Facebook Topi

21/05/2024

Lập kế hoạch tài chính thông minh khi sinh con đầu lòng

Chuẩn bị tài chính trước khi sinh con là một trong những bước quan trọng để cả gia đình có một tương lai vững chắc. Tham khảo các bước lập kế hoạch tài chính để sinh con đầu lòng và nuôi con trong những năm tiếp theo.

icon-fb
icon-x
icon-pinterest
icon-copy

Ngại sinh con do chưa đủ kinh tế hay sợ sinh con, nuôi con tốn quá nhiều tiền là suy nghĩ của nhiều bạn trẻ, đặc biệt là những người có thu nhập ở mức trung bình.Có thể thấy ngày càng nhiều bạn trẻ hiểu rõ tầm quan trọng của tài chính và có mong muốn chuẩn bị tài chính thật tốt trước khi sinh con. Hãy cùng TOPI lập kế hoạch tài chính khi sinh con một cách thông minh và vững chắc để chuẩn bị nền tảng thật tốt chào đón một thiên thần đến với thế giới nhé!

I. Tầm quan trọng của việc chuẩn bị tài chính trước khi sinh con

Phụ nữ hiện đại ngày càng “ngại” sinh con, các cặp vợ chồng ở những thành phố lớn cũng có xu hướng “trì hoãn” sinh con. Đây là xu hướng chung ở nhiều quốc gia, không riêng ở Việt Nam. Ở một xã hội hiện đại, phụ nữ ngày càng phải cáng đáng nhiều việc hơn, phải cạnh tranh với bất bình đẳng giới, suy giảm sức khỏe, tâm sinh lý để tăng thu nhập.

Lập kế hoạch tài chính khi sinh con

Cần chuẩn bị tài chính vững vàng trước khi sinh con

Nếu hai vợ chồng đều là lao động phổ thông với mức thu nhập trung bình chỉ từ 4 - 6 triệu/tháng mỗi người, không có bảo hiểm xã hội hay những phúc lợi thì rõ ràng bài toán chi phí để sinh con thực sự nan giải. 

II. Dự trù chi phí cần thiết khi sinh con đầu lòng

Chi phí sinh và nuôi con có thể ít, có thể nhiều, không ai giống ai. Bởi thế, bạn không cần phải “sợ” khi người khác sinh con hết hàng trăm triệu hay ngạc nhiên khi có người tốn chi phí ít.

Chi phí để sinh và nuôi con nhỏ bao gồm chi phí “cứng” và chi phí “mềm”, phụ thuộc vào việc bạn mong muốn hưởng dịch vụ thế nào và khu vực sinh sống ở đâu.

  • Chi phí “cứng” là những chi phí bắt buộc, chi phí tối thiểu, bao gồm: Tiền khám thai định kỳ, tiền mua quần áo, tã, bỉm, chi phí sinh đẻ (sinh thường hoặc sinh mổ), chi phí ăn uống hồi sức cho mẹ…
  • Chi phí “mềm” là những chi phí không bắt buộc, bạn có thể cắt bỏ nếu tài chính không quá dư dả, ví dụ như gói sinh nở với chất lượng cao, nằm phòng riêng, gây tê màng cứng, thuốc hoặc thực phẩm chức năng bổ sung cho mẹ…

Bạn có thể tham khảo những khoản chi phí cơ bản mà một người mẹ ở thành phố cần chuẩn bị trong một tháng cận sinh và 3 tháng đầu tiên sau khi sinh.

Lập kế hoạch tài chính khi sinh con

Hãy tính toán chi phí cần thiết để sinh con

STT

Khoản mục

Chi phí (đồng)

1

Tiền thuốc men, tiêm chủng và các vật dụng sơ sinh

2.000.000

2

Tiền đi sinh 

10.000.000

3

Tiền bồi dưỡng cho mẹ

1.000.000

4

Tiền bỉm/sữa

3.000.000

Tổng chi phí

28.000.000

III. Các bước lên kế hoạch tài chính chuẩn bị sinh con

Lập kế hoạch tài chính thông minh khi sinh con đầu lòng là một bước quan trọng để đảm bảo rằng bạn có đủ nguồn lực tài chính để chăm sóc và nuôi dưỡng con cái trong tương lai. Dưới đây là một số bước cụ thể để giúp bạn lập kế hoạch tài chính hiệu quả:

Dưới đây là một số gợi ý để lập kế hoạch tài chính thông minh khi bạn chuẩn bị đón chào con đầu lòng:

1. Đánh giá thu nhập của gia đình hiện tại và sắp tới

Kiểm tra thu nhập và chi phí hiện tại: Xem xét khả năng kiếm tiền của các thành viên trong gia đình và liệt kê tất cả các khoản chi tiêu hàng tháng. 

Xác định khoản tiết kiệm hiện có: Kiểm tra số tiền bạn đã tiết kiệm được và các khoản đầu tư hiện tại.

Tính toán kỹ những yếu tố có thể ảnh hưởng đến thu nhập của cả gia đình trong thời gian sau sinh như thời gian làm việc bị giảm, nghỉ phép, thay đổi nghề nghiệp… Hãy cố gắng tính toán để ước lượng con số thu nhập chính xác của bạn để không đảm bảo không có sự sụt giảm bất ngờ nào trong tài khoản.

2. Hiểu về bảo hiểm y tế và chế độ thai sản

Sinh con tốn rất nhiều chi phí ngay cả khi bảo hiểm y tế hỗ trợ bạn đến 80%. Theo quy định, của bảo hiểm xã hội Việt Nam, chỉ cần bạn đóng bảo hiểm 6 tháng liên tục trước khi sinh thì sẽ được hưởng chế độ thai sản.Hãy tìm hiểu với số tháng mình đã đóng bảo hiểm thì được bao nhiêu tiền thai sản, được nghỉ bao lâu (theo quy định của bảo hiểm và yêu cầu công việc cụ thể) và liệu có ảnh hưởng đến kinh tế gia đình hay không.

Chọn bệnh viện nằm trong tuyến bảo hiểm y tế: Giúp bạn giảm số tiền phải chi trả cho việc thăm khám cho cả mẹ và trẻ

3. Lên kế hoạch mua sắm vật dụng chuẩn bị cho sinh đẻ

Sinh con đi kèm với việc phải mua sắm rất nhiều vật dụng và tốn nhiều tiền, do đó bạn nên đặt ra một giới hạn mua sắm, chi tiêu để tránh ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình.

Lập kế hoạch tài chính khi sinh con

Mua sắm chuẩn bị sinh theo kế hoạch định sẵn

Trước khi sinh, bạn cần sắm quần áo sơ sinh, bình sữa, dự phòng một hộp sữa trong trường hợp sữa mẹ chưa về, chi phí tắm cho em bé khi mới sinh, mua tã lót, giấy ướt, phấn rôm, màn chụp, bộ gối chặn… Nếu dư dả có thể mua thêm nôi - cũi, đồ chơi cho bé, xe đẩy…

Đối với mẹ, cần chuẩn bị: Vitamin và thực phẩm bổ sung cho bà bầu, váy bầu và quần áo mặc sau sinh, gel nịt bụng, khăn thấm sữa… Máy hút sữa, túi trữ sữa, máy hâm sữa có thể mua sau nếu cần.

4. Mua Bảo hiểm để được đảm bảo về tài chính

Mua bảo hiểm y tế là điều quan trọng đầu tiên: Hãy đảm bảo rằng bạn và con bạn có bảo hiểm y tế tốt để giảm bớt chi phí sinh đẻ, khám chữa bệnh.

Bạn cũng có thể xem xét các loại bảo hiểm khác: Như bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm tai nạn để bảo vệ tài chính gia đình đề phòng trường hợp xấu xảy ra.

IV. Lập kế hoạch tài chính sau khi sinh con

Hãy chuẩn bị cho một chặng đường dài sau khi sinh bởi chăm sóc một em bé đòi hỏi nhiều thời gian, công sức và tiền bạc.

1. Lập kế hoạch chi tiêu cụ thể hàng tháng cho mẹ và bé

Bạn cần nắm bắt chính xác, chi tiết những gì phải chi tiêu cho mình và em bé, từ những nhu cầu y tế cho đến việc chăm con hằng ngày như thực phẩm và tã lót. Hãy tham khảo lời khuyên từ các phụ huynh khác để có kinh nghiệm thực tế, chuẩn bị tinh thần để xử lý những vấn đề về chi phí có thể xảy ra. Xem xét cắt giảm các khoản chi tiêu không cần thiết và cố gắng cắt giảm để tiết kiệm thêm tiền.

2. Tạo nguồn thu nhập thụ động

Hãy tạo cho mình một nguồn thu nhập thụ động để bổ sung kinh tế cho thời gian sinh và nuôi con. Nếu dư giả, bạn có thể đầu tư vào bất động sản như cho thuê nhà hoặc kinh doanh online, bán hàng tại nhà… để tăng thu nhập.

3. Hình thành thói quen chi tiêu có kiểm soát

Tập hợp danh sách các khoản chi tiêu hằng tháng của bạn, từ những hóa đơn cố định, thiết yếu đến cho đến những khoản chi tiêu không quá quan trọng. Hãy nhớ rằng nuôi con là một hành trình dài, bởi vậy hãy tập thói quen quản lý chi tiêu thật tốt, tránh lạm chi.

4. Tiết kiệm một khoản tiền cho những lúc khẩn cấp

Quỹ dự phòng khẩn cấp là một khoản tiền quan trọng thì khi sinh con, số tiền này lại càng cần thiết. Hãy luôn dành ra một khoản tiền dự phòng cho những lúc khẩn cấp như ốm đau, mất thu nhập.

Hai vợ chồng nên trích ra một khoản tiết kiệm với số tiền tối thiểu là chi phí đủ để trang trải cuộc sống và nuôi con từ 6 tháng đến 1 năm. Bởi vậy, hãy cắt giảm những chi tiêu không cần thiết để phòng cho những sự cố bất ngờ xảy ra.

Lập kế hoạch tài chính khi sinh con

Đừng quên trích quỹ dự phòng dùng khi khẩn cấp

5. Quỹ đầu tư tương lai cho con

Khi chuẩn bị kết thúc những năm bỉm sữa, bạn sẽ cần chi những khoản tiền đầu tư cho tương lai của con như: Học phí, theo học các môn năng khiếu… Hãy tạo một quỹ trải nghiệm - giáo dục để đầu tư vào học tập, du lịch, ngoại khóa hay học các kỹ năng mềm để phát triển toàn diện cho con.

V. Bí kíp tiết kiệm chi phí sinh và nuôi con

1. Tận dụng kinh tế chia sẻ

Mua sắm đồ dùng trẻ em qua các nền tảng chia sẻ: Hãy tham gia các diễn đàn, hội nhóm cha mẹ hoặc các cộng đồng trao đổi đồ dùng trẻ em giúp bạn tiết kiệm đáng kể chi phí mua sắm. Do trẻ em lớn rất nhanh nên việc trao đổi, thuê đồ chơi sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoản chi phí lớn thay vì phải mua toàn bộ.

Sử dụng sản phẩm tái sử dụng: Tận dụng các sản phẩm tái sử dụng như tã vải, quần áo second-hand để giảm chi phí và bảo vệ môi trường.

Lập kế hoạch tài chính khi sinh con

Trao đổi, thuê đồ chơi, đồ dùng để tiết kiệm chi phí

Trồng cây và nuôi thú cưng: Tạo vườn rau nhỏ tại nhà để cung cấp thực phẩm sạch và an toàn cho gia đình, đồng thời giáo dục con về giá trị của tự nhiên.

Thuê dịch vụ theo nhu cầu: Thuê dịch vụ chăm sóc trẻ em, vệ sinh nhà cửa theo giờ hoặc theo nhu cầu để tối ưu hóa chi phí.

2. Thực hiện tiết kiệm thông minh

Tận dụng đồ dùng đã qua sử dụng: Mua hoặc xin lại đồ dùng từ bạn bè, gia đình, hoặc trên các nhóm chia sẻ đồ dùng trẻ em. Nhiều đồ dùng trẻ em vẫn còn rất mới và sử dụng tốt.

Tự làm một số đồ dùng: Nếu bạn có kỹ năng may vá hoặc thủ công, hãy tự làm một số đồ dùng cho bé như quần áo, khăn tã, hoặc đồ chơi đơn giản.

Săn các chương trình khuyến mãi: Đăng ký nhận thông tin từ các cửa hàng đồ trẻ em và các trang web bán hàng để không bỏ lỡ các chương trình giảm giá, khuyến mãi đặc biệt.

3. Tham gia vào cộng đồng, hội nhóm làm cha mẹ

Nhóm phụ huynh trên mạng xã hội: Tham gia vào các nhóm phụ huynh trên Facebook hoặc Zalo để học hỏi kinh nghiệm, nhận lời khuyên và tìm kiếm hỗ trợ từ cộng đồng.

Tạo nhóm chia sẻ tài liệu giáo dục: Cùng các phụ huynh khác lập nhóm chia sẻ tài liệu, sách, đồ chơi giáo dục để tiết kiệm chi phí và tạo môi trường học tập đa dạng cho con.

VI. Tích lũy ngay hôm nay để có tài chính vững mạnh

Bất kể rằng bạn mới chỉ lên kế hoạch chuẩn bị hay sẽ sinh con sau vài tháng nữa, hãy chi tiêu như bạn đã là những bậc cha mẹ thật sự. Trải nghiệm này sẽ giúp bạn làm quen với ngân sách đã đặt ra và có những điều chỉnh phù hợp với thực tế.

Sinh con đầu lòng là một hành trình đầy thử thách nhưng cũng vô cùng ý nghĩa. Bằng cách lập kế hoạch tài chính thông minh, bạn có thể đảm bảo con mình có một cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc.

>> Xem thêm: Tích lũy là gì?

1. Chia nhỏ mục tiêu tiết kiệm

Thay vì đặt mục tiêu tiết kiệm lớn một lần, hãy chia nhỏ mục tiêu và đặt các cột mốc ngắn hạn. Điều này giúp bạn dễ dàng đạt được và cảm thấy ít áp lực hơn.

Lập kế hoạch tài chính khi sinh con

Đặt mục tiêu tiết kiệm trước khi sinh con

2. Theo dõi và điều chỉnh kế hoạch

Định kỳ đánh giá lại kế hoạch tài chính: Kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch tài chính của bạn theo định kỳ để đảm bảo rằng nó vẫn phù hợp với tình hình thực tế và nhu cầu của gia đình.

Giữ kỷ luật tài chính: Duy trì kỷ luật trong chi tiêu và tiết kiệm để đảm bảo rằng bạn luôn ở trong tình trạng tài chính tốt.

Lập kế hoạch tài chính thông minh khi sinh con đầu lòng không chỉ giúp bạn quản lý tốt tài chính gia đình mà còn tạo nền tảng vững chắc cho tương lai của con bạn.

Bằng cách áp dụng những chiến lược sáng tạo và linh hoạt này, bạn không chỉ đảm bảo tài chính vững chắc cho gia đình mà còn tạo ra môi trường phát triển toàn diện và tích cực cho con yêu của mình.

Có khá nhiều khoản phải chi tiêu khi sinh nở và chăm sóc một em bé, do đó, hãy chuẩn bị tài chính kỹ càng, lập kế hoạch tài chính cẩn thận để có nền tảng kinh tế vững chắc. Hy vọng kế hoạch tài chính trước khi sinh con do TOPI chia sẻ có thể giúp các bạn tự tin chào đón thiên thần nhỏ đến với gia đình.

https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/EOwdGS736fIL7NNMN6FvcSoYwOHGvZYbs570X1IR.jpg?w=500&h=386&v=2022https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/yb1eTdsQWerFdzUQPOGqlSs1cz5mJ8M7eu95jxJz.jpg?w=500&h=386&v=2022https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/VvUsgRKPmOmXWi1dQ1ti9RrFRj2PQ28Nxfu0e5fv.jpg?w=500&h=386&v=2022

Bài viết liên quan

logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Tầng 11, Tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Quét mã QR để tải ứng dụng TOPI

icon-messenger