Bạc là một trang sức được ưa chuộng nhất của người Việt, không chỉ có tác dụng làm đẹp mà còn có tác dụng tránh gió nhất là với trẻ nhỏ. Bài viết này TOPI sẽ cung cấp cho bạn một số kiến thức về bạc, giá bạc, các loại bạc trên thị trường và làm sao để giữ bạc luôn sáng.
I. Giá bạc hôm nay
Giá bạc hôm nay tại hai thị trường lớn nhất Việt Nam: Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh được cập nhật theo bảng dưới đây:
Loại bạc |
Đơn vị |
Hà Nội | TP Hồ Chí Minh | ||
Mua | Bán | Mua | Bán | ||
Bạc 99.9 |
1 cây | 648.400 | 670.800 | 648.400 | 671.500 |
1 kg | 17.240.000 | 17.888.000 | 17.290.000 | 17.907.000 | |
Bạc 99.99 |
1 cây | 648.400 | 672.600 | 650.300 | 674.100 |
1 kg | 17.300.000 | 17.937.000 | 17.340.000 | 17.977.000 |
Giá bạc thế giới cập nhật mới nhất:
1 ounce | 1 chỉ | 1 lượng/cây | 1 kg | |
Mua | 776.000 | 93.599 | 936.000 | 24.960.000 |
Bán | 781.000 | 94.214 | 942.000 | 25.214.000 |
Đơn vị: VNĐ
Giá bạc Ý chưa được chế tác là 49,282 vnđ/chỉ.
Các đơn vị quy đổi:
1 lượng/cây bạc = 10 chỉ bạc = 37.5 gram bạc;
1 kg bạc = 26.67 lượng/cây bạc;
1 ounce bạc = 31.103 gram bạc = 8.294 chỉ bạc.
Như vậy, dựa vào bảng giá trên, 1 cây bạc hiện nay có giá dao động 670,800 VNĐ – 678,000 VNĐ tùy vào loại bạc.
II. Bạc là kim loại gì?
Bạc là một kim loại quý có lịch sử lâu dài trong văn hóa và kinh tế, Kim loại này được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp như sản xuất trang sức, điện tử, y tế, năng lượng mặt trời…
Có thể bạn thấy có rất nhiều trang sức bạc nên tưởng chừng kim loại bạc rất phổ biến trong tự nhiên. Thế nhưng, bạc cũng là một kim loại quý, có giá trị lâu bền như vàng, tuy nhiên không quý và hiếm bằng.
Trong lịch sử, bạc được dùng để đúc tiền ở nhiều quốc gia trên thế giới chẳng hạn như La Mã, Hy Lạp, Trung Quốc, Ấn Độ, Ai Cập cổ đại, Thái Lan, Việt Nam… Không chỉ vậy, với những quý tộc thời xưa, bạc còn được dùng là đồ trang sức, chén đũa, thử độc…
Bên cạnh vàng thì bạc cũng là một kim loại quý, có giá trị lâu bền như vàng
Bạc có ký hiệu hoá học là Ag, hoá trị 47, có màu trắng bạc, có khả năng dẫn nhiệt, dẫn điện cao, với đặc tính mềm dẻo.
Trong tự nhiên, bạc tồn tại dưới hai dạng là bạc nguyên chất/bạc tự sinh hay bạc sterling (bạc trộn với kim loại khác).
Bạc không bị oxy hoá trong không khí dù chịu tác động của nhiệt độ cao. Nhưng khi tác dụng với O3 thì sẽ xảy ra phản ứng hoá học khiến bạc bị xỉn màu thành màu đen (bạc oxit Ag2O). Đây chính là lý do vì sao ông bà ta nói đeo bạc tránh được gió, hay sử dụng thìa bạc hoặc các sản phẩm bằng bạc để đánh gió.
Trên thị trường hầu hết các sản phẩm bạc đều đã pha một ít hợp kim khác để cải thiện độ cứng và độ bền. Bạc nguyên chất có thể được sản xuất thông qua các phương pháp raffinage (tinh chế) hoặc điều chế hóa học đặc biệt. Tuy nhiên, việc tạo ra bạc nguyên chất đôi khi không phải là khả thi về mặt kinh tế và công nghiệp, do chi phí và khó khăn trong quá trình sản xuất.
III. Đặc điểm của bạc
Bạc có ký hiệu hoá học là Ag, có màu trắng bạc, có khả năng dẫn nhiệt, dẫn điện cao, với đặc tính mềm dẻo
Màu sắc: Bạc có màu trắng bạch kim tỏa ánh sáng, làm cho nó trở thành một vật liệu phổ biến trong chế tạo trang sức và các đồ trang trí khác.
Dẫn điện tốt: Bạc là một trong những kim loại dẫn điện tốt nhất. Điều này làm cho nó được sử dụng trong nhiều ứng dụng điện tử, bao gồm cả việc sản xuất dây dẫn và linh kiện điện tử.
Dẫn nhiệt tốt: Bạc cũng có khả năng dẫn nhiệt tốt, làm cho nó được sử dụng trong các ứng dụng đòi hỏi hiệu suất cao về dẫn nhiệt như làm làm tản nhiệt trong công nghiệp điện tử.
Độ dẻo: Bạc có độ mềm và dẻo, điều này làm cho nó dễ chế tạo thành các sản phẩm nhỏ và tinh tế như trang sức.
Khả năng chống oxy hóa: Bạc tự nhiên có khả năng chống oxy hóa, nhưng có thể hình thành một lớp patina màu đen hoặc nâu khi tiếp xúc với không khí.
Tính chất chống khuẩn: Bạc có khả năng giết chết một số loại vi khuẩn và nấm, điều này đã làm cho nó được sử dụng trong ngành y tế và trong sản xuất đồ gia dụng có tính chất chống khuẩn.
Tính chất hóa học: Bạc không phản ứng với nước và không bị ảnh hưởng bởi không khí, nhưng có thể phản ứng với các hợp chất sulfur, tạo ra một lớp phủ đen.
Về mặt tâm linh: Trang sức bạc kết hợp với đá quý theo từng cung mệnh có thể đem lại may mắn, tài lộc cho người sở hữu.
IV. Các loại bạc trên thị trường hiện nay
Trên thị trường có các loại bạc phổ biến bao gồm: bạc ta, bạc Thái, bạc Ý, bạc xi.
1. Bạc ta
Bạc ta là bạc có giá trị nhất trong các loại bạc
Bạc ta chứa 99.99% hạt bạc, là bạc có giá trị nhất trong các loại bạc. Bạc ta có màu trắng bạc ngả đục, mềm nên rất khó chế tác. Để chế tác được các loại trang sức thì phải thêm một số chất phụ gia thì mới có thể tăng độ cứng cho bạc và bền theo thời gian.
Bề mặt của bạc ta rất sần sùi nên để nhẵn, bóng thì thợ kim hoàn phải rất tỉ mỉ và khéo léo, do đó, công chế tác bạc là rất cao.
Một số cách kiểm tra xem có đúng là bạc ta không:
+ Cách thứ nhất, hơ bạc trên lửa, nếu bạc không đen đi mà vẫn sáng thì là bạc ta, nếu bị đen thì là bạc pha;
+ Cách thứ hai, ném sản phẩm bạc của bạn xuống đất, nếu âm thanh phát ra nghe rất vang thì là bạc ta, ngược lại, âm thanh nghe ì ì thì là bạc pha. Cách này áp dụng với những sản phẩm trang sức bạc dạng cứng như kiềng bạc, nhẫn bạc. Còn những sản phẩm như dây chuyền, vòng cổ thì sẽ không kiểm tra được kiểu này.
+ Cách thứ ba, đem ra cạo gió, nếu bị đen thì thì đúng là bạc ta.
2. Bạc 925
Bạc 925 hay bạc ý thường được mọi người sử dụng làm trang sức
Bạc Thái hay bạc Ý đều là bạc 925 - loại bạc chứa 92.5% bạc nguyên chất còn lại 7.5% là thành phần hợp kim trộn lẫn. Bạc 925 có màu trắng không sáng bằng, hơi nâu đen, chất bạc đanh, cứng hơn bạc ta do được pha tạp chất kim loại. Vì độ cứng cao nên dễ chế tác trang sức, do đó, trang sức bạc 925 đa dạng mẫu mã, rất tinh xảo, hấp dẫn khách hàng.
Trong quá trình sử dụng bạc 925, không nên dùng chanh để làm sạch vì axit từ chanh có thể ảnh hưởng đến các chi tiết được gắn bằng keo trên sản phẩm. Hạn chế tiếp xúc với hóa chất và mồ hôi để bạc 925 luôn được sáng bóng.
3. Bạc xi
Bạc xi với nét đẹp đa dạng, phù hợp với sở thích của các đối tượng khác nhau
Bạc xi là các sản phẩm bằng bạc 925 nhưng được xi/dát thêm một lớp bên ngoài bằng bạch kim, vàng trắng hoặc các loại vàng. Khi lớp xi bên ngoài bị bay đi sẽ lộ ra lớp bạc ở bên trong. Sở dĩ có sản phẩm bạc xi là thể theo nguyện vọng của nhiều chị em, muốn đeo những trang sức đắt tiền như bạch kim, vàng trắng… nhưng không có đủ kinh tế, đồng thời, họ cũng không muốn đeo vàng giả để không bị dị ứng. Vì vậy, bạc xi ra đời, vừa thể hiện được sự tinh tế sang trọng, vừa không gây dị ứng trên da.
Bạc xi rất dễ bay màu lớp xi bên ngoài nếu như sử dụng lâu và tiếp xúc nhiều với mồ hôi và hóa chất. Vì vậy, để bạc xi sử dụng được tốt thì nên hạn chế tiếp xúc với hóa chất, mồ hôi, để riêng với các sản phẩm khác, trữ trong hộp để tránh oxy hóa với môi trường, và định kỳ thường xuyên nên đi xi bóng lại.
V. Các yếu tố ảnh hưởng tới giá bạc
Giá bạc sẽ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố đến từ:
Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng tới giá bạc
+ Cung và cầu về bạc: Như nhiều sản phẩm khác, giá bạc được quyết định chủ yếu bởi sự cân bằng giữa cung và cầu trên thị trường. Nếu cầu tăng hoặc cung giảm, giá có thể tăng lên, và ngược lại, cầu giảm thì giá cũng giảm theo.
+ Tình hình kinh tế toàn cầu: Tình hình kinh tế thế giới có thể ảnh hưởng đến giá bạc. Trong thời kỳ kinh tế suy thoái, người ta thường chuyển hướng đầu tư từ các tài sản rủi ro cao sang các tài sản an toàn như bạc và vàng, làm tăng giá.
+ Chính trị và tình hình thế giới: Những sự kiện chính trị và biến động thế giới có thể tạo ra không chắc chắn và tăng sự quan tâm đến các tài sản giữ giá trị như bạc.
+ Tỷ giá hối đoái: Giá bạc thường được định giá bằng đồng USD. Do đó, sự biến động của tỷ giá hối đoái có thể ảnh hưởng đến giá bạc, đặc biệt là nếu USD mạnh lên, giá bạc thường giảm.
+ Nhu cầu công nghiệp: Bạc được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp, chẳng hạn như trong sản xuất điện tử và năng lượng mặt trời. Sự biến động trong nhu cầu công nghiệp cũng có thể ảnh hưởng đến giá.
+ Chính sách của các ngân hàng trung ương: Các quyết định về chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương có thể tác động đến giá bạc. Ví dụ, chính sách nới lỏng tiền tệ có thể làm tăng giá bạc.
+ Tình trạng thị trường tài chính toàn cầu: Nếu có sự biến động mạnh trên thị trường chứng khoán hoặc thị trường hàng hóa, có thể ảnh hưởng đến quyết định đầu tư vào bạc.
VI. Có nên mua bạc tích trữ không?
Chris Marcus mô tả bạc trong cuốn sách “The Big Silver Short” của mình là một phiên bản khuếch đại của vàng, tức là đôi khi giá trị tăng trưởng của bạc còn gấp nhiều lần giá trị tăng trưởng của vàng. Minh chứng là sự tăng trưởng vượt bậc của giá bạc vào năm 2020, vượt xa cả Palladium, bạch kim và vàng.
Ghi chú: Hiệu suất của bạc là đường màu tím, hiệu suất của vàng là đường màu cam, hiệu suất của bạch kim là đường xanh lá, còn lại là Palladium.
Một số lý do khiến bạc được nhiều người chọn đầu tư và tích trữ:
Mua bạc đầu tư là sự lựa chọn của nhiều người
+ Thanh khoản cao, biến động tốt: Nhiều nhà đầu tư còn thích bạc hơn vàng vì độ biến động của nó mạnh hơn vàng rất nhiều. Chính độ biến động mạng này giúp các nhà đầu tư tận dụng được cơ hội kiếm lợi nhuận từ việc chênh lệch giá bạc.
+ Dùng làm tài sản tích trữ được: Nhất là trong thời kỳ bất ổn kinh tế, địa chính trị thì dòng tiền đầu tư vào các quốc gia sẽ e dè hơn, đây là thời kỳ của những kim loại quý như vàng và bạc phát huy tác dụng của mình.
Bạc cũng sẽ giúp nhà đầu tư đa dạng hóa được danh mục đầu tư và giảm thiểu rủi ro khi thị trường chứng khoán gặp biến động tiêu cực. Trong thời gian lâu dài thì giá bạc cũng tăng, hệt như giá vàng.
+ Năng lượng tái tạo đang được thúc đẩy trên toàn cầu: Bạc được sử dụng nhiều làm nguyên liệu sản xuất các sản phẩm năng lượng tái tạo, năng lượng mặt trời và nhiên liệu sạch, vì vậy, trong tương lai, nhu cầu sử dụng bạc sẽ còn gia tăng, dẫn đến giá bạc cũng sẽ tăng trưởng theo.
Tuy nhiên đầu tư vào bạc sẽ bị giới hạn một số điểm như sau (nhược điểm):
Mua bạc truyền thống (bạc thỏi, bạc miếng) tại các cửa hàng kinh doanh bán bạc sẽ hạn chế tính thanh khoản của bạc do chỉ buôn bán giao dịch tại các cửa hàng bạc được Nhà nước cấp phép;
Phải mất một số tiền lớn để mua bạc tích trữ;
Đi lại tốn thời gian và chi phí;
Có nguy cơ mua phải bạc giả;
Việc lưu trữ cũng tốn phí và không gian, dễ bị kẻ trộm ăn cắp.
Ở thời điểm hiện tại, công nghệ phát triển nên cũng có nhiều hình thức đầu tư bạc tương tự như vàng, các bạn có thể đầu tư vào các quỹ ETF bạc, cổ phiếu của các công ty khai thác bạc, hợp đồng tương lai bạc, quyền chọn bạc. Tuy nhiên, tại thị trường Việt Nam sẽ không có các sản phẩm này mà bạn phải đầu tư qua kênh của nước ngoài.
Ưu điểm khi đầu tư bạc online đó là kiếm tiền nhanh, chi phí rẻ, có áp dụng đòn bẩy giúp gia tăng lợi nhuận trong quá trình giao dịch, tính thanh khoản cũng khá cao, không cần phải lưu trữ bạc cẩn thận như hình thức mua bạc truyền thống. Nhìn chung thì đầu tư, giao dịch bạc online sẽ khắc phục được những nhược điểm của việc mua/bán bạc truyền thống.
Như vậy trên đây, TOPI đã cung cấp cho các bạn một số thông tin liên quan đến bạc, giá bạc hiện tại là bao nhiêu cũng như một số hình thức đầu tư vào kim loại này. Hi vọng những kiến thức trên đã giúp bạn phần nào trong công cuộc tìm kiếm sản phẩm đầu tư cho mình!