Để biết biên độ lãi suất là gì và tính thế nào, quy định biên độ lãi suất đối với các ngân hàng ra sao, mời các bạn cập nhật thông tin được TOPI tổng hợp mới nhất.
1. Biên độ lãi suất là gì?
Trước tiên bạn cần phải hiểu lãi suất là giá của quyền sử dụng một đơn vị vốn vay trong một thời gian. Lãi suất thường tính theo tháng hoặc theo năm.
Biên độ lãi suất hay còn được gọi là biên độ lợi nhuận là phần trăm chênh lệch giữa lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm và lãi suất cho vay của một ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng tại một thời điểm nhất định.
Biên độ này thường được các ngân hàng dùng để xác định mức lãi suất cho vay. Lãi suất sẽ tăng hoặc giảm tùy theo lãi suất huy động.
Biên độ lãi suất còn được gọi là biên độ lợi nhuận
Ví dụ: Trong giai đoạn cuối năm 2022, lãi suất huy động tăng cao, có tháng lên tới 10%/năm dẫn đến lãi suất cho vay cũng tăng theo do lãi cho vay được cộng biên độ khoảng từ 3% đến 3,5% từ lãi suất tiết kiệm.
Tìm hiểu thêm: Cách tính lãi suất vay ngân hàng 2023 nhanh chóng - chính xác
2. Vai trò của biên độ lãi suất
Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, biên độ lãi suất phản ánh lợi nhuận của một ngân hàng. Biên độ lãi suất càng lớn thì lãi vay càng cao.
- Biên độ lãi suất giúp người vay nhận định được mức lãi suất cần trả cho ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khi chuẩn bị mở một khoản vay.
- Nhìn vào chỉ số biên độ lãi suất, người đi vay sẽ biết rõ mức lãi suất mà mình phải chi trả cho khoản vay dự kiến và so sánh các gói vay, các đơn vị cho vay để có thể chọn gói vay tốt nhất.
- Căn cứ vào biên độ lãi suất, khách hàng có thể tiết kiệm được một khoản lãi vay nhờ so sánh lãi suất của các gói vay của những ngân hàng, tổ chức tín dụng với nhau.
Lãi vay bằng lãi tiết kiệm cộng thêm biên độ lãi suất
- Dựa vào biên độ lãi suất, người vay có thể lựa chọn một khoản vay với lãi suất phù hợp với khả năng thanh toán của mình.
3. Cách tính biên độ lãi suất ngân hàng
Hiện nay, các ngân hàng đang áp dụng 2 loại lãi suất là lãi suất cố định và lãi suất thả nổi. Lãi suất được tính bằng tỷ lệ %.
Lãi suất cố định là mức lãi suất được áp dụng trong suốt thời gian hợp đồng tín dụng diễn ra và được ghi rõ trong hợp đồng vay vốn. Lãi suất cố định không phụ thuộc vào biến động trên thị trường.
Ví dụ: Khách hàng vay 100 triệu với lãi suất 7,5%/năm, thời gian vay là 5 năm thì trong 5 năm này, bất kể lãi suất ngân hàng tăng giảm ra sao, người vay vẫn chỉ trả nợ theo lãi 7,5% mà thôi.
Lãi suất thả nổi là lãi suất giao động theo lãi suất thị trường. Khi Ngân hàng Nhà nước quy định mức lãi suất trần, các ngân hàng sẽ dựa theo đó ấn định mức lãi suất cho mình không vượt quá lãi suất trần đó. Lãi suất cho vay thường lấy lãi suất tiết kiệm theo kỳ hạn 1 năm cộng thêm biên độ %.
Biên độ lãi suất lớn thì lãi cho vay càng cao
Nếu khoản vay được tính theo lãi suất thả nổi, hợp đồng tín dụng sẽ không quy định mức lãi suất cụ thể mà sẽ quy định lãi cho vay bằng lãi suất huy động theo kỳ hạn 12 tháng cộng biên độ %.
Ví dụ: Trong hợp đồng vay vốn quy định lãi suất khách hàng phải trả là mức lãi tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng cộng biên độ 3,5%. Như vậy, khi ngân hàng áp dụng lãi tiết kiệm 12 tháng là 7% thì khách hàng trả lãi vay là 10,5%. Khi lãi tiết kiệm tăng lên 8% thì lãi cho vay là 11,5%.
Từ ngày 15/3/2023, Ngân hàng Trung ương công bố tại Quyết định 314/QĐ-NHNN năm 2023 được quy định: Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (trừ Tổ chức tài chính vi mô, Quỹ tín dụng nhân dân) áp dụng mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam là 5,0%/năm, quỹ tín dụng nhân dân và
Tổ chức tài chính vi mô áp dụng mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng việt Nam là 6,0%/năm.
Có 3 cách tính lãi vay theo biên độ lãi suất
Các ngân hàng thương mại thường áp dụng các công thức sau để tính lãi suất cho vay:
Lãi cho vay = Lãi tiết kiệm trung/dài hạn 12 hoặc 13 tháng + Biên độ lãi suất
Công thức tính lãi suất cho vay này khá phổ biến được hầu hết các ngân hàng áp dụng. Các ngân hàng thường tăng lãi suất tiết kiệm để thu hút tiền gửi và cho vay lại với lãi suất cao hơn.
Lãi cho vay = Lãi suất tiết kiệm cao nhất + Biên độ lãi suất
Cách tính lãi cho vay này chứa nhiều rủi ro đối với người đi vay bởi khi ngân hàng tự động tăng lãi suất của các loại hình tiền gửi tiết kiệm thì lãi vay sẽ tăng theo.
Lãi cho vay = Lãi suất bình quân của 4 ngân hàng lớn + Biên độ lãi suất
Công thức này khách quan và công bằng hơn nhưng có rất ít ngân hàng áp dụng và nếu có thường chỉ áp dụng cho khách hàng và chương trình đặc biệt.
Ngân hàng Nhà nước không quy định biên độ lãi suất cho vay đối với các ngân hàng nhưng phải đảm bảo lãi suất cho vay không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Trung ương quy định.
4. Biên độ lãi suất các ngân hàng tại Việt Nam
Để biết biên độ lãi suất của các ngân hàng lớn tại Việt Nam hiện nay là bao nhiêu, mời các bạn tham khảo thông tin dưới đây do TOPI tổng hợp lại để tham khảo. Biên độ lãi suất sẽ thay đổi tùy theo từng giai đoạn và của từng ngân hàng khác nhau tại thời điểm nhất định.
Tham khảo biên độ lãi suất của các ngân hàng mới nhất
Ngân hàng | Biên độ lãi suất (%) | Lãi cho vay (tham khảo) |
Vietcombank | 3,5% | Lãi suất cho vay = lãi suất tiền gửi tiết kiệm 24 tháng + biên độ lãi suất. Hiện tại lãi tiết kiệm khoảng 6,8% do đó lãi cho vay khoảng 10,3%. |
BIDV | 4% | Lãi suất cho vay sẽ là lãi suất tiền gửi tiết kiệm 24 tháng + biên độ lãi suất Lãi cho vay khoảng 10,8%. |
Vietinbank | 3,5% | lãi suất cho vay sẽ là lãi suất tiền gửi tiết kiệm 36 tháng + biên độ lãi suất Lãi cho vay khoảng 10,3%. |
Sacombank | 5,5% | Lãi suất cho vay sẽ là lãi suất tiền gửi tiết kiệm 13 tháng + biên độ lãi suất Lãi cho vay khoảng 12,7%/năm. |
MBBank | 4,2% | lãi suất cho vay sẽ là lãi suất tiền gửi tiết kiệm 24 tháng + biên độ lãi suất Lãi cho vay khoảng 11,5%/năm. |
SCB | 5% | lãi suất cho vay sẽ là lãi suất tiền gửi tiết kiệm 13 tháng + biên độ lãi suất Lãi cho vay khoảng 13,8%/năm. |
ACB | 3,9% | lãi suất cho vay sẽ là lãi suất tiền gửi tiết kiệm 13 tháng + biên độ lãi suất. Lãi cho vay khoảng 10,5%/năm. |
Shinhan Bank | 4% | lãi suất cho vay sẽ là lãi suất tiền gửi tiết kiệm 12 tháng + biên độ lãi suất. Lãi cho vay khoảng 10,1%/năm. |
Lãi suất huy động của các ngân hàng thay đổi theo chính sách từng tháng, biên độ cũng thay đổi tùy theo chiến lược của mỗi ngân hàng, thế nên bảng tính trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Bạn có thể theo dõi bảng lãi suất ngân hàng mới nhất được TOPI cập nhật hàng tháng để có con số chính xác.
Tìm hiểu ngay: So sánh lãi suất vay ngân hàng cập nhật mới nhất