Facebook Topi

06/11/2023

Kiểm toán nội bộ là gì? Quy trình kiểm toán nội bộ hiện nay

Kiểm toán nội bộ là quá trình kiểm tra độc lập hồ sơ tài chính của tổ chức, doanh nghiệp nhằm đưa ra ý kiến, đánh giá về báo cáo tài chính. Kiểm toán nội bộ giúp nâng cao hiệu quả của các quy trình quản lý rủi ro, kiểm soát và quản trị công việc tốt hơn.

icon-fb
icon-x
icon-pinterest
icon-copy

Kiểm toán nội bộ đóng vai trò vô cùng quan trọng không thể thiếu trong hoạt động quản trị của các tổ chức, doanh nghiệp hiện nay. Có hai loại kiểm toán hiện nay đó là kiểm toán nội bộ và kiểm toán bên ngoài. Vậy kiểm toán nội bộ là gì, có điểm gì khác so với kiểm toán bên ngoài? Quy trình kiểm toán nội bộ hiện nay ra sao? Hãy cùng TOPI tìm hiểu ngay!

1. Kiểm toán nội bộ là gì?

Kiểm toán nội bộ theo định nghĩa của Hiệp hội kiểm toán nội bộ IIA chính là một hoạt động đảm bảo và tư vấn độc lập, khách quan được sử dụng nhằm tăng cường và cải thiện hoạt động trong một tổ chức, doanh nghiệp. Kiểm toán nội bộ sử dụng phương pháp tiếp cận có nguyên tắc và hệ thống để đánh giá và nâng cao chất lượng hiệu quả của các quy trình quản lý rủi ro, kiểm soát và quản trị hoạt động doanh nghiệp.

Kiểm toán nội bộ là gì?

Kiểm toán nội bộ là một hoạt động giúp các doanh nghiệp có thể nắm được tình hình tài chính của mình

Kiểm toán nội bộ vì thế là hoạt động đảm bảo sự tư vấn độc lập và có tính khách quan về tình hình quản trị, quản lý các rủi ro và các biện pháp kiểm soát nhằm giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu đã đề ra được hiệu quả hơn.

Xem thêm:  EY - Công ty kiểm toán thường niên cho TOPI

2. Thực trạng hoạt động kiểm toán nội bộ hiện nay

Đa số doanh nghiệp hiện nay chưa thể hiện rõ vị trí của bộ phận kiểm toán nội bộ trong cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp vì thế tình trạng hoạt động kiểm toán nội bộ vẫn có những thực trạng như sau:

Thực trạng hoạt động kiểm toán nội bộ hiện nay

Kiểm toán nội bộ được khuyến khích nên thực hiện trong mỗi doanh nghiệp

Thực chất của việc kiểm toán nội bộ là một chức năng kiểm tra, kiểm soát nội bộ về công tác tài chính kế toán hoặc chỉ là một bộ phận được “mở rộng” của phòng/ban Tài chính kế toán.

Tại các doanh nghiệp Nhà nước và một số ngân hàng của Việt Nam trong thời gian qua có thành lập Ban Kiểm soát trong bộ máy tổ chức của mình.

Ở các loại hình doanh nghiệp khác, hoạt động kiểm toán nội bộ ít nhiều đã hình thành khi các doanh nghiệp thực hiện hệ thống quản lý chất lượng hay môi trường (ISO).

Các doanh nghiệp có được chứng chỉ ISO bắt buộc thực hiện đánh giá nội bộ.

3. Chức năng của kiểm toán nội bộ

Chức năng của kiểm toán nội bộ

Kiểm toán nội bộ có vai trò lớn đối với việc phát triển trong tương lai của doanh nghiệp

- Chức năng kiểm toán, đưa ra báo cáo tài chính, hoạt động của doanh nghiệp

Trách nhiệm chính của kiểm toán nội bộ là kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm tra kế toán của công ty. Cụ thể, kiểm toán nội bộ  thực hiện và từ đó kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp, độ tin cậy và chính xác của thông tin tài chính, tuân thủ theo quy định pháp luật hiện hành.

- Chức năng bảo vệ giá trị của doanh nghiệp

Kiểm toán nội bộ là những quan sát viên độc lập đảm bảo các hoạt động của công ty, được tuân thủ luật pháp quốc gia, đạo đức kinh doanh và các quy chế riêng của công ty. Kiểm toán nội bộ có thể phát hiện những sai sót vướng mắc gặp phải trong quá hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp.

Nói cách khác, kiểm toán nội bộ có chức năng tư vấn, định hướng cho hội đồng quản trị và ban giám đốc về kiểm soát cũng như giải quyết các rủi ro.

- Chức năng cải tiến hệ thống

Kiểm toán nội bộ hỗ trợ cải tiến, khắc phục những điểm yếu còn mắc phải trong việc quản lý và quản trị doanh nghiệp thông qua các biện pháp nghiệp vụ như kiểm tra, phân tích, giám sát quy trình, hoạt động của các phòng ban, tổ chức, bộ phận trong bộ máy kinh doanh.

Kiểm toán nội bộ tư vấn giúp công ty nâng cao năng suất và hiệu quả hoạt động nói chung. Các công ty có bộ phận kiểm toán nội bộ giúp đảm bảo hoạt động hiệu quả hơn, ít gian lận và gặp phải rủi ro hơn, minh bạch hơn và đạt hiệu quả kinh doanh cao hơn.

4. Nguyên tắc cơ bản khi tiến hành kiểm toán nội bộ

Theo Nghị định 05/2019/NĐ-CP, kiểm toán nội bộ tại công ty doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, đơn vị công lập phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản sau:

- Tính độc lập

Người làm kiểm toán nội bộ không được phép đảm nhiệm đồng thời các công việc của nhóm kiểm toán nội bộ. Trong kiểm quá trình toán nội bộ, mỗi mảng cần được thực hiện độc lập, riêng biệt, để đảm bảo tính chính xác của báo cáo và đánh giá.

- Tính khách quan

Khi thực hiện kiểm toán nội bộ, kiểm toán viên nội bộ phải đảm bảo được tính khách quan, trung thực, chính xác và công bằng.

- Tính hợp pháp

Cần tuân thủ theo quy định của pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật là nguyên tắc quan trọng khi kiểm toán nội bộ.

- Tính bảo mật

Kiểm toán nội bộ đảm bảo được tính bảo mật, không làm lộ bí mật thương nghiệp hay tiết lộ bất cứ thông tin nào cho các bên khác.

5. Các trường hợp cụ thể bắt buộc phải kiểm toán nội bộ

Tại Điều 10 Nghị định 05/2019/NĐ-CP đã quy định, các doanh nghiệp bắt buộc thực hiện kiểm toán nội bộ bao gồm:

Các trường hợp cụ thể bắt buộc phải kiểm toán nội bộ

Cụ thể những trường hợp bắt buộc cần làm kiểm toán nội bộ)

+ Các công ty niêm yết.

+ Doanh nghiệp có vốn điều lệ nhà nước trên 50% là công ty mẹ theo mô hình tổ chức công ty mẹ - công ty con.

+ Doanh nghiệp nhà nước là công ty mẹ đang hoạt động theo mô hình tổ chức công ty mẹ - công ty con.

Đối với các doanh nghiệp còn lại khuyến khích thực hiện việc kiểm toán nội bộ. Doanh nghiệp có thể thuê tổ chức kiểm toán độc lập có đủ điều kiện thực hiện hoạt động kiểm toán theo quy định của pháp luật để cung cấp dịch vụ kiểm toán nội bộ tốt nhất.

6. Quy trình tiến hành kiểm toán nội bộ doanh nghiệp

Kiểm toán nội bộ thường được chia thành 3 bước: Lập kế hoạch kiểm toán; thực hiện kiểm toán sau đó Tổng hợp, kết luận và hình thành ý kiến kiểm toán.

Quy trình tiến hành kiểm toán nội bộ doanh nghiệp

Cụ thể quy trình tiến hành kiểm toán nội bộ doanh nghiệp

Lập kế hoạch kiểm toán:

Kiểm toán viên sẽ tìm hiểu khách hàng với mục đích hình thành hợp đồng hoặc đưa ra được kế hoạch chung của quá trình thực hiện. Đội ngũ kiểm toán viên sẽ thu thập các thông tin cụ thể, tìm hiểu đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, đánh giá được những rủi ro do gian lận hoặc nhầm lẫn trong quá trình hoạt động…

Bên cạnh đó, công ty kiểm toán sẽ tạo các tổ kiểm toán có đầy đủ chuyên môn cũng như kinh nghiệm phù hợp, nắm rõ chuyên môn và phân công công việc trong nhóm cho việc triển khai thực hiện chương trình đã xây dựng đồng thời thực hiện các phương án giải quyết đối với rủi ro có sai sót trọng yếu đã được đánh giá.

Thực hiện kiểm toán:

Công ty kiểm toán sẽ tham gia chứng kiến công tác kiểm kê chi tiết của khách hàng bao gồm kiểm kê tiền mặt và các tài sản cố định, số lượng hàng tồn kho cùng các tài sản khác, từ đó làm cơ sở để đánh giá được tính hiện hữu và giá trị của tài sản của doanh nghiệp đầy đủ, cụ thể.

Tổng hợp đưa kết luận và hình thành ý kiến kiểm toán:

Giai đoạn này là lúc kiểm toán viên đưa ra kết luận kiểm toán. Các kết luận này nằm trong báo cáo hoặc biên bản kiểm toán cụ thể. Kiểm toán viên phải tiến hành các công việc cụ thể đầy đủ mọi mặt của doanh nghiệp để cho ra bản kết luận và ý kiến của kiểm toán đầy đủ nhất. 

7. Phân biệt kiểm toán nội bộ và kiểm toán bên ngoài có gì khác nhau

Kiểm toán nội bộ và kiểm toán bên ngoài có những điểm khác nhau phổ biến như sau: 

Phân biệt kiểm toán nội bộ và kiểm toán bên ngoài có gì khác nhau

Kiểm toán nội bộ và kiểm toán bên ngoài có nhiều điểm khác nhau

- Kiểm toán nội bộ là hoạt động kiểm toán liên tục do bộ phận kiểm toán viên trong nội bộ của công ty thực hiện. Trong khi kiểm toán bên ngoài do một đơn vị kiểm toán độc lập thực hiện, tần suất 1 năm/lần.

- Kiểm toán nội bộ là hình thức không bắt buộc nhưng kiểm toán bên ngoài là bắt buộc.

- Kết quả của hoạt động kiểm toán nội bộ để trình lên ban giám đốc từ đó có cách giải quyết, hướng đi đúng đắn cho công ty. Báo cáo của kiểm toán bên ngoài được chuyển cho các bên liên quan khác ngoài doanh nghiệp như nhà đầu tư, chủ nợ, cổ đông của doanh nghiệp, chính phủ…

- Kiểm toán nội bộ là quá trình liên tục trong khi kiểm toán bên ngoài thì cần thực hiện hàng năm.

- Mục đích của kiểm toán nội bộ là đánh giá các hoạt động thường ngày và đưa ra đề xuất để cải thiện công việc tốt hơn. Còn mục đích của kiểm toán bên ngoài nhằm xác minh tính chính xác và độ tin cậy của các báo cáo tài chính doanh nghiệp và thông báo cho các bên liên quan.

- Kiểm toán nội bộ đưa ra đánh giá về quá trình hoạt động của tổ chức và doanh nghiệp để xây được đường hướng trong tương lai, trong khi kiểm toán độc lập sẽ đưa ra ý kiến về tính trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính.

- Phạm vi hoạt động của kiểm toán nội bộ được quy định bởi Công ty quản lý tài chính, phạm vi của kiểm toán bên ngoài được xác định theo quy định pháp luật.

- Kiểm toán viên của hoạt động kiểm toán nội bộ là nhân viên của chính doanh nghiệp đó, do lãnh đạo bổ nhiệm tổ chức. Kiểm toán viên bên ngoài thì được bổ nhiệm bởi các thành viên công ty.

Như vậy là, bài viết trên đã cung cấp cho các bạn những thông tin quan trọng về kiểm toán nội bộ và quy trình thực hiện. Việc nắm được đầy đủ thông tin và cách áp dụng kiểm toán nội bộ vào hoạt động doanh nghiệp sẽ giúp cho doanh nghiệp, công ty đó đi đúng định hướng, ngày càng phát triển hơn.

https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/yb1eTdsQWerFdzUQPOGqlSs1cz5mJ8M7eu95jxJz.jpg?w=500&h=386&v=2022https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/OR1Ol8SM6qbwCOqQ7r0rUqOMd1okayi8MIFWxOEF.jpg?w=500&h=386&v=2022

Bài viết liên quan

logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Tầng 11, Tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Quét mã QR để tải ứng dụng TOPI