Facebook Topi

21/06/2024

Tầm quan trọng và xu hướng quản lý gia sản trong tương lai

Quản lý gia sản rất quan trọng trong việc bảo vệ tài sản và gia tăng tài chính cho bạn. Trong tương lai, xu hướng quản lý gia sản có thể được định hình bởi các công nghệ hiện đại, sự cá nhân hoá dịch vụ, xu hướng đầu tư bền vững và những cách thức quản lý của thế hệ mới.

icon-fb
icon-x
icon-pinterest
icon-copy

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu không ngừng biến động, việc quản lý gia sản ngày càng trở nên quan trọng và được nhiều người quan tâm. Không chỉ là việc bảo vệ tài sản khỏi các rủi ro tiềm ẩn, quản lý gia sản còn giúp tối ưu hóa giá trị tài sản qua thời gian, đảm bảo sự an toàn tài chính cho cá nhân và gia đình.

Quản lý gia sản là gì?

Quản lý gia sản và quản lý tài sản

Quản lý gia sản (Wealth Management) là quá trình quản lý tài sản và tài chính của một cá nhân hay gia đình, gia tộc bất kỳ nhằm bảo vệ, duy trì và gia tăng tài sản đó theo thời gian.

Đây là lĩnh vực khá phức tạp nhiều khía cạnh. Một số khía cạnh trong quản lý gia sản có thể bao gồm:

  • Lập kế hoạch tài chính bao gồm xác định mục tiêu tài chính, phân tích tình hình tài chính hiện tại và phát triển một kế hoạch để đạt được các mục tiêu đó trong tương lai.
  • Đầu tư bao gồm việc quản lý các khoản đầu tư để tăng thêm nguồn tài sản, lợi nhuận, giảm thiểu rủi ro. Khoản đầu tư có thể bao gồm nhiều loại hình đầu tư khác nhau như đầu tư cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản, quỹ đầu tư…
  • Quản lý thuế là việc hiểu và quản lý các nghĩa vụ về thuế liên quan đến tài sản và thu nhập của người cần quản lý gia sản. Việc cần phải làm là giảm thiểu số thuế phải trả nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ các quy định về thuế.
  • Lập kế hoạch di chúc gồm việc xác định cách thức phân phối tài sản sau khi qua đời, bao gồm việc lập di chúc, ủy thác, và các công cụ pháp lý khác để đảm bảo tài sản được phân phối theo ý muốn của chủ sở hữu.
  • Mua bảo hiểm cho người, tài sản và thu nhập để chúng được bảo vệ khỏi các rủi ro tiềm ẩn.
  • Quản lý nợ gồm xử lý các khoản nợ hiện tại, lập kế hoạch trả nợ hiệu quả, tránh nợ phát sinh không cần thiết.
  • Quản lý bất động sản gồm duy trì và giúp các tài sản bất động sản gia tăng giá trị bằng cách cho thuê, bảo trì, bán khi cần thiết…

Quản lý gia sản thường được thực hiện bởi những chuyên gia tài chính về mảng cố vấn tài chính, kế toán, cố vấn thuế, cố vấn luật… vì khối lượng gia sản cần được quản lý sẽ rất lớn, có mặt ở nhiều lĩnh vực, cho nên, chỉ người có chuyên môn cao mới có thể đưa ra các quyết định tài chính thông minh, chiến lược tối ưu để duy trì và gia tăng giá trị cho khối tài sản đó.

Quản lý gia sản có phù hợp với người Việt không?

Lĩnh vực quản lý gia sản tại Việt Nam vẫn còn khá mới mẻ, một thống kê cho thấy, nước ta chỉ có khoảng gần 50 công ty liên quan đến hoạt động quản lý gia sản. 

Đại đa số người dân Việt Nam vẫn chưa có thói quen uỷ thác một đơn vị hay một cá nhân chuyên nghiệp để quản lý gia sản của mình. Họ tự mình quản lý hoặc phân bổ tài sản cho người thân, bạn bè cùng quản lý. 

Bên cạnh đó, hệ thống pháp lý và quy định tại Việt Nam về quản lý gia sản và đầu tư còn nhiều phức tạp và liên tục có nhiều thay đổi, cho nên, vừa phải tuân thủ các quy định pháp luật vừa bảo vệ quyền lợi của khách hàng là một thách thức lớn đối với những công ty quản lý gia sản.

Một số dịch vụ quản lý gia sản phổ biến tại Việt Nam bao gồm tư vấn tài chính cá nhân, quản lý đầu tư, bảo hiểm và lập kế hoạch hưu trí cũng như có dịch vụ quản lý và đầu tư bất động sản.

Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của người giàu tại Việt Nam được xem là một trong những quốc gia tăng trưởng nhanh nhất thế giới với 31%. Dự kiến nước ta có khoảng 511 người có tài sản trên 30 triệu USD, gần 26.000 người sở hữu tài sản hơn 1 triệu USD trong năm 2025 (theo Knight Frank), mở ra cơ hội lớn cho ngành quản lý tài sản tại Việt Nam trong tương lai.

>> Xem thêm: Cách quản lý tài sản cá nhân hiệu quả

Vai trò quan trọng của chuyên gia tư vấn

Các chuyên gia tư vấn đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý gia sản, giúp cá nhân và gia đình bảo vệ, duy trì và tăng trưởng tài sản của họ. Chẳng hạn như:

Cố vấn tài chính sẽ giúp khách hàng phân tích được tình hình tài chính hiện tại ra sao, đưa ra các khuyến nghị cụ thể về tiết kiệm, đầu tư và chi tiêu hợp lý nhằm đạt được các mục tiêu tài chính của người cần quản lý gia sản. Bên cạnh đó, họ cũng sẽ xây dựng và quản lý, cũng như điều chỉnh các chiến lược đầu tư phù hợp với sự thay đổi của thị trường và hoàn cảnh của khách hàng.

Cố vấn về thuế giúp khách hàng hiểu và tuân thủ đúng quy định về thuế, các hình thức chuyển nhượng tài sản khác mà có thể ảnh hưởng đến nghĩa vụ thuế, đồng thời tìm kiếm các chiến lược để giảm thiểu thuế phải trả.

Cố vấn pháp lý thường là các luật sư giỏi, họ đưa ra những lời khuyên về các vấn đề pháp lý liên quan đến quản lý tài sản, thừa kế tài sản, phân phối tài sản theo ý muốn, bao gồm cả việc bảo vệ tài sản khỏi các tranh chấp pháp lý và đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật.

Cố vấn bảo hiểm giúp khách hàng xác định được loại bảo hiểm nào cần thiết để bảo vệ cho người và tài sản của khách hàng. Họ sẽ tư vấn cặn kẽ các chính sách về từng loại bảo hiểm khác nhau để vừa giảm thiểu rủi ro tài chính vừa bảo vệ được cho người và tài sản.

Tóm lại, các chuyên gia tư vấn trong việc quản lý gia sản mang lại giá trị bằng cách cung cấp kiến thức chuyên sâu, kỹ năng và kinh nghiệm trong các lĩnh vực cụ thể. Họ giúp khách hàng đưa ra các quyết định tài chính thông minh và chiến lược, đảm bảo rằng tài sản được quản lý hiệu quả, bảo vệ và phát triển theo thời gian.

Tầm quan trọng của quản lý gia sản

Quản lý gia sản và quản lý tài sản

Việc quản lý gia sản là rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn tài chính và tương lai kinh tế của cá nhân và gia đình của bạn.

Thứ nhất, quản lý gia sản giúp bảo vệ tài sản, phòng ngừa các rủi ro tài chính như mất mát, trộm cắp, và thiệt hại do thiên tai hoặc các sự cố bất ngờ khác, bảo vệ khỏi tranh chấp pháp lý và đảm bảo sự phân phối tài sản theo mong muốn của chủ sở hữu.

Thứ hai, giúp tăng trưởng tài sản nhờ việc đầu tư thông minh từ sự cố vấn của các chuyên gia.

Thứ ba, giúp kiểm soát nợ nần, đảm bảo các khoản vay được quản lý một cách hiệu quả và không gây áp lực tài chính lớn cho gia đình.

Thứ tư, bảo vệ quyền thừa kế, giảm thiểu tranh chấp gia đình và bảo vệ quyền thừa kế của người thân.

Thứ năm, giữ tinh thần an tâm cho người cần quản lý gia sản, vì nhờ việc này tạo ra một nền tảng tài chính vững chắc cho tương lai, đảm bảo rằng các nguồn lực tài chính được duy trì và phát triển bền vững. Nhờ đó mang lại cảm giác an toàn, giảm bớt các lo lắng về tài chính cho khách hàng.

Cuối cùng, việc quản lý gia sản còn giúp duy trì và tăng giá trị của khối tài sản lên, đảm bảo luôn mang lại thu nhập ổn định, được bảo trì, nâng cấp thường xuyên, giữ toàn vẹn giá trị cho những tài sản đó.

Xu thế quản lý gia sản trong tương lai

Quản lý gia sản và quản lý tài sản

Có khá nhiều xu hướng mới được mong đợi trong việc quản lý gia sản ở tương lai, một số trong đó bắt nguồn từ các công nghệ mới, một số dựa theo sự khác biệt giữa các thế hệ mới và bối cảnh kinh tế xã hội. Nỏi bật nhất có thể là 5 xu thế như sau:

Xu thế quản lý tài sản của các nhà đầu tư mới: Chẳng hạn như thế hệ gen Z, được lớn lên hoàn toàn trong thời kỳ kỹ thuật số, tiếp cận đầu tư và mối quan hệ của họ với các chuyên gia cố vấn sẽ khác hẳn với những thế hệ cũ. Theo đó, họ có thể mang đến một cuộc cách mạng trong quản lý gia sản. Có thể họ sẽ thay đổi mô hình làm việc với các chuyên gia, cố vấn tài chính hoặc áp dụng các xu hướng tiêu dùng thông minh nào đó để quản lý gia sản một cách tốt hơn.

Ứng dụng công nghệ tài chính, số hoá tài chính: Quản lý gia sản sẽ được hỗ trợ bởi các công cụ tài chính hiện đại, từ các ứng dụng di động, phần mềm quản lý, các nền tảng trực tuyến giúp theo dõi và quản lý tài sản một cách nhanh chóng, thuận tiện. Công nghệ trí tuệ nhân tạo AI và học máy ML sẽ được đưa vào để phân tích dữ liệu tài chính, đưa ra khuyến nghị đầu tư cũng như tự động hoá quy trình quản lý tài chính.

Đầu tư bền vững: Với nhận thức về môi trường ngày càng tăng thì đầu tư bền vững sẽ là một lĩnh vực được ưa chuộng rất nhiều. Xu hướng đầu tư vào các công ty và dự án có trách nhiệm với môi trường và xã hội sẽ gia tăng. Các nhà đầu tư ngày càng quan tâm đến việc tài sản của họ không chỉ tạo ra lợi nhuận mà còn đóng góp tích cực cho xã hội.

Tăng cường cá nhân hoá dịch vụ theo nhu cầu, mục tiêu riêng biệt của từng khách hàng. Các giải pháp tài chính sẽ được tùy chỉnh để đáp ứng các hoàn cảnh và yêu cầu cụ thể. Những cố vấn tài chính cũng sẽ cung cấp các dịch vụ toàn diện hơn, bao gồm cả tư vấn về lối sống, sức khỏe tài chính, và kế hoạch di sản cá nhân hóa.

Quản lý những sản phẩm, tài sản mới: Chẳng hạn như tiền điện tử, token hoá tài sản, các quỹ đầu tư mới với sản phẩm tài chính sáng tạo… sẽ mở ra nhiều cơ hội và thách thức cho việc quản lý gia sản hơn.

Tóm lại, quản lý gia sản là một lĩnh vực hoạt động dựa trên sự tín nhiệm của một cá nhân hoặc tập thể vào người nhận uỷ thác tài sản. Đây không chỉ là một lĩnh vực tài chính mà còn là nghệ thuật duy trì và phát triển tài sản trong bối cảnh thị trường không ngừng thay đổi. Nhìn về tương lai, việc quản lý gia sản không chỉ đảm bảo an toàn tài chính mà còn mang lại sự an tâm tinh thần, mở ra những cơ hội mới cho sự thịnh vượng bền vững.

Tải ứng dụng TOPI ngay để có những trải nghiệm đọc những kiến thức về tài chính ngân hàng tốt hơn trên điện thoại di động. Quét mã hoặc ấn nút cài đặt là bạn đã có thể sử dụng miễn phí dịch vụ của chúng tôi!

https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/YxrKlDuu2uOQNtm78GeLH3jn2QYW8p7ZqWpWb3lN.jpg?w=500&h=386&v=2022https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/yb1eTdsQWerFdzUQPOGqlSs1cz5mJ8M7eu95jxJz.jpg?w=500&h=386&v=2022https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/VvUsgRKPmOmXWi1dQ1ti9RrFRj2PQ28Nxfu0e5fv.jpg?w=500&h=386&v=2022

Bài viết liên quan

logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Tầng 11, Tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Quét mã QR để tải ứng dụng TOPI

icon-messenger