Facebook Topi

23/10/2023

Trader là gì? Cách để trở thành Trader chứng khoán chuyên nghiệp

Trader là gì? Công việc của Trader chứng khoán là gì? Làm thế nào để trở thành Trader chuyên nghiệp? Cơ hội nào cho nghề Trader trong thời đại hiện nay và những thách thức?

icon-fb
icon-x
icon-pinterest
icon-copy

Trader là nghề nghiệp khá thời thượng hiện nay, đặc biệt là khi ngày càng nhiều người tham gia vào lĩnh vực đầu tư chứng khoán. Tại bài viết này, TOPI sẽ giúp bạn hiểu rõ Trader là gì và làm thế nào để có thể trở thành một Trader chuyên nghiệp và thành công.

I. Trader là gì?

Thuật ngữ Trader được dùng để chỉ những người tham gia giao dịch mua, bán các sản phẩm có mặt trên thị trường tài chính như: Cổ phiếu, trái phiếu, ngoại hối hay tiền điện tử và cả vàng, bạc…. 

Trong tiếng Anh, Trade có nghĩa là giao dịch, mua bán. Thuật ngữ Trading được sử dụng phổ biến trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu, tiền mã hóa, dùng để diễn tả công việc chính của các Trader.

Nói một cách dễ hiểu thi Trader là nhà giao dịch chuyên nghiệp, thực hiện việc mua bán các tài sản tài chính trên thị trường và thu về lợi nhuận từ sự chênh lệch giá cả giữa các phiên mua bán.

Trader là gì?

Trader là nhà giao dịch chuyên nghiệp trên thị trường tài chính, chứng khoán

Mục tiêu của Trader là lợi dụng biến động giá để tạo ra lợi nhuận. Bằng kinh nghiệm thị trường dày dặn, họ sử dụng các phương pháp và chiến lược giao dịch của riêng mình để đưa ra những quyết định sáng suốt khi tham gia thị trường.

Chính Trader sẽ thực hiện các lệnh mua bán ngắn hạn để thu lợi nhuận từ chênh lệch giá mua - giá bán, khác với nhà đầu tư dài hạn thường được gọi là “Investor”.

II. Các hình thức Trader phổ biến hiện nay

Trong thị trường tài chính, có nhiều loại Trader phổ biến, mỗi loại lại có cách tiếp cận thị trường, thời gian đầu tư nghiên cứu và chiến lược giao dịch riêng. Để biết có những hình thức Trader nào cần chia theo các tiêu chí sau:

Phân loại Trader dựa theo chủ thể quản lý

Trader cá nhân (tự thân): Những nhà giao dịch này sẽ thường dùng nguồn vốn của bản thân để tự mình đầu tư, dựa vào năng lực của bản thân để quản lý tiền đầu tư cũng như lợi nhuận của mình.

Trader đại diện cho một cá nhân hoặc một tổ chức: Đây thường là những chuyên viên tài chính, những nhân viên giao dịch của các công ty chứng khoán chuyên nghiệp. Họ dùng nguồn tiền của công ty hoặc đại diện cho khách hàng để giao dịch.

Phân loại Trader theo chiếc lược đầu tư

Day Trader (tức Trader giao dịch trong ngày): Đây là những cá nhân tham gia vào các giao dịch ngắn hạn, thường được mở và đóng trong cùng một ngày giao dịch. Mục tiêu của Day Trader là tận dụng biến động giá trong ngày, tận dụng lợi thế để tìm kiếm lợi nhuận.

Nhà giao dịch trong ngày thường sử dụng kinh nghiệm phân tích kỹ thuật, phân tích biểu đồ, mô hình giá và các chỉ báo, để xác định các cơ hội giao dịch ngắn hạn. 

Phân loại Trader theo chiếc lược đầu tư

Có nhiều hình thức Trader dựa theo các tiêu chí phân loại

Trader sẽ thực hiện nhiều giao dịch trong một phiên ngày nhằm mục đích kiếm lợi nhuận từ những biến động giá nhỏ. Giao dịch trong ngày cần kỷ luật cao, sự tập trung cũng như khả năng đưa ra quyết định nhanh chóng.

Swing Trader (nhà giao dịch xoay vòng):  Đây là nhóm đối tượng chỉ thực hiện giao dịch trong vòng từ vài ngày đến vài tuần, họ nắm bắt xu hướng giá trong ngắn hạn. Swing Trader tập trung vào các mô hình giá và phân tích xu hướng thị trường, tâm lý nhà đầu tư để xác định các điểm vào, ra tiềm năng.

Swing Trader ít quan tâm đến những biến động trong ngày mà chỉ nhắm vào các mục tiêu giúp xác định và thúc đẩy xu hướng giá. Họ thường nắm giữ ít giao dịch trong ngày nhưng nhắm đến các mục tiêu lợi nhuận lớn hơn. Giao dịch xoay vòng đòi hỏi kỹ năng quản lý rủi ro, sự kiên nhẫn và khả năng xác định cũng như theo dõi các xu hướng mới nổi.

Trader ngắn hạn: Nhóm Trader này sẽ giao dịch với số lượng nhỏ và thu lợi nhuận chênh lệch trong thời gian ngắn. Thông thường, nhà giao dịch ngắn hạn sẽ lựa chọn giao dịch tại các Ứng dụng tài chính do nhanh chóng và tiện lợi và có thể bắt đầu từ số vốn nhỏ thay vì phải bỏ ra số tiền lớn để mua ít nhất 100 cổ phiếu tại các sàn giao dịch.

Trader ngắn hạn

Trader dài hạn thường nắm giữ vị thế trong thời gian dài đến vài năm

Long-term Trader (nhà giao dịch dài hạn): Nhà giao dịch dài hạn thường nắm giữ các vị thế trong thời gian từ vài tuần đến vài tháng hoặc thậm chí trong nhiều năm. Họ tập trung nắm bắt thị trường để tìm kiếm xu hướng trong dài hạn, ít quan tâm đến những biến động giá ngắn hạn. 

Nhà giao dịch dài hạn thường sử dụng các phương pháp phân tích cơ bản, theo dõi các chỉ số kinh tế và cả các yếu tố kinh tế vĩ mô để tính toán và đưa ra quyết định giao dịch nhằm xác định những tài sản nào đang bị định giá thấp hoặc tài sản nào có tiềm năng tăng trưởng dài hạn để đầu tư. Long-term Trader cần có tầm nhìn rộng, nhuần nhuyễn phân tích cơ bản và sự kiên nhẫn để nắm giữ tài sản trong thời gian dài chờ đợi thời cơ tăng giá.

III. Công việc của một Trader

Nhiệm vụ chính của một nhà giao dịch chuyên nghiệp là nghiên cứu và thực hiện các giao dịch mua hoặc bán các tài sản tài chính tại các thời điểm phù hợp để thu lợi nhuận từ chênh lệch giá qua việc mua vào - bán ra. 

Công việc cụ thể của Trader gồm:

- Sử dụng các công cụ cùng với kỹ năng phân tích biểu đồ, cập nhật tin tức thị trường để nắm bắt được biến động giá của tài sản, dự đoán xu hướng giá trong ngắn hạn của từng sản phẩm tài chính khác nhau. 

- Xây dựng các chiến lược đầu tư dài hạn, trung hạn hoặc ngắn hạn, tùy theo nhu cầu thị trường và mang lại lợi nhuận tối ưu nhất.

- Thực hiện các giao dịch mua hoặc bán vào thời điểm có lợi nhất để ăn chênh lệch. 

công việc của một trader

Trader chứng khoán sẽ nghiên cứu xu hướng giá và tìm thời điểm giao dịch phù hợp

Ở các thị trường khác nhau, công việc của Trader cũng có sự khác biệt:

- Thị trường chứng khoán: Trader chứng khoán, cổ phiếu, trái phiếu... sẽ phân tích các mã cổ phiếu tiềm năng, tìm điểm đặt lệnh mua bán để thu lại nguồn lợi nhuận tối ưu từ sự chênh lệch giá.

- Thị trường Crypto: Nhà giao dịch sẽ phân tích và tìm kiếm đồng coin tiềm năng trong tương lai để mua vào, tích trữ, thu lời từ chênh lệch giá.

- Thị trường ngoại hối (Forex): Trader sẽ giao dịch với các cặp tiền tệ thông qua dự đoán xu hướng biến động giá để mua vào bán ra để thu các phần chênh lệch.

- Thị trường vàng: Trader thực hiện giao dịch vàng tại các sàn mua bán vàng trong nước hoặc quốc tế.

IV. Những điều cần có để trở thành một Trader chuyên nghiệp

Để trở thành một Trader chuyên nghiệp và thành công đòi hỏi sự kết hợp giữa kiến thức kỹ thuật, kỹ năng phân tích và kỹ năng quản lý cảm xúc cá nhân, dự đoán đúng các biến động để giao dịch sinh lời.

5 kỹ năng cơ bản để trở thành một Trader chuyên nghiệp

Kỹ năng nghiên cứu cơ bản: Yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất đối với một Trader chuyên nghiệp là kỹ năng nghiên cứu và phân tích thị trường. Một Trader sẽ phải biết cập nhật các báo cáo tài chính,tài liệu giao dịch…để nắm được các thông tin về sản phẩm mà mình sẽ giao dịch.

Kỹ năng phân tích: Nhà giao dịch cần phải có kỹ năng phân tích tình huống để có thể nắm được các biến động thị trường, biết cách phân tích biểu đồ để tìm xu hướng thị trường và tìm điểm vào, ra có lợi nhất. Chỉ khi thành thục các kỹ thuật phân tích, Trader mới có thể tìm được các chênh lệch khác nhau giữa các dòng sản phẩm, xác định được các xu hướng đầu tư của thị trường và đưa ra quyết định về thời điểm giao dịch và đặt lệnh phù hợp.

kỹ năng cơ bản để trở thành trader

Để trở thành một Trader chuyên nghiệp cần thành thục 5 kỹ năng cơ bản

Kỹ năng điều chỉnh phân tích thị trường: Thị trường luôn luôn thay đổi và biến động nên những phân tích cũng cần điều chỉnh theo cho phù hợp với tình hình. Một nhà giao dịch chuyên nghiệp cần phải linh hoạt điều chỉnh cách phân tích thị trường, cách trade (ngắn hạn, dài hạn) phù hợp.

Kỹ năng điều chỉnh tâm lý: Trader phải làm chủ được tâm lý của chính mình bởi cảm xúc quyết định rất lớn đến quá trình thành công khi trade. Bạn phải luôn tỉnh táo, giữ “một cái đầu lạnh” để phân tích và định hướng thị trường, điều chỉnh cảm xúc sẽ giúp bạn tránh những rủi ro không mong muốn, tuyệt đối tránh giao dịch với tâm thế gỡ gạc hay nóng lòng muốn kiếm lợi nhuận cũng không nên chạy theo đám đông.

Kỹ năng chịu áp lực trước rủi ro: Sẽ có những giao dịch mang lại lợi nhuận khủng nhưng cũng có những giao dịch thua lỗ. Các Trader cần phải chịu được áp lực trong các tình huống đó, tránh được sự suy sụp và tâm trạng không tốt. Cảm giác tiêu cực sẽ ảnh hưởng đến những lần giao dịch tiếp theo.

Học tính kiên nhẫn: Một Trader thành công là người kiên nhẫn. Sẽ có những giao dịch nhìn có vẻ bất lợi như nếu bạn theo dõi tới cùng thì nó sẽ mang đến những khoản lợi nhuận kếch xù. Thị trường luôn biến động và có thể cơ hội tốt vẫn còn ở phía sau.

Lưu ý khi thành một Trader chuyên nghiệp

Rèn luyện tư duy đúng đắn: Thị trường chứng khoán vô cùng khó lường, bất cứ ai cũng sẽ có đôi lần thất bại. Bởi vậy Trader chuyên nghiệp luôn hiểu rằng không có giao dịch nào đảm bảo 100% thắng lợi, sẽ luôn cần thời gian theo dõi, học hỏi và rèn luyện.

Quản lý tài chính hiệu quả, thông minh: Dù bạn giao dịch với vốn của mình hay vốn công ty và vốn nhiều hay ít thì việc quản lý nguồn vốn là điều vô cùng quan trọng. Hãy cập nhật tài khoản liên tục và nắm rõ các khoản tăng giảm sau mỗi phiên giao dịch. Hãy nhớ rằng đầu tư vào nhiều mục sẽ giúp hạn chế rủi ro hơn so với chỉ đầu tư một mục duy nhất.

Kiên trì rèn luyện mỗi ngày: Việc tiếp thu kiến thức qua sách vở hoặc các khóa học, từ người đi trước là cần thiết, thế nhưng không thể thiếu sự rèn luyện và kiên trì. Bằng cách thường xuyên thực chiến, bạn có thể va vấp và học hỏi những kinh nghiệm thực tế và đừng quên ghi chép lại để làm tài liệu sau này.

Đặt mục tiêu rõ ràng: Một Trader chuyên nghiệp cần xác định được mục tiêu rõ ràng về nguồn vốn, lợi nhuận, tỷ lệ thua lỗ trong mỗi giao dịch, tức là luôn phải tính toán điểm chốt lời và cắt lỗ khi đặt lệnh. Tùy theo thu nhập mà bạn có thể chọn giao dịch qua các ứng dụng tài chính hoặc giao dịch qua sàn chứng khoán. Chỉ cần nghiêm túc và quyết tâm, bạn sẽ chinh phục được kênh đầu tư có lợi nhuận hấp dẫn này.

V. Phân biệt Trader, Broker, Holder, Investor

Trên thị trường tài chính, chứng khoán có nhiều thuật ngữ tương đồng như: Trader, broker hay holder và investor. Không phải ai cũng có thể phân biệt được một cách chính xác những thuật ngữ này. Về cơ bản, các khái niệm trên có sự khác biệt điển hình như sau:

- Thuật ngữ Broker chỉ những Nhà môi giới chứng khoán trung gian giữa người mua và bán. Broker đứng giữa, kết nối nhà đầu tư nhỏ với nhà cung cấp lớn, để tiện lợi cho cả đôi bên giao dịch. Thu nhập của các Broker đến từ phí môi giới và hoa hồng sau mỗi lần môi giới thành công.

- Trader là những nhà giao dịch trong ngắn hạn, giao dịch thường xuyên. Họ kiếm lợi nhuận từ chênh lệch giá mua và bán. Mức lợi nhuận của Trader có thể cao hơn các nhà đầu tư và được tính theo tháng.

Phân biệt trader với các hoạt động chứng khoán khác

Phân biệt các thuật ngữ Trader, Investor, Broker và Holder

- Thuật ngữ Investor dùng để chỉ các Nhà đầu tư dài hạn, thu nhập của họ đến từ việc nắm giữ tài sản (bao gồm cả cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản, vàng…) Khi nắm giữ cổ phiếu trong thời gian dài, investor sẽ nhận được các đặc quyền từ việc chia cổ tức của cổ phiếu đang nắm giữ hoặc lợi nhuận từ việc tài sản tăng giá trị.

- Holder là thuật ngữ chỉ các Nhà giao dịch dài hạn, họ phân tích được sự tiềm năng phát triển của cổ phiếu và lựa chọn tài sản đó để nắm giữ lâu dài.

VI. Nhưng cơ hội và thách thức của Trader

Tiềm năng và cơ hội cho các Trader

- Trở thành Trader - một nhà giao dịch chứng khoán chuyên nghiệp là mong ước của nhiều bạn trẻ bởi thị trường tài chính Việt Nam đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, đem đến nhiều cơ hội trong tương lai. Tùy theo năng lực chuyên môn, bạn có thể chọn trở thành một Trader tự do hoặc người tư vấn, đào tạo đầu tư.

- Công việc của một Trader tương đối tự do, thoải mái, không bị bó buộc về thời gian và địa điểm làm việc.

- Khi tiếp xúc và làm việc nhiều trong lĩnh vực tài chính, bạn sẽ hiểu sâu hơn về cơ chế vận hành của tiền tệ, nắm được cách phân tích thị trường, nắm bắt xu hướng, điều này rất có lợi cho công việc kinh doanh sau này.

Cơ hội trader thành công

Trở thành Trader chứng khoán đang là xu hướng nghề nghiệp của nhiều bạn trẻ 

- Thu nhập đến từ lĩnh vực đầu tư tài chính tương đối hấp dẫn và tương đồng với năng lực. Mức lương của Trader tại Việt Nam dựa trên các yếu tố: Kinh nghiệm, công ty họ làm việc, hiệu quả giao dịch và thị trường tài chính mà họ tham gia. Thù lao của Trader Việt Nam được cho là khá cạnh tranh.

Những Trader thành công với khả năng sinh lời ổn định trong các thị trường cụ thể sẽ tạo được thu nhập vượt trội đáng kể so với phần còn lại.

Những thách thức mà Trader cần đối mặt

Nhiều lợi thế hấp dẫn là vậy, nhưng nếu bạn muốn trở thành một Trader chuyên nghiệp, hãy cân nhắc những thách thức mà các trader phải đối mặt khi “lăn lộn” trên thị trường:

- Khả năng thua lỗ: Đầu tư tài chính phụ thuộc vào nhiều yếu tố, từ kinh tế, chính trị, yếu tố ngành nghề và đôi khi là cả may mắn. Bạn cần chấp nhận mình có thể thua lỗ ở một số tài sản nào đó.

- Trader thiếu kinh nghiệm có thể bị lừa đảo bởi các sàn kém uy tín. Hiện chưa có các điều khoản pháp luật bảo vệ quyền lợi cho các Trader.

- Đầu tư tài chính hay tiền ảo cần nhiều kiến thức chuyên môn, kỹ năng phân tích phức tạp và liên tục theo dõi tình hình thị trường.

- Rủi ro cao: Lợi nhuận cao đi kèm với rủi ro cao. Do vậy Trader cần có những biện pháp quản trị rủi ro và các phương án dự phòng để giảm thiểu rủi ro.

- Với thị trường ngoại hối và Crypto thì sẽ rất bất lợi cho Trader trong các tranh chấp, khả năng cao sẽ phải tự gánh chịu rủi ro do các thị trường trên chưa được pháp luật bảo hộ.

Như vậy, qua những thông tin TOPI đã phân tích ở trên, hy vọng có thể giúp các bạn hiểu rõ Trader là gì và cách phân biệt giữa Trader, Broker, Holder và Investor. Trader là một nghề hấp dẫn nhưng cũng đầy thách thức và rủi ro. Tuy nhiên, với sự quyết tâm và nghiêm túc tìm hiểu, TOPI tin rằng bạn sẽ thành công trên con đường trở thành Trader chuyên nghiệp!

https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/yb1eTdsQWerFdzUQPOGqlSs1cz5mJ8M7eu95jxJz.jpg?w=500&h=386&v=2022https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/OR1Ol8SM6qbwCOqQ7r0rUqOMd1okayi8MIFWxOEF.jpg?w=500&h=386&v=2022

Bài viết liên quan

logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Tầng 11, Tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Quét mã QR để tải ứng dụng TOPI