Facebook Topi

13/05/2024

Điểm tín dụng là gì? Cách nâng điểm tín dụng CIC hiệu quả

Điểm tín dụng là một chỉ số về tài chính dùng để đo lường độ uy tín của mỗi cá nhân trong quá trình hoạt động tín dụng. Chỉ số CIC này được cập nhật lên hệ thống và ai cũng có thể kiểm tra.

icon-fb
icon-x
icon-pinterest
icon-copy

Làm thế nào để có thể chứng minh được rằng bạn là một khách hàng uy tín và có độ tin cậy cao khi đi vay tiền? Làm thế nào để các tổ chức tài chính, các ngân hàng nhận biết được đâu là khách hàng an toàn trước khi cho vay tín dụng? Điều này hoàn toàn có thể thực hiện được khi hệ thống điểm tín dụng ra đời.

Vậy, điểm tín dụng là gì? Vai trò của nó ra sao? Cách kiểm tra điểm tín dụng như thế nào và làm thế nào để nâng cao được điểm tín dụng trên CIC. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi giải đáp những thắc mắc này nhé!

Điểm tín dụng là gì?

Điểm tín dụng là điểm số mà các ngân hàng và các tổ chức tài chính sẽ dựa vào để đánh giá độ uy tín của người vay khi sử dụng các dịch vụ tài chính. Thông qua điểm số này, ngân hàng cũng sẽ có được mức cho vay cũng như hình thức cho vay phù hợp nhất.

Mỗi khách hàng sẽ có một mức điểm tín dụng riêng được đánh giá dựa trên các các tiêu chuẩn đã được quy định sẵn. Điểm số này sẽ được chấm thông qua quá trình phân tích hồ sơ tín dụng và được Trung Tâm Thông Tin Tín Dụng Quốc Gia (CIC) tập hợp và quản lý.

Điểm tín dụng là gì

Điểm tín dụng là một chỉ số quan trọng trong vay tiêu dùng cá nhân

Khi điểm tín dụng càng cao thì khách hàng lại càng thuận tiện hơn trong việc vay tín dụng ở ngân hàng và các tổ chức tài chính. Ngược lại, nếu có điểm tín dụng thấp thì sẽ khó khăn hơn khi vay tiền hoặc sẽ bị từ chối cho vay.

Các yếu tố ảnh hưởng đến điểm tín dụng

Lịch sử thanh toán: Một trong những yếu tố quan trọng nhất đối với điểm tín dụng là lịch sử thanh toán. Việc thanh toán đúng hạn và đầy đủ các khoản vay, hóa đơn và các khoản nợ khác sẽ tạo ra một lịch sử tích cực.

Mức nợ so với hạn mức tín dụng: Tỷ lệ giữa số tiền bạn đang nợ và hạn mức tín dụng của bạn cũng ảnh hưởng đến điểm tín dụng của bạn. Sử dụng ít hơn 30% của hạn mức tín dụng có thể có lợi ích đối với điểm tín dụng của bạn.

Lịch sử tín dụng: Thời gian bạn đã sử dụng tín dụng cũng quan trọng. Lịch sử tín dụng dài hạn có thể tạo ra ấn tượng tích cực và giúp cải thiện điểm tín dụng.

Mix loại hình tín dụng: Sự đa dạng của loại hình tín dụng bạn sử dụng cũng ảnh hưởng đến điểm tín dụng của bạn. Ví dụ, việc sử dụng cả vay mua nhà, vay mua ô tô, và thẻ tín dụng có thể có lợi ích hơn so với chỉ sử dụng một loại hình tín dụng.

Số lượng các tài khoản mới: Mở quá nhiều tài khoản mới trong một khoảng thời gian ngắn có thể làm giảm điểm tín dụng của bạn. Điều này có thể cho thấy rủi ro trong việc quản lý tài chính của bạn.

Truy vấn tín dụng mới: Mỗi lần bạn hoặc một tổ chức truy vấn thông tin tín dụng của bạn (ví dụ như khi bạn áp dụng cho một khoản vay mới), điều này có thể ảnh hưởng nhỏ đến điểm tín dụng của bạn.

Vai trò của điểm tín dụng đối với cá nhân

Mục đích của việc đánh giá điểm tín dụng là để tổ chức cho vay đánh giá mức độ tin cậy của khách hàng. Ngân hàng sẽ sử dụng điểm tín dụng để đánh giá khả năng thanh toán nợ của người vay. Việc bạn không có lịch sử vay nợ tại ngân hàng trước đây cũng không phải là yếu tố được đánh giá cao bởi các tổ chức tài chính. Thậm chí yếu tố này còn khiến bạn có thể bị xếp vào nhóm có rủi ro và gặp khó khăn trong việc duyệt hồ sơ vay.

Không chỉ ngân hàng, mà các công ty bảo hiểm hoặc bất động sản cũng sử dụng điểm tín dụng để đánh giá khách hàng xem họ có đáng tin cậy hay không. 

Đối với người vay, điểm tín dụng cũng là một phương tiện để đo lường khả năng vay vốn của họ. Nó cũng ảnh hưởng đến mức hạn mức vay tối đa có thể được giải ngân khi có nhu cầu vay vốn.

Quyết định cho vay hay không trong lần vay tiếp theo của khách hàng cũng phụ thuộc vào điểm tín dụng của họ. Nếu điểm tín dụng thấp hơn mức tối thiểu cho phép, họ sẽ không thể vay tiếp. 

Ngoài ra, các tổ chức tài chính cũng thường ấn định mức lãi suất vay dựa trên điểm tín dụng của bạn, vì vậy những người có lịch sử giao dịch tốt, điểm cao sẽ thường được hưởng lãi suất ưu đãi.

Cách kiểm tra điểm tín dụng CIC

Để kiểm tra điểm tín dụng CIC, bạn có thể thực hiện theo những cách như sau:

Điểm tín dụng là gì?

Giao diện web CIC

Kiểm tra qua website CIC

Truy cập vào website: https://cic.gov.vn/#/register và chọn điền các thông tin theo đúng các yêu cầu. Sau đó bạn thực hiện điền mật khẩu và xác nhận:

  • Họ tên
  • Ngày sinh 
  • Email
  • Số điện thoại
  • Số CCCD
  • Ảnh chụp 2 mặt CCCD
  • Ảnh chân dung,… 

Tiếp tục nhập mã OTP -> sau đó CIC sẽ gọi điện xác nhận -> bạn hãy kiểm tra SMS/ Email để nhận thông báo tạo tài khoản thành công -> Đăng nhập https://cic.org.vn/ACBBox-CIC-External/faces/Login và truy xuất thông tin điểm tín dụng.

Kiểm tra điểm tín dụng qua app CIC

Tải ứng dụng CIC về điện thoại và đăng ký tài khoản -> Đăng nhập (sau 2-3 ngày chờ xét duyệt đăng ký thành công)-> tra cứu nợ xấu -> nhận kết quả.

Bao nhiêu điểm tín dụng mới được vay ngân hàng?

Điểm tín dụng là gì?

Thang điểm tín dụng

Để biết điểm tín dụng bao nhiêu thì được vay thế chấp và vay tín chấp ngân hàng, bạn cần biết thang điểm tín dụng của CIC. Thang điểm này nằm trong khoảng 150 đến 850. 

Thông tin cụ thể về thang điểm và các mức độ rủi ro được đưa ra như sau:

  • 150 - 321 điểm: Rủi ro rất cao, mức điểm này khách hàng sẽ không đủ điều kiện vay;
  • 322 - 430 điểm: Rủi ro cao, mức điểm này khách hàng không đủ điều kiện vay;
  • 431 - 569 điểm: Rủi ro trung bình, khách hàng đủ điều kiện vay nhưng phải chịu lãi suất tương đối cao;
  • 570 - 679 điểm: Rủi ro thấp, đạt điều kiện vay, được hưởng lãi suất thấp và có ưu đãi;
  • 680 - 750 điểm: Rủi ro rất thấp, đạt đủ điều kiện vay, được hưởng lãi suất thấp và có nhiều ưu đãi.

Điểm tín dụng được xem là tốt nhất sẽ cần đạt từ 600 trở lên. Ở mức điểm này, khách hàng sẽ được đánh giá là có mức độ rủi ro thấp và được duyệt hồ sơ vay nhanh, mức vay tốt.

Vì sao cần nâng cao điểm tín dụng?

Điểm tín dụng là gì?

Điểm tín dụng ảnh hưởng đến quyết định cho vay, lãi suất và ưu đãi mà ngân hàng dành cho bạn

Điểm tín dụng là một trong những yếu tố tác động đến rất nhiều quyết định việc xin vay vốn tiêu dùng của các khách hàng cá nhân. Nâng cao điểm tín dụng là cách để việc vay vốn được thuộc lợi hơn, nhận được mức lãi suất thấp và có nhiều ưu đãi. Dưới đây là một số lý do mà bạn cần nâng cao điểm tín dụng:

- Điểm tín dụng sẽ ảnh hưởng đến các quyết định cho vay hay không của ngân hàng. Điểm cao thì dễ vay, điểm thấp thì khó được cho vay.

- Ảnh hưởng đến mức lãi suất vay: Không chỉ tác động đến vấn đề được giải ngân hay không mà điểm tín dụng còn ảnh hưởng đến lãi suất vay của cá nhân. Điểm tốt thì lãi suất tốt, điểm thấp thì lãi suất cao hơn.

- Tác động đến ưu đãi và tiện ích: Điểm tín dụng cao khách hàng sẽ nhận được nhiều ưu đãi và tiện ích khác. 

Nói tóm lại, điểm tín dụng là một chỉ số quan trọng tác động đến khả năng vay tiền, lãi suất và cả các cơ hội nhận ưu đãi từ các tổ chức tài chính.

Cách nâng điểm tín dụng CIC hiệu quả

Nếu bạn có điểm tín dụng dưới 600, thì bạn nên tìm cách để cải thiện uy tín tín dụng của mình. Nâng điểm tín dụng không chỉ giúp bạn tiết kiệm tiền mỗi tháng thông qua lãi suất thấp hơn, mà còn mở ra nhiều cơ hội khác trong cuộc sống cá nhân và nghề nghiệp của bạn. Để nâng điểm CIC bạn có thể áp dụng một số kinh nghiệm dưới đây:

• Kiểm tra báo cáo tín dụng: Hãy tự chủ động kiểm tra lịch sử tín dụng của mình xem các yếu tố có thể làm giảm xếp hạng điểm tín dụng của bạn là gì? Liệu đó có phải là do bạn thanh toán chậm, số dư nợ cao hay có lý do nào khác?

• Giảm mức nợ: Cố gắng giảm mức nợ so với hạn mức tín dụng của bạn. Sử dụng ít hơn 30% của hạn mức tín dụng có thể giúp tăng điểm tín dụng của bạn.

• Thanh toán đúng hạn: Hãy cố gắng thanh toán đúng hạn các khoản nợ tín dụng vì yếu tố này ảnh hưởng đến 35% điểm xếp hạng tín dụng của bạn.

• Sử dụng thẻ tín dụng một cách hợp lý: Thẻ tín dụng là một công cụ tài chính rất hữu ích trong cuộc sống hiện đại, tuy nhiên nếu sử dụng không đúng cách có thể làm giảm điểm CIC của bạn. Vì vậy, hãy sử dụng thẻ tín dụng có kiểm soát, không mở quá nhiều thẻ, thanh toán đúng hạn và chi tiêu theo hạn mức của bạn.

• Hạn chế đóng tài khoản tín dụng: Việc này có thể tạo ra ấn tượng tiêu cực về sự ổn định tài chính. Thay vào đó, hãy giữ các tài khoản hiện có một thời gian đủ dài để chứng minh khả năng quản lý tín dụng của bạn. Hãy giữ các tài khoản cũ mở và hoạt động để tạo ra một lịch sử tín dụng tích cực, đặc biệt là những tài khoản có lịch sử trả nợ đúng hạn và đầy đủ.

• Đa dạng hóa loại hình tín dụng của bạn bằng cách có các khoản vay khác nhau như vay mua nhà, vay mua ô tô, vay mua đồ đạc, thẻ tín dụng và vay tiêu dùng. Điều này giúp xây dựng một hồ sơ tín dụng phong phú và đa dạng.

Trên đây là những thông tin về điểm tín dụng cùng những tác động của nó đến cá nhân người vay. Hy vọng rằng Topi đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích trước khi đi vay vốn nhé!

https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/MCo8WKspUmbxAq3LGGasq33gzQVv0lR3isf7Irc2.png?w=500&h=386&v=2022

Bài viết liên quan

logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Tầng 11, Tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Quét mã QR để tải ứng dụng TOPI

icon-messenger
float-icon