Facebook Topi

25/07/2023

Tài sản dài hạn là gì? Cách đầu tư tài sản dài hạn hiệu quả

Tài sản dài hạn là các loại tài sản được doanh nghiệp sử dụng và thu hồi vốn từ 01 năm trở lên. Vai trò của tài sản dài hạn là phản ánh tiềm lực và quy mô của doanh nghiệp, là điều kiện cần để doanh nghiệp vận hành sản xuất và kinh doanh, là cơ sở để đánh giá doanh nghiệp.

icon-fb
icon-x
icon-pinterest
icon-copy

Tài sản dài hạn gồm các khoản thu phải thu dài hạn, tài sản cố định, bất động sản đầu tư, tài sản dở dang dài hạn, đầu tư tài chính dài hạn, tài sản dài hạn khác. Những tài sản vật chất của doanh nghiệp như nhà xưởng, máy móc, thiết bị và vật tư hàng hoá, thậm chí cả bản quyền, bằng sáng chế… đều là tài sản dài hạn.

I. Tài sản dài hạn là gì?

Tài sản dài hạn (Long-term Assets) là các loại tài sản có thời gian dự kiến sử dụng, thay thế và thu hồi vốn từ 12 tháng trở lên hoặc hơn 02 chu kỳ sản xuất kinh doanh và giá trị của chúng lớn hơn 10 triệu đồng.

Tài sản dài hạn là gì?

Tìm hiểu về các loại tài sản dài hạn cũng như những tính chất của loại tài sản đó

II. Các nhóm tài sản dài hạn

Trong tài sản dài hạn có các khoản như sau:

Các khoản thu phải thu dài hạn (TK 210) là toàn bộ những khoản mà doanh nghiệp phải thu có kỳ hạn thu hồi trên 01 năm hoặc 01 chu kỳ sản xuất kinh doanh, bao gồm: phải thu dài hạn của khách hàng (211), trả trước cho người bán dài hạn (212), vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc (213), phải thu nội bộ dài hạn (214), phải thu về cho vay dài hạn (215), phải thu dài hạn khác (216), dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (219).

Tài sản cố định (TK 220) phản ánh giá trị còn lại của các loại tài sản cố định khi đã trừ hao mòn luỹ kế, gồm tài sản cố định hữu hình (221), tài sản cố định thuê tài chính (224) và tài sản cố định vô hình (227). Tài sản cố định hữu hình là tài sản ta nhìn thấy được ngay, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ được nguyên hình thái vật chất ban đầu, ví dụ nhà cửa, máy móc thiết bị…

Tài sản cố định vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất nhưng có giá trị, sử dụng được trong sản xuất kinh doanh như bằng sáng chế, bản quyền… tài sản cố định thuê tài chính là tài sản mà công ty đi thuê từ các đơn vị cho thuê tài chính.

Các nhóm tài sản dài hạn

Các nhóm tài sản dài hạn cơ bản hiện nay

Bất động sản đầu tư (TK 230) là giá trị còn lại của những bất động sản đầu tư của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo. Muốn tính ra số liệu của TK 230 ta lấy nguyên giá cộng với giá trị hao mòn luỹ kế.

Tài sản dở dang dài hạn (TK 240) phản ánh giá trị chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang, chưa kết thúc (241) và chi phí xây dựng cơ bản dơ dang trong dài hạn (242)

Đầu tư tài chính dài hạn (TK 250) bao gồm khoản đầu tư vào công ty con (251), đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết (252), đầu tư góp vốn vào đơn vị khác (253), dự phòng đầu tư tài chính dài hạn (254), đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn trên 12 tháng (255).

Tài sản dài hạn khác (TK 260) gồm chi phí trả trước dài hạn (261), tài sản thuế thu nhập hoãn lại (262), thiết bị, vật tư, phụ tùng thay thế dài hạn (263) và các tài sản dài hạn khác (268).

III. Vai trò của tài sản dài hạn

1. Phản ánh tiềm lực và quy mô của doanh nghiệp

Vì tài sản dài hạn bao gồm các cơ sở vật chất, máy móc thiết bị, nhà xưởng… nói lên được quy mô cũng như tiềm lực kinh tế của doanh nghiệp, qua đó, người ta có thể đánh giá được sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.

2. Là điều kiện cần để doanh nghiệp vận hành sản xuất và kinh doanh

Vì các tài sản dài hạn như nhà xưởng, thiết bị máy móc, dây chuyền sản xuất, công trình dự án, bất động sản nhà máy, chung cư… không thể thiếu trong hoạt động sản xuất và kinh doanh, đặc biệt là những công ty thuộc lĩnh vực sản xuất, bất động sản, tài chính ngân hàng… Có chúng thì doanh nghiệp mới có thể sản xuất kinh doanh một cách bền vững.

3. Là cơ sở để đánh giá doanh nghiệp

Các thông tin về tài sản dài hạn sẽ cho nhà đầu tư, đối tác và các cổ đông một góc nhìn về nội tại của doanh nghiệp, từ đó, phân tích rõ ràng được BCTC và đánh giá luôn tiềm năng phát triển về sau.

Vai trò của tài sản dài hạn

Những vai trò cơ bản của các loại tài sàn dài hạn

IV. Cách tính tài sản dài hạn

Cần tuân thủ đúng nguyên tắc đánh giá theo nguyên giá và giá trị còn lại của tài sản cố định khi thực hiện kế toán tài sản cố định. Theo đó:

Giá trị còn lại sẽ bằng nguyên giá trừ đi giá trị đã hao mòn của tài sản cố định. 

Hay nguyên giá = giá trị hao mòn + giá trị còn lại

Cần phân loại tài sản dài hạn theo đúng phương pháp phân loại đã được quy định trong báo cáo kế toán, để có thể phục vụ cho công tác quản lý, tổng hợp chỉ tiêu cho cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước.

Đối với các khoản đầu tư tài chính dài hạn thì phải thể hiện rõ số hiện có, tình hình tăng giảm theo giá thực tế. Thêm nữa, từng khoản đầu tư tài chính dài hạn, các chi phí phát sinh và lợi nhuận đều phải theo dõi chặt chẽ, mở bút toán trong sổ kế toán.

Cách tính tài sản dài hạn

Các tính tài sản dài hạn nhanh chóng và chính xác

V. Cách xác định tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn

Để có thể xác định được đâu là tài sản ngắn hạn đâu là tài sản dài hạn thì ta có thể nhìn vào đặc điểm của chúng.

Với tài sản dài hạn, chúng sẽ được sử dụng trong thời gian dài, qua nhiều chu kỳ kinh doanh, cho nên cần khấu hao tài sản mỗi chu kỳ. Tính thanh khoản của chúng rất thấp, khó chuyển đổi thành tiền mặt, dù chuyển đổi được thì cũng cần thời gian dài, tốn nhiều chi phí, đồng thời trong quá trình luân chuyển sẽ gặp rủi ro biến động giá trị.

Những tài sản dài hạn thường có giá trị lớn, tốn nhiều vốn mua cũng như chi phí bảo trì. Nên, chúng cũng khó thích nghi được với sự thay đổi kinh doanh, doanh nghiệp sẽ khó thu hồi vốn trong ngắn hạn hoặc nhanh chóng chuyển đổi các tài sản này. Doanh nghiệp kỳ vọng tài sản dài hạn sẽ đem lại lợi nhuận trong dài hạn. 

Với tài sản ngắn hạn, chúng được sử dụng trong thời gian ngắn thường là dưới 01 năm hoặc 01 chu kỳ kinh doanh, thường xuyên thay đổi hình thái trong suốt quá trình vận hành doanh nghiệp. Tính thanh khoản của tài sản ngắn hạn rất cao, có thể chuyển đổi thành tiền mặt nhanh chóng, vì vậy, doanh nghiệp dùng tài sản ngắn hạn để giải quyết các vấn đề cần thanh toán ngay. Rủi ro sinh ra từ biến động giá trị không lớn. Dễ dàng thu hồi lại vốn, thích nghi nhanh với sự thay đổi sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Có thể tham khảo thêm quy định tại Điều 102 Thông tư 200/2014/TT-BTC để xác định được tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn rõ ràng.

Cách xác định tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn

Phân biệt tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn

VI. Những cách đầu tư tài sản dài hạn hiệu quả nhất

Đầu tư tài sản dài hạn đòi hỏi lượng vốn lớn nên đầu tư như thế nào luôn là một bài toán khó đối với các doanh nghiệp. Bởi vì nếu đầu tư không hiệu quả thì doanh nghiệp có khả năng phải đối mặt với một khoản nợ lớn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải tính cả đến rủi ro biến động giá trị khi luân chuyển tài sản qua nhiều năm. 

Cần dự trù kế hoạch khai thác cũng như tính toán khấu hao kỹ càng. Một số chỉ số tài chính được doanh nghiệp sử dụng đó là tỷ lệ vòng quay tài sản cố định, tỷ lệ vòng quay tổng tài sản… để có thể phân tích được tình hình sử dụng tài sản dài hạn như thế nào, từ đó, đảm bảo cho các kế hoạch đầu tư đem lại lợi ích tối đa về tổ chức.

1. Trong giai đoạn quyết định đầu tư:

Về đề xuất mua tài sản nên dựa trên dự toán về hiệu quả đầu tư, thời gian thu hồi vốn, kế hoạch mua sắm được xây dựng từ đầu năm, chỉ mua những tài sản đã được duyệt bởi ban giám đốc và các trường bộ phận liên quan, để hạn chế sai phạm.

Trong quá trình xét duyệt mua tài sản cần có sự tham gia của kế toán trưởng hay giám đốc tài chính, để họ đối chiếu, kiểm tra xem có phù hợp với ngân sách không, nếu vượt ngưỡng thì cần có giải thích của bộ phận và phê duyệt từ ban giám đốc.

Về lựa chọn nhà cung cấp, nên tham khảo giá tại nhiều tổ chức hay nhà cung cấp, cần lưu ý nhà cung cấp không được có mối quan hệ lợi ích với bộ phận thu mua, giá phải là giá hợp lý nhất trên thị trường. Với tài sản có giá trị cực lớn thì nên lựa chọn hình thức đấu thầu công khai để lựa ra nhà cung cấp chất lượng nhất cả về sản phẩm và giá cả.

2. Trong giai đoạn nhận hàng:

Bộ phận kho và thu mua cần tiến hành kiểm tra quy cách, số lượng, yêu cầu kỹ thuật xem có đúng hàng hoá đã đặt không, cần lưu trữ lại giấy tờ để kiểm tra và đối chiếu về sau.

Khi chuyển giao tài sản cho bộ phận sử dụng, kế toán nên ghi chép lại việc mua tài sản đi kèm với việc theo dõi tình hình sử dụng, rủi ro phát sinh trong quá trình sử dụng, khấu hao, số dư tài sản là như thế nào… đều cần ghi trên sổ chi tiết. Cần giao trách nhiệm quản lý tài sản cố định cho trưởng bộ phận. Hàng năm, kế toán của đơn vị phải thực hiện việc kiểm kê tài sản xem có hỏng hóc gì hay không, để sửa chữa và nâng cấp, sau đó tính và ghi khấu hao của tài sản.

3. Trong giai đoạn thanh lý tài sản:

Xem xét định kỳ việc sử dụng tài sản, nên tiến hành thanh lý hay không. Việc soát xét này nên tiến hành ít nhất mỗi năm 1 lần. Doanh nghiệp cần quy định rõ người xét duyệt, điều kiện thanh lý, giá trị thu hồi để ngăn chặn sai phạm.

Trên đây là những thông tin liên quan tới tài sản dài hạn của doanh nghiệp. Để biết thêm nhiều thông tin về đầu tư tài chính bổ ích, mời bạn truy cập vào TOPI - ứng dụng đầu tư trực tuyến thông minh của VAM. 

https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/yb1eTdsQWerFdzUQPOGqlSs1cz5mJ8M7eu95jxJz.jpg?w=500&h=386&v=2022https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/OR1Ol8SM6qbwCOqQ7r0rUqOMd1okayi8MIFWxOEF.jpg?w=500&h=386&v=2022

Bài viết liên quan

logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Tầng 11, Tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Quét mã QR để tải ứng dụng TOPI