Đầu tư nhượng quyền là một xu hướng kinh doanh phổ biến trong thời gian qua. Với những lợi ích mà nó mang lại dựa trên một công thức chung để thành công của những thương hiệu nổi tiếng. Vậy, đầu tư nhượng quyền có những ưu điểm và hạn chế gì? Liệu năm 2024 có nên đầu tư nhượng quyền không? Nhà đầu tư có thể khai thác gì từ mô hình kinh doanh này? Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về chủ đề này trong những thông tin dưới đây.
I. Đầu tư nhượng quyền thương mại là gì?
Theo điều 284 Luật Thương mại 2005 thì nhượng quyền thương mại là một hoạt động thương mại mà bên thương hiệu nhượng quyền sẽ cho phép đồng thời yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán, cung ứng hàng hóa, dịch vụ dựa trên các điều kiện như:
Việc mua bán và cung ứng dịch vụ, hàng hoá này sẽ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do phía nhượng quyền quy định. Được gắn với nhãn hiệu hàng hóa, bí quyết, công thức kinh doanh, tên thương mại, khẩu hiệu, biểu tượng và quả các của bên nhượng quyền.
Đầu tư nhượng quyền là một xu thế kinh doanh nổi bật trong những năm qua
Bên nhượng quyền sẽ có quyền kiểm soát đồng thời trợ giúp cho bên nhận quyền trong các hoạt động điều hành kinh doanh.
Nếu muốn tham gia hoạt động nhượng quyền thì phải đăng ký nhượng quyền thương mại đúng theo quy định trong điều 291 của Luật Thương mại.
Hiểu đơn giản, đầu tư nhượng quyền thương mại là sử dụng các nền tảng có sẵn của một thương hiệu nổi tiếng, nhận sự hỗ trợ vận hành và quảng cáo của bên nhượng quyền để triển khai việc mua bán hay cung ứng dịch vụ nào đó.
II. Ưu điểm của đầu tư nhượng quyền
Đầu tư nhượng quyền cũng có những ưu điểm và hạn chế của mình
Việc đầu tư nhượng quyền sẽ có những ưu điểm như sau:
1. Giảm thiểu rủi ro
Mục đích đầu tiên trong việc đầu tư nhượng quyền chính là để giảm thiểu rủi ro. Những nghiên cứu về mức độ thành công của những cửa hàng, dịch vụ mới thì có nhiều rủi ro và có tỷ lệ thất bại khá cao. Lý do chính là do người quản lý mới vào nghề, ít kinh nghiệm và mất nhiều thời gian để học hỏi các kinh nghiệm trong loại hình kinh doanh. Trong khi thị trường thì phát triển nhanh, mạnh khiến các cơ sở kinh doanh non trẻ dễ bị phá sản.
Khi tham gia vào một hệ thống nhượng quyền thì bên đầu từ sẽ được đào tạo, truyền đạt các kinh nghiệm, kỹ năng quản lý, các bí quyết để thành công trong ngành kinh doanh đặc thù. Chính vì thể sẽ giảm thiểu được rủi ro.
2. Nâng cao tỷ lệ thành công
Bên nhận quyền sẽ được sử dụng các giá trị thương hiệu của bên nhượng quyền. Nên khi hệ thống nhượng quyền càng nổi tiếng, có nhiều cửa hàng mở ra thì nó càng tạo nên tính quảng cáo chân thực góp phần cho doanh số bán ra.
Ngoài ra, khi đầu tư nhượng quyền người nhận quyền cũng sẽ được mua một khối lượng nguyên liệu, sản phẩm lớn với tỉ lệ chiếu khấu cao. Giá sản phẩm đầu vào thấp sẽ tạo nên lợi thế cạnh tranh khi mở cửa hàng.
3. Thích hợp với người mới đầu tư
Những người mới đầu tư chưa có kinh nghiệm trong các hoạt động kinh doanh thì việc sử dụng hình thức nhượng quyền là một lựa chọn phù hợp. Nó sẽ hỗ trợ cho bạn tối đa từ việc setup, kinh nghiệm kinh doanh và các bí quyết để thành công trong ngành hàng đó. Ngoài ra, bạn cũng được hưởng lợi từ các chiến dịch marketing của bên nhượng quyền, mang lại những hiệu quả doanh thu cao từ các quảng cáo của đơn vị nhượng quyền.
4. Thời gian hoàn vốn - thu lời nhanh
Khi đầu tư nhượng quyền, nhà đầu tư cũng có thể thu hồi vốn một cách nhanh chóng, ra lợi nhuận nhanh. Bởi nền tảng về thương hiệu đã được xây dựng, họ đã có được những tệp khách hàng lớn, trung thành và đã thu được nhiều lợi nhuận. Dựa trên nền tảng đó, khi đầu tư bạn có thể dễ dàng thu lời và hoàn vốn.
5. Dễ dàng đi theo xu hướng
Đầu tư nhượng quyền cũng là một hình thức dễ đi theo xu hướng. Hiện nay mô hình nhượng quyền trong các lĩnh vực trà sữa, quán ăn, thời trang,… đang trở nên phổ biến hơn. Những đơn vị tạo nên thương hiệu và tạo ra xu hướng sẽ hợp tác nhượng quyền với bên đầu tư. Nhà đầu tư sẽ không cần phải tự lên kế hoạch xây dựng chi tiết mà sẽ được bên cung cấp hỗ trợ tối đa, thời gian nhanh, phù hợp với xu hướng.
III. Nhược điểm của đầu tư nhượng quyền
Khoản đầu tư nhượng quyền ban đầu khá lớn
Nhược điểm của việc đầu tư nhượng quyền sẽ có một số vấn đề như sau:
Khoản đầu tư hoặc khoản thuê quyền thương mại lúc ban đầu thường có giá trị lớn. Bên đầu tư khi nhận quyền sẽ phải mua các thiết bị, sản phẩm từ bên nhượng quyền.
Bên nhượng quyền sẽ nắm giữ nhiều quyền hơn trong thỏa thuận hợp tác khiến cho nhà đầu tư sẽ chịu nhiều gò bó trong việc thực hiện các quy tắc. Một trong số đó là việc trao đổi, thỏa thuận về giá cả.
Số lượng các cửa hàng mà bên nhượng quyền hợp tác mở có thể tăng lên nhanh trong khu vực mà bạn kinh doanh, từ đó sẽ tạo nên các đối thủ cạnh tranh cho bên nhận quyền.
Chính vì thế, để việc nhượng quyền đạt được hiệu quả như mong đợi thì nhà dầu tư cần phải lựa chọn sản phẩm và đơn vị nhượng quyền thật kỹ lưỡng. Đánh giá được thương hiệu mình lựa chọn liệu có uy tín và phát triển mạnh trong thị trường. Ngoài ra, nhà đầu tư cũng cần phải có kỹ năng và kiến thức trong quản lý để đảm bảo vận hành được các dịch vụ tốt nhất.
IV. Có nên đầu tư nhượng quyền trong năm 2024
1. Năm 2024 thị trường nhượng quyền có gì nổi bật?
Trong bối cảnh mà thị trường đang có những cú hích sau giai đoạn suy thoái kinh tế thì thị trường nhượng quyền năm 2024 cũng có nhiều biến động.
Ngành F&B
Mixue – một thương hiệu nhượng quyền nổi bật trên thị trường Việt Nam hiện nay
Theo thống kê của Web FX thì 37% mô hình nhượng quyền thương mại liên quan đến ẩm thực. Lĩnh vực này đã tạo nên xu hướng kinh doanh mạnh mẽ với mức cạnh tranh cao, khả năng sinh lời lớn.
Một số thương hiệu nhượng quyền nổi tiếng trong ngành F&B tại Việt Nam:
- Cộng Cà Phê
- The Coffee House
- Highlands Coffee
- Phở 2000
- Gà rán KFC
- Kem Mixue
Ngành tiêu dùng
Thông qua các cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini thì xu hướng nhượng quyền ngành tiêu dùng với quy mô đầu tư lớn đang phát triển mạnh tại Việt Nam. Với mức vốn bỏ ra không quá cao, tỉ lệ hoàn vốn và sinh lời đảm bảo, các ngành hàng như bỉm sữa, thực phẩm, mỹ phẩm đều hứa hẹn sẽ mang đến doanh thu tốt.
Ngành chăm sóc sức khỏe
Ngành chăm sóc sức khỏe là một ngành có tiềm năng phát triển lớn tại Việt Nam. Nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng cao do dân số già hóa, lối sống bận rộn và thu nhập bình quân đầu người tăng.
2. Các mô hình nhượng quyền
- Mô hình nhượng quyền toàn diện
- Mô hình không toàn diện
- Mô hình nhượng quyền có tham gia quản lý
- Mô hình tham gia đầu tư vốn.
Trong bối cảnh nền kinh tế đang có nhiều biến động, nhượng quyền đang trở thành một sự lựa chọn hàng đầu do tính an toàn và hiệu quả mà nó mang lại. Vậy có nên đầu tư nhượng quyền trong năm 2024 hay không?
Câu trả lời sẽ phụ thuộc vào nhu cầu của từng cá nhân. Ví dụ: Nếu bạn là một người mới bắt đầu tập kinh doanh, chưa có nhiều kinh nghiệm, không muốn bỏ nhiều công sức đầu tư vào Marketing thì nhượng quyền là một sự lựa chọn phù hợp.
Ngược lại, nếu bạn có kiến thức về kinh doanh. Bạn muốn tự xây dựng thương hiệu và không muốn bị ràng buộc bởi bên quản lý khác thì việc tự phát triển kinh doanh riêng là một lựa chọn tốt hơn.
Tóm lại, đầu tư nhượng quyền sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Bao gồm mục tiêu kinh doanh của cá nhân, nhu cầu của thị trường và nguồn lực có sẵn. Tuy rằng nó mang đến nhiều lợi ích nhưng cũng có những nhược điểm và rủi ro đáng kể như mất quyền chủ động, chi phí ban đầu cao.
Vì vậy, trước khi đưa ra quyết định, TOPI hi vọng bạn nên xem xét kỹ lưỡng và lựa chọn đúng thương hiệu để đảm bảo phù hợp với mình trong quá trình kinh doanh nhé!