Facebook Topi

05/08/2024

Tháp tài sản - Bí quyết giúp xây dựng tài chính cá nhân bền vững

Tháp tài sản là mô hình kim tự tháp đáy lớn, chóp nhọn, phân chia các loại tài sản vào từng tầng khác nhau giúp cá nhân thực hiện được mục tiêu vừa đảm bảo tài chính bền vững, vừa tăng trưởng an toàn. 

icon-fb
icon-x
icon-pinterest
icon-copy

Tháp tài sản là một thuật ngữ khá phổ biến trong lĩnh vực tài chính cá nhân và phát triển tài sản tại Việt Nam. Vậy chính xác thì tháp tài sản là gì? Ai cũng có thể xây dựng tài chính cá nhân bền vững cùng tháp tài sản ư? Cùng tìm hiểu về tháp tài sản và bí quyết xây dựng tháp tài sản cho cá nhân cùng TOPI nhé.

I. Tháp tài sản là gì?

Tháp tài sản là gì?

Thông tin về tháp tài sản và những điều nhà đầu tư nên biết

Tháp tài sản hay kim tự tháp tài sản là mô hình phân bổ từng loại tài sản vào 5 khối khác nhau, tương ứng với các vai trò khác nhau trong cuộc sống, và có hình dạng như một kim tự tháp với tầng đáy to nhất và vững chắc nhất, đảm bảo cho mức sống cơ bản.

Càng lên cao thì mức độ an toàn tài sản càng giảm xuống, thường là những khoản đầu tư mang tính chất mạo hiểm, đồng nghĩa với việc cơ hội gia tăng tài sản trong tương lai cũng cao hơn.

Căn cứ vào nhu cầu và mục tiêu của mình, mỗi cá nhân hoặc nhà đầu tư sẽ phân loại cho mỗi tầng trong tháp tài sản những chức năng riêng phù hợp với cuộc sống của mình. Để thực hiện được điều này, bạn phải nắm rõ về đặc điểm và vai trò của tháp tài sản cũng như ưu điểm và hạn chế của mô hình này.

Thông tin về các lớp tài sản

Các lớp tài sản chính trong tháp

II. Mục đích xây dựng tháp tài sản

Mục đích xây dựng tháp tài sản

Vai trò của tháp tài sản trong tài chính cá nhân

Mô hình tháp tài sản thường có các tầng tượng trưng, mỗi tầng biểu thị một loại tài sản hoặc mục tiêu tài chính cụ thể. Các tầng thấp hơn thường là cơ sở của các tầng cao hơn. Điều này có thể giúp cá nhân xây dựng một cơ sở tài sản vững chắc trước khi chuyển đến các mục tiêu tài chính cao hơn và đầu tư vào các loại tài sản có tính rủi ro cao hơn.

Mục tiêu cuối cùng của việc xây dựng tháp tài sản là đảm bảo tài chính cá nhân ổn định và đủ sức mạnh để đạt được sự độc lập về tài chính. Tháp tài sản giúp cá nhân lập kế hoạch và quản lý tài chính một cách cẩn thận, đây sẽ là nền tảng và cơ sở để họ vươn tới những mục tiêu tài chính dài hạn hơn.

III. Ưu và nhược điểm của tháp tài sản

Ưu và nhược điểm của tháp tài sản

Lợi ích khi sử dụng tháp tài sản đúng cách

Ưu điểm của tháp tài sản:

Hình thành tư duy có tổ chức trong quản lý tài sản tài chính: Tháp tài sản giúp cá nhân có logic trong việc quản lý tài chính của họ. Họ sẽ dễ dàng theo dõi và quản lý tình hình sức khoẻ tài chính hơn, biết thứ gì đang thiếu hụt, thứ gì đang cần đầu tư thêm, tài sản nào đang sinh lời, tài sản nào đang thua lỗ… để có thể tiến tới mục tiêu cụ thể của họ.

Có lộ trình hoàn thành mục tiêu rõ ràng: Mỗi một tầng trong tháp tài sản sẽ có vai trò và mục tiêu tài chính riêng và cùng hướng tới mục tiêu chung của cá nhân bạn. Việc này giúp ích rất nhiều trong việc định hình đầu tư và tiết kiệm sao cho cá nhân có thể hoàn thành kế hoạch mình đã đề ra một cách tốt nhất, chứ không mơ hồ thực hiện nhưng cuối cùng không thu lại được kết quả gì.

Quản lý rủi ro: Tháp tài sản khuyến khích việc phân tách tài sản và đầu tư dựa trên sức khỏe tài chính cá nhân và mức độ chịu đựng rủi ro của họ. Cho nên, hỗ trợ phân tán và giảm thiểu rủi ro khá nhiều. Người thực hiện chắc chắn phải bồi dưỡng từng tầng thật bền vững, nhất là phần đáy, để hướng tới tự do tài chính trong tương lai.

Tạo động lực tích cực: Việc theo dõi sự tiến bộ từng tầng trong tháp tài sản có thể đánh thức động lực trong bạn và tạo sự cam kết cùng nỗ lực để đạt được các mục tiêu tài chính mà bạn đã đặt ra.

Lợi ích mà tháp tái sản mang đến cho cá nhân

Những lợi ích to lớn mà tháp tài sản mang lại

Nhược điểm của tháp tài sản:

Mô hình tháp tài sản có thể trở nên quá cứng nhắc và không linh hoạt cho những tình huống không dự đoán. Điều này có thể dẫn đến việc bỏ lỡ cơ hội đầu tư hoặc đối mặt với khó khăn tài chính.

Không phù hợp cho tất cả mọi người: Tháp tài sản không phải lúc nào cũng phù hợp với tất cả. Có những người có tình hình tài chính đặc biệt, ví dụ như các nhà đầu tư chuyên nghiệp, có thể cần một chiến lược tài chính khác. Đặc biệt khẩu vị đầu tư và sẵn sàng đón nhận rủi ro của mỗi người cũng là khác nhau nên không phải ai cũng muốn xây dựng tháp tài sản

Đòi hỏi thời gian dài kiên trì thực hiện: Xây dựng và duy trì tháp tài sản đòi hỏi thời gian và nỗ lực rất lớn từ phía người thực hiện, đặc biệt là một thách thức đối với những người có lịch trình bận rộn hoặc không đủ kiên nhẫn.

Khó khăn trong quản lý quá nhiều loại tài sản: Đôi khi, việc quản lý và theo dõi từng tầng của tháp tài sản có thể trở nên phức tạp, đặc biệt khi có nhiều tài sản và nguồn lực khác nhau.

Nói chung, tháp tài sản có thể là một công cụ hữu ích để quản lý tài chính cá nhân, nhưng cần phải xem xét cụ thể từng trường hợp để biết được liệu nó phù hợp hay không, có nên áp dụng hay không.

IV. Nguyên tắc xây dựng tháp tài sản chuẩn

Những nguyên tắc cần được đảm bảo để xây dựng nên một tháp tài sản chuẩn chỉnh:

Nguyên tắc xây dựng tháp tài sản chuẩn

Những nguyên tắc giúp xây dựng tháp tài sản tối ưu nhất

Nguyên tắc thứ nhất, xây từ dưới xây lên, với các tầng như sau:

Tầng thứ nhất là tầng bảo vệ, tầng đáy hay tầng nền tảng, gồm những tài sản để đảm bảo cuộc sống hằng ngày của bạn. 

Tầng thứ hai, tầng lập kế hoạch là số tiền tiết kiệm, phục vụ những mục tiêu cụ thể vào đầu tư cho học hành, quỹ hưu trí, mua nhà… nhưng không ảnh hưởng đến các mục ở tầng thứ nhất.

Tầng thứ ba - tầng mục tiêu ưu tiên nhằm xây dựng các khoản đầu tư tài chính để tạo ra nguồn thu nhập thụ động

Tầng thứ tư là tầng tài sản cho các thế hệ sau, được hình thành khi tầng thứ ba có lợi nhuận, bạn sẽ dùng lợi nhuận này để thiết lập quỹ tài sản cho thế hệ sau.

Nguyên tắc thứ hai, xây dựng đáy kim tự tháp càng rộng càng tốt

Những tầng ở dưới như tầng nền tảng, tầng lập kế hoạch càng rộng thì tháp càng chắc chắn, vì theo cấu trúc của kim tự tháp có hình dạng hình tam giác thì chỉ khi đáy rộng, dài thì kim tự tháp mới càng chắc chắn.

Trong cuộc sống, chỉ khi các nhu cầu cơ bản của bạn được thoả mãn, đủ điều kiện cho quỹ giáo dục, hưu trí, mục đích ăn ở thì bạn mới tiếp tục có thể đầu tư thêm và tạo tài sản cho thế hệ tương lai về sau được.

Nếu như bạn vẫn còn loay hoay trong việc thoả mãn các nhu cầu cơ bản hằng ngày thì không thể có đủ năng lực và tiềm lực để làm những việc tiếp theo tương ứng với xây các tầng tháp tiếp theo.

Nguyên tắc thứ ba, càng xây dựng lên cao thì rủi ro càng lớn

Vì những mục tiêu của càng tầng sẽ càng ngày càng cao hơn. Từ chỗ bạn đủ nhu cầu cho bản thân, đến mục tiêu xây dựng nhà cửa, rồi mục tiêu có tiền để đầu tư, sau đó tiền dư tích góp dần làm thành tài sản cho con cái…

Rủi ro sẽ phát triển từ đáy lên đến đỉnh, đặc biệt bắt đầu từ khi bạn tham gia vào đầu tư để xây dựng nguồn thu nhập thụ động thì sẽ sản sinh ra rất nhiều rủi ro. Đầu tư càng nhiều thì rủi ro càng lớn, vì lợi nhuận mang lại là càng cao.

V. Các loại tài sản trong tháp tài sản

Trong một tháp tài sản thì thường có 5 loại tài sản: tài sản vô hình, tài sản bảo vệ, tài sản tạo thu nhập, tài sản tăng trưởng và tài sản mạo hiểm. 

Các loại tài sản trong tháp tài sản

Các loại tháp tài sản cơ bản nhất trong tài chính cá nhân

Trong đó:

1. Tài sản vô hình

Là những tài sản không thể nhìn thấy bằng mắt thường, là tài sản nằm dưới cùng của tháp tài sản, cũng là phần tài sản tích lũy sớm nhất, tạo nền móng cho các tầng ở trên. Trong tài sản vô hình có kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, các mối quan hệ… những thứ này cần trải nghiệm, rèn luyện, duy trì liên tục thì mới có thể tạo ra, lưu giữ và phát huy được.

Như ta đã nói ở trên, tài sản ở tầng đáy là tài sản quan trọng nhất, nên có càng nhiều thì sẽ càng tạo cơ hội cho nhiều tài sản hữu hình hơn.

2. Tài sản bảo vệ

Là những tài sản dự phòng, bảo vệ bạn khỏi những tình huống rủi ro bất ngờ có thể xảy ra trong cuộc sống để vững vàng hơn trong công cuộc xây dựng tháp tài sản cho mình. Chúng có thể tồn tại dưới dạng sổ tiết kiệm, tiền mặt, vàng, bất động sản, các loại tài sản có tính thanh khoản cao khác… để bạn có thể sử dụng ngay những lúc khó khăn, hiểm cảnh.

3. Tài sản tạo thu nhập

Là loại tài sản tạo ra thu nhập cho bạn như lãi gửi tiết kiệm, lãi cổ tức từ cổ phiếu trái phiếu, lợi nhuận kinh doanh, lãi từ việc cho thuê, mua/bán bất động sản…

Tài sản tạo thu nhập

Lớp tài sản thu nhập giúp bạn gia tăng tài chính của mình một cách tối ưu

4. Tài sản tăng trưởng

Lớp tài sản cao hơn tài sản tạo thu nhập ở trên mang lại một nguồn thu nhập thụ động hàng tháng. Những tài sản này thường là các khoản đầu tư với mục đích tăng trưởng, kiếm lợi nhuận, đi kèm với nó là rủi ro có thể xảy đến bất cứ lúc nào. Một số tài sản tăng trưởng có thể liệt kê đó là chứng khoán, bất động sản lưu động, tiền cho vay…

5. Tài sản mạo hiểm

Đây là lớp tài sản nằm ở phần đỉnh chóp của tháp tài sản, sau khi các tầng tài sản dưới đã được xây dựng một cách vững chãi và chắc chắn. Tầng cao nhất bao gồm nhiều kênh đầu tư lợi nhuận khủng + rủi ro cao như crypto, chứng khoán phái sinh, coin, bất động sản du lịch…

Tuy nhiên, loại tài sản mạo hiểm không nhất thiết là ai cũng phải xây dựng trong danh mục tài sản của mình. Tuỳ theo nhu cầu và điều kiện mỗi người khác nhau mà bạn có thể thêm loại tài sản mạo hiểm vào khi các lớp tài sản ở phía dưới đã ổn định và vững chắc.

VI. Cách xây dựng tháp tài sản thông minh cùng TOPI

Cách xây dựng tháp tài sản thông minh cùng TOPI

Xây dựng tháp tài sản tối ưu cùng ứng dụng TOPI

TOPI có những loại tài sản nào để giúp bạn xây dựng tháp tài sản một cách thông minh? Tìm hiểu ngay nhé!

- Tài sản đầu tiên là tích luỹ kiến thức. TOPI sẽ thường xuyên cập nhật các thông tin mới nhất thị trường trên website chính thức của mình tại www.topi.vn/blog như tin của thị trường vàng, cổ phiếu, lãi suất, ngoại hối, báo cáo phân tích các công ty… Đây chính là loại tài sản vô hình nằm ở phần đáy của tháp.

Việc cập nhật thông tin hằng ngày giúp bạn đưa ra những quyết định đầu tư đúng hơn, đồng thời, nắm bắt tình hình tài chính và nền kinh tế cả trong & ngoài nước.

- Tài sản thứ hai là vàng thuộc tài sản bảo vệ. Sản phẩm vàng được tích hợp ngay tại ứng dụng (app) của TOPI. Vàng được bán tại TOPI là sản phẩm vàng của DOJI, vàng vật chất, trong đó, bạn có thể thu đổi tại bất cứ cửa hàng nào của DOJI trên toàn quốc.

Nhiều người cho rằng lợi tức của vàng là rất thấp nên không nên xếp vào tài sản cấu tạo của tháp tài sản hay tài sản kinh doanh tạo lợi nhuận. Đâu đó thì tư duy này là đúng, nhưng thực tế thì không hoàn toàn như thế. 

Tối ưu tháp tài sản thông minh cùng ứng dụng TOPI

TOPI giúp bạn tối ưu lớp tài sản thông minh

Theo khuyến nghị của Hội đồng vàng thế giới, bạn nên giữ khoảng 5% - 15% tài sản bảo vệ của mình là vàng vật chất, giúp chúng ta xây nên một tháp tài sản bền vững trong những biến động bất thường của nền kinh tế và thị trường tài chính, lúc này giá trị của vàng mới thực sự được phát huy.

Chúng ta không cho vàng vào lớp tài sản tạo thu nhập hay tăng trưởng nhưng chắc chắn trong danh mục đầu tư để xây dựng tháp tài sản phải có vàng.

- Tài sản thứ ba là tích luỹ thuộc tài sản tạo thu nhập. Tích luỹ là sản phẩm đầu tư có lợi nhuận hấp dẫn, dao động từ 6% - 9%/năm. TOPI cũng đưa ra nhiều kỳ hạn cho sản phẩm đầu tư tích luỹ của bạn, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn tuỳ theo nhu cầu của bản thân.

Khoản tích luỹ này sẽ mang về một số lợi nhuận mỗi tháng hoặc theo kỳ hạn tích luỹ mà bạn đã gửi.

- Tài sản thứ tư - chứng chỉ quỹ tương ứng với tài sản tăng trưởng. TOPI chọn ra những chứng chỉ quỹ tốt nhất tại thị trường Việt Nam để bạn có thể đầu tư an toàn. Mỗi chứng chỉ quỹ TOPI đều cung cấp thông tin rõ ràng về đơn vị quản lý, mức độ tăng trưởng, NAV hiện tại, nhằm giúp bạn có cái nhìn trực quan nhất về loại tài sản này, đưa ra các quyết định mua/bán chứng chỉ quỹ cân bằng với hồ sơ rủi ro và lợi nhuận kỳ vọng của mỗi người.

Khi bạn phân bổ tài sản của mình vào tất cả các lớp tài sản của tháp, TOPI sẽ thống kê tỷ lệ phần trăm của những tài sản mà bạn đã phân bổ để bạn dễ kiểm soát và quản lý hơn. Đồng thời, TOPI cũng sẽ đưa ra cảnh báo trong hồ sơ rủi ro của bạn khi một trong những tài sản mà bạn đã phân bổ có tín hiệu bất lợi.

Ngoài ra, bạn cũng hoàn toàn có thể thiết lập các kế hoạch mục tiêu để xây dựng nên tháp tài sản. Chẳng hạn như kế hoạch mua nhà, mua xe tạo ra lớp tài sản bảo vệ, kế hoạch nghỉ hưu là một trong những tài sản dành cho thế hệ sau.

Như vậy, trên đây, TOPI đã chỉ ra cho bạn biết tháp tài sản là gì, ưu nhược điểm ra sao, gồm những loại tài sản gì và cách xây dựng như thế nào. Việc xây dựng tháp tài sản thực sự là một cách thông minh để hướng tới tự do về tài chính, kiểm soát cách chi tiêu và đầu tư của mỗi người, tạo một tiền đề tốt cho một tương lai thư thái và an nhàn. Vậy thì tại sao chúng ta lại không xây dựng một tháp tài sản cho mình nhỉ?

Xem thêm:  10+ quy tắc quản lý tài chính cá nhân mà bạn cần biết

https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/RTWJfyGQsWGsBp1fpuxhnWb0Ektp1zdNAX8jLLXL.png?w=500&h=386&v=2022

Bài viết liên quan

logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Tầng 11, Tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Quét mã QR để tải ứng dụng TOPI

icon-messenger