Lợi dụng sự thiếu hiểu biết và cần tiền cấp thiết của bên vay, nhiều tổ chức cho vay nặng lãi đã đưa ra mức lãi suất cao vượt quá quy định của pháp luật, đẩy nhiều người vào cảnh túng quẫn vì mất khả năng chi trả. Cần hiểu rõ thế nào là cho vay nặng lãi và quy định xử phạt của pháp luật đối với người cho vay lãi nặng.
Cho vay nặng lãi là gì? Lãi suất bao nhiêu là lãi nặng?
Cho vay nặng lãi hay còn gọi là cho vay lãi nặng (tiếng Anh là Loan Sharking) là hình thức cho vay với mức lãi suất gấp 5 lần trở lên mức lãi suất cao nhất theo quy định tại khoản 1, Điều 468 Luật dân sự 2015.
Cụ thể, luật quy định mức lãi suất cao nhất là 20/%/năm (tương đương với 1,66%/tháng), trừ trường hợp có các quy định khác. Do đó, nếu bên nào cho vay với lãi suất từ 100%/năm trở lên (tương đương với 8,33%/tháng trở lên) là đang cho vay lãi nặng.
Cho vay nặng lãi là cho vay với lãi suất gấp 5 lần mức lãi tối đa
Dấu hiệu phạm pháp của hành vi cho vay lãi nặng
Người đi vay cần nắm được mức lãi suất tối đa để bảo vệ quyền lợi của mình, tránh bị vay lãi nặng.
Người cho vay cũng cần nắm rõ quy định về cho vay nặng lãi cũng như hình thức xử phạt để tránh vô tình phạm pháp. Hành vi phạm tội cho vay lãi nặng có những dấu hiệu sau:
- Chủ nợ có hành vi cho vay cao gấp 5 lần mức lãi suất tối đa theo Luật Dân sự.
- Chủ nợ cho vay và thu lợi bất chính từ 30 triệu đồng trở lên (tính cả trường hợp cho vay 1 lần hoặc tổng các lần gộp lại).
- Với trường hợp cho vay lãi nặng bằng tài sản không phải tiền, tài sản đó sẽ được quy đổi thành tiền tại thời điểm cho vay.
Hậu quả của vay lãi nặng đối với cá nhân và xã hội
Trên thực tế, các tổ chức tín dụng đen không chỉ cho vay với lãi suất “cắt cổ” lên tới vài nghìn phần trăm mỗi năm, mà còn kèm theo đủ loại điều khoản mập mờ, phí phạt bất hợp lý khiến người vay càng ngày càng lún sâu vào nợ nần.
Nhiều người vì không trả được đúng hạn đã bị dụ dỗ vay thêm từ các app khác để trả cho khoản vay cũ, vòng xoáy lãi mẹ đẻ lãi con bắt đầu từ đó. Mỗi lần “xoay vòng”, người vay lại phải gánh thêm phí dịch vụ, phí chậm trả, phí xử lý hồ sơ… phí chồng phí, đến mức không còn khả năng thanh toán. Một số hệ quả của vay lãi nặng như sau:
Khoản lãi quá nặng có thể khiến người vay mất khả năng chi trả
Người vay không được pháp luật bảo vệ do hầu hết các giao dịch vay lãi nặng đều không có hợp đồng rõ ràng, chỉ là thỏa thuận miệng hoặc giấy tờ một chiều có lợi cho bên cho vay. Khi xảy ra tranh chấp, người vay gần như “trắng tay” về mặt pháp lý. Pháp luật chỉ bảo vệ khi hợp đồng tuân thủ quy định, mà điều này thì tín dụng đen chưa bao giờ quan tâm.
Gánh nặng kinh tế đè lên cả gia đình do lãi suất quá cao khiến người vay dù có cố gắng đến đâu cũng khó thoát ra khỏi vòng xoáy nợ nần. Nhiều trường hợp bị ép bán nhà, sang tên sổ đỏ, thậm chí mất trắng tài sản chỉ để trả nợ. Không chỉ người vay khốn đốn mà cả gia đình cũng bị kéo theo, sống trong áp lực, lo âu triền miên.
Đằng sau những khoản vay lãi nặng là các nhóm đòi nợ thuê với đủ chiêu trò đe dọa, khủng bố tinh thần, phá hoại tài sản… Những hành vi như uy hiếp, bắt giữ người trái pháp luật, cưỡng đoạt tài sản không chỉ đẩy người vay vào tuyệt vọng mà còn gây mất an ninh trật tự, khiến xã hội rơi vào bất ổn.
Khi không thể trả nợ, người vay thường bị ép ký giấy chuyển nhượng tài sản với giá rẻ bèo, hoặc chấp nhận bán rẻ nhà đất để cấn trừ nợ. Mặt khác, bản thân bên cho vay cũng đối mặt với rủi ro cao vì hình thức cho vay này không được pháp luật công nhận. Nếu người vay “mất hút”, hoặc không còn khả năng chi trả, bên cho vay cũng chẳng thể kiện tụng gì – coi như mất trắng.
Mức xử phạt tội cho vay nặng lãi thế nào? Có đi tù không?
Hành vi cho vay lãi nặng và mức xử phạt được quy định rất rõ cả trong Bộ Luật Dân sự và Bộ Luật Hình sự. Theo đó, tùy theo mức độ vi phạm mà người cho vay lãi cao quá mức quy định có thể bị xử phạt hành chính, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù. Các khung hình phạt như sau:
Người cho vay lãi nặng vi phạm sẽ bị xử lý theo pháp luật
- Cho vay lãi nặng thu lợi bất chính từ 30 triệu đến dưới 100 triệu đồng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này nhưng chưa được xóa án tích lại tiếp tục vi phạm thì bị phạt tiền từ 50 triệu đến 200 triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến 3 năm.
- Cho vay lãi nặng thu lợi bất chính từ 100 triệu trở lên thì bị phạt tiền từ 200 triệu đến dưới 1 tỉ đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
- Người cho vay lãi nặng còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.
- Trường hợp phạm tội từ 2 lần trở lên sẽ bị áp dụng tình tiết tăng nặng.
- Bên cho vay lãi nặng kèm theo đòi nợ bằng vũ lực, đe dọa vũ lực, uy hiếp tinh thần, gây thương tích, tổn hại đến tinh thần và sức khỏe của bên đi vay, có hành vi lấy tài sản của bên vay thì có thể bị xử lý hình sự.
Q&A: Một số câu hỏi về vay nặng lãi
Vay online có phải là vay lãi nặng không?
Hiện nay, một số ứng dụng cho vay online - vay tiền trực tuyến đang áp dụng mức lãi suất khoảng 1,66%/tháng. Nhiều người cho rằng mức lãi này là quá cao và là lãi nặng.
Người vay cần hiểu rằng khoản vay online là vay tín chấp, bên vay xét duyệt dựa trên ảnh chụp giấy tờ cá nhân và uy tín tín dụng của khách hàng, do đó mức độ rủi ro là rất cao. Chính vì thế, khoản vay này sẽ có lãi suất cao hơn so với khoản vay thế chấp (vay có tài sản đảm bảo) tại ngân hàng, tuy nhiên mức lãi vay này vẫn nằm trong quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, không hiếm những “app đen” quảng cáo mức lãi suất phù hợp với quy định của pháp luật nhưng thực tế người vay sẽ phải trả các loại phí ẩn rất cao, bao gồm phí duyệt hồ sơ, phí giải ngân… khiến lãi vay thực tế lên tới vài trăm hoặc vài nghìn phần trăm.
Để vay online an toàn, người vay cần tìm đến những ứng dụng cho vay uy tín, không phí ẩn và cần làm rõ mọi điều khoản trước khi ký hợp đồng, tránh nghe “tư vấn suông” mà nhắm mắt ký bừa (đối với hợp đồng vay online sẽ ký bằng cách nhập mã OTP) và rơi vào bẫy vay lãi cao.
Cần tìm hiểu đơn vị cho vay để tránh bị vay lãi nặng
Người đi vay nặng lãi có bị xử phạt không?
Cho vay lãi nặng là hành vi giao dịch dân sự và chủ thể phạm tội là bên cho vay. Người đi vay sẽ không bị xử phạt.
Phải làm gì khi bị đối tượng cho vay nặng lãi uy hiếp dùng vũ lực đòi nợ?
Nếu bạn bị uy hiếp, đe dọa hay dùng vũ lực vì khoản vay lãi nặng, đừng im lặng. Hãy làm ngay những việc sau để bảo vệ mình:
- Giữ lại bằng chứng: Hợp đồng vay, giấy ghi nợ, tin nhắn, ghi âm, video… bất cứ thứ gì chứng minh hành vi cho vay lãi nặng hoặc đe dọa.
- Tố cáo đến công an: Nếu bị xúc phạm, đe dọa, xâm nhập nơi ở, phá hoại tài sản hay bị ép trả nợ trái luật, bạn có quyền tố giác hành vi vi phạm.
- Yêu cầu được bảo vệ: Khi cảm thấy tính mạng, tài sản, danh dự bị đe dọa, bạn có thể đề nghị cơ quan điều tra áp dụng biện pháp bảo vệ theo luật.
Pháp luật luôn đứng về phía người dân khi bị xâm hại. Việc tố cáo không chỉ giúp bảo vệ bạn mà còn góp phần ngăn chặn tội phạm cho vay lãi cao trong xã hội.
Cho vay nặng lãi không chỉ khiến người đi vay khốn đốn về tài chính mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ về an toàn, danh dự và hạnh phúc gia đình. Đừng để sự thiếu hiểu biết hay gấp gáp trong lúc cần tiền khiến bạn rơi vào bẫy của tín dụng đen.
Thay vì tìm đến những nguồn vay không rõ ràng, bạn hãy chọn những kênh tài chính uy tín, minh bạch và được pháp luật bảo vệ. Hiện nay, Topi đã ra mắt sản phẩm Tin vay – giải pháp tài chính đáng tin cậy, giúp bạn tiếp cận khoản vay nhanh chóng, minh bạch và hoàn toàn hợp pháp.
Tìm hiểu kỹ, vay thông minh, và luôn bảo vệ bản thân trước mọi rủi ro tài chính bạn nhé!