xuống tiền, hãy luôn đặt câu hỏi món đồ sắp mua liệu có thực sự cần thiết hay không, nếu không có chúng thì có ảnh hưởng tới đời sống hay không, mua chúng có ảnh hưởng đến kế hoạch chi tiêu cá nhân không… Một mẹo nhỏ khi mua hàng online là hãy bỏ chúng vào giỏ hàng để có thời gian suy nghĩ, nếu vẫn muốn mua thì đợi khi giá tốt hơn hoặc có voucher tốt hơn.

6. Tiết kiệm trước, chi tiêu sau

Khi nhận lương, hãy chuyển ngay một phần tiền vào tài khoản tiết kiệm/tích lũy và chỉ chi tiêu trong số còn lại.

7. Quản lý nợ

Nếu bạn đang có một khoản vay trả góp, dư nợ thẻ tín dụng… thì cần lưu ý thanh toán nợ đúng hạn, tránh để biến thành nợ quá hạn, nợ xấu. Bên cạnh đó, hãy tìm cách xóa sạch nợ càng sớm càng tốt. Có 2 cách để trả nợ, đó là ưu tiên trả theo dư nợ và ưu tiên trả theo lãi suất cao trước.

8. Đa dạng nguồn thu nhập

Ngoài công việc chính, hãy tìm việc làm thêm hoặc tham gia đầu tư, kinh doanh để có thêm thu nhập. Việc có nhiều nguồn thu nhập sẽ giúp hạn chế bị mất cân bằng tài chính hay vỡ kế hoạch nếu công việc chính gặp trục trặc.

9. Phát triển các dòng thu nhập thụ động

Đầu tư vào bất động sản, cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ hoặc tạo ra nội dung trực tuyến để tạo ra thu nhập không cần sự can thiệp thường xuyên.

Mở tài khoản tiết kiệm/tích lũy để bảo toàn và gia tăng giá trị khoản tiền tiết kiệm: Bạn có thể gửi số tiền tiết kiệm tại ngân hàng hoặc tích lũy tại TOPI để hưởng lãi suất lên tới 9%/năm và gửi tối thiểu từ 50.000đ/lần.

Cách dân công sở tích lũy, tiết kiệm với tiền lương hạn chế

Đầu tư, tích lũy sẽ giúp tiền của bạn sinh sôi

10. Tham gia bảo hiểm

Hãy tham gia tối thiểu là bảo hiểm y tế để được hỗ trợ tài chính khi đau ốm, bệnh tật. Ngoài ra, nếu có điều kiện, bạn có thể tham gia bảo hiểm nhân thọ.

11. Kiên trì và nghiêm túc

Tiết kiệm là một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự kiên nhẫn và nghiêm túc, tự giác tuân thủ kế hoạch đã đặt ra.

Trên đây, là các bước cụ thể giúp quản lý chi tiêu và tích lũy tiền bạc khi bạn là nhân viên văn phòng. Mọi thứ hoàn toàn đơn giản khi bạn có phương pháp đúng đắn và kế hoạch chi tiết. Hãy luôn kiên trì và tràn đầy quyết tâm, chắc chắn bạn sẽ thành công với tài chính vững vàng.

https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/EOwdGS736fIL7NNMN6FvcSoYwOHGvZYbs570X1IR.jpg?w=500&h=386&v=2022https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/yb1eTdsQWerFdzUQPOGqlSs1cz5mJ8M7eu95jxJz.jpg?w=500&h=386&v=2022https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/VvUsgRKPmOmXWi1dQ1ti9RrFRj2PQ28Nxfu0e5fv.jpg?w=500&h=386&v=2022

Bài viết liên quan

logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Tầng 11, Tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Quét mã QR để tải ứng dụng TOPI

icon-messenger