Facebook Topi

25/04/2024

Cổ phiếu trụ là gì? Đặc điểm và vai trò của nhóm cổ phiếu trụ

Cổ phiếu trụ thường là những cổ phiếu bluechip, có vốn hóa thị trường lớn và gây ra ảnh hưởng lớn đối với thị trường. Tìm hiểu vai trò và đặc điểm của cổ phiếu trụ.

icon-fb
icon-x
icon-pinterest
icon-copy

Cổ phiếu trụ đóng vai trò cực kỳ quan trọng, mang tính chất dẫn dắt thị trường và không bị ảnh hưởng bởi những biến động nhỏ. Do vậy, cổ phiếu trụ thường đóng vai trò trụ cột cho thị trường, có tầm ảnh hưởng nhất định đến xu hướng giá của các cổ phiếu cùng ngành xếp sau.

I. Cổ phiếu trụ là gì? 

Cổ phiếu trụ hay còn gọi là cổ phiếu bluechip, là nhóm cổ phiếu của những doanh nghiệp lớn, có vốn hóa thị trường lớn nhất, hoạt động lâu đời, lịch sử kinh doanh ổn định, và có vị thế dẫn đầu trong ngành.

Nhóm cổ phiếu này thường được ví như những "trụ cột" của thị trường chứng khoán bởi vì chúng có khả năng ảnh hưởng mạnh mẽ đến biến động của thị trường chung. Khi thị trường biến động mạnh, cổ phiếu trụ thường có xu hướng ít biến động hơn so với các cổ phiếu khác, góp phần ổn định thị trường.

Cổ phiếu trụ

Cổ phiếu trụ góp phần giữ thị trường ổn định

Cổ phiếu trụ được xem là cơ hội đầu tư cho các tổ chức, doanh nghiệp, và các nhà đầu tư cá nhân ưa thích sự an toàn bởi những cổ phiếu này thường có tỷ lệ rủi ro thấp, giá trị thị trường thường vững vàng, ít có đột phá ngay cả khi thị trường biến động.

Hiện nay, cổ phiếu trụ thường được gom vào rổ VN30 - chỉ số chứng khoán của 30 công ty hàng đầu đang niêm yết trên sàn HOSE.

Ví dụ: HPG (CTCP Tập đoàn Hòa Phát), VCB (Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam), VHM (CTCP Vinhomes)... đều là những cổ phiếu trụ.

II. Đặc điểm của cổ phiếu trụ

Cổ phiếu trụ mang những đặc điểm như:

  • Vốn hóa thị trường lớn: Cổ phiếu trụ thường có vốn hóa thị trường lớn nhất trên thị trường.
  • Lịch sử kinh doanh ổn định: Doanh nghiệp phát hành cổ phiếu trụ thường có lịch sử kinh doanh lâu đời và ổn định.
  • Lợi nhuận đều đặn: Doanh nghiệp phát hành cổ phiếu trụ thường có lợi nhuận đều đặn qua nhiều năm.
  • Thanh khoản cao: Cổ phiếu trụ thường có thanh khoản cao, nghĩa là dễ mua bán trên thị trường.
  • Ít biến động: Cổ phiếu trụ thường ít biến động hơn so với các cổ phiếu khác, đặc biệt là trong giai đoạn thị trường biến động mạnh.

Với quy mô lớn, cổ phiếu trụ thường là động lực đẩy mạnh hoặc điều chỉnh xu hướng thị trường chứng khoán, phản ánh nhu cầu của nhà đầu tư, đồng thời mang lại sự yên tâm về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai.

Cổ phiếu trụ

Giá cổ phiếu trụ ít bị ảnh hưởng bởi biến động nhỏ

Chính vì những đặc điểm trên, giá cổ phiếu trụ thường được duy trì ổn định, ít có biến động lớn và không bị ảnh hưởng bởi biến động nhỏ, chúng đem lại lợi nhuận ổn định nhưng không cao do đã đạt đến mức bão hòa, khó khó khả năng tăng trưởng đột phá nên không được đánh giá cao về tiềm năng sinh lời.

Ưu điểm lớn nhất của cổ phiếu trụ là tính an toàn. Doanh nghiệp thường duy trì hoạt động ổn định, ít nguy cơ phá sản nên cổ phiếu cũng ít rủi ro mất vốn, giảm giá.

III. Vai trò của cổ phiếu trụ đối với thị trường chứng khoán

1. Định hướng thị trường

Với quy mô vốn hóa lớn, biến động của cổ phiếu trụ có thể dẫn dắt biến động của thị trường chung. Do đó, nhà đầu tư thường theo dõi biến động của cổ phiếu trụ để dự đoán xu hướng thị trường.

2. Đánh giá sức khỏe thị trường

Khi thị trường chung đi xuống, cổ phiếu trụ thường giữ giá tốt hơn so với các cổ phiếu khác. Do đó, tỷ trọng của cổ phiếu trụ trong danh mục đầu tư có thể được xem như một thước đo sức khỏe của thị trường.

3. Hấp thụ thanh khoản

Cổ phiếu trụ thường có thanh khoản cao, nghĩa là dễ mua bán trên thị trường. Do đó, khi thị trường biến động mạnh, nhà đầu tư thường chuyển sang giao dịch cổ phiếu trụ để giảm thiểu rủi ro.

IV. Các tiêu chuẩn để xác định cổ phiếu trụ

Để một mã cổ phiếu được xem là trụ cột, mã đó cần đáp ứng các tiêu chí sau:

  • Vốn hóa lớn: Đây là tiêu chuẩn quan trọng nhất. Cổ phiếu trụ thường có vốn hóa lớn nhất trên thị trường, thường vượt quá 10.000 tỷ đồng, cho thấy doanh nghiệp có quy mô lớn, hoạt động kinh doanh ổn định và có vị thế dẫn đầu trong ngành. Điều này làm cho chúng trở thành các cổ phiếu có sức ảnh hưởng lớn trên thị trường chứng khoán.
  • Quan sát chỉ số chứng khoán: Nhà đầu tư có thể theo dõi chỉ số VN30 hoặc HNX30, các chỉ số này thường là những cổ phiếu lớn và có ảnh hưởng đáng kể đến thị trường.
  • Danh sách VN30: Thông thường, để tìm các mã cổ phiếu trụ, nhà đầu tư có thể tìm trong danh sách VN30 - đây là chỉ số chứng khoán của 30 công ty có vốn hóa lớn nhất và được niêm yết trên sàn chứng khoán.

Cổ phiếu trụ

Cổ phiếu trụ thường nằm trong danh sách VN30

Ngoài ra, có thể xem xét đến lịch sử kinh doanh của doanh nghiệp phát hành (thường là trên 10 năm), vị thế thương hiệu mạnh, thanh khoản cao, lợi nhuận đều đặn và ổn định, chính sách cổ tức hấp dẫn… Những tiêu chí này cũng cho thấy doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và được tín nhiệm trong thời gian dài.

V. Danh sách các mã cổ phiếu trụ trên thị trường

Danh sách các mã cổ phiếu trụ sau đây được đánh giá theo những tiêu chí trên:

  1. VCB – Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam
  2. VHM – Công ty cổ phần Vinhome: Công ty con của tập đoàn Vingroup
  3. VIC – Công ty cổ phần Vingroup
  4. HPG – Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát
  5. GAS – Tổng công ty Khí Việt Nam
  6. VNM – Công ty cổ phần sữa Việt Nam
  7. GVR – Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam
  8. CTG – Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam
  9. MBB – Ngân hàng TMCP Quân Đội Việt Nam
  10. SAB – Tổng công ty cổ phần Bia – rượu – nước giải khát Sài Gòn
  11.  MWG – Công ty cổ phần Đầu tư Thế giới di động
  12. TCB – Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam
  13. MSN – CTCP Tập đoàn Masan
  14. VPB – Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng
  15. BID – Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
  16. NVL – Công ty CP tập đoàn đầu tư địa ốc No Va
  17. PLX – Tập đoàn xăng dầu Việt Nam
  18. VRE – Công ty CP Vincom Retail
  19. HVN – Tổng công ty hàng không Việt Nam
  20. SHB – Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội
  21. VIB – Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam
  22. TPB – Ngân hàng TMCP Tiền Phong
  23. STB – Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
  24. POW – Tổng công ty điện lực dầu khí Việt Nam
  25. PNJ – Tổng công ty vàng bạc đá quý Phú Nhuận
  26. HDB – Ngân hàng TMCP Phát triển thành phố Hồ Chí Minh
  27. FPT – Công ty cổ phần FPT
  28. ACB – Ngân hàng thương mại Á Châu
  29. THD – Công ty CP Thai Holdings
  30. VJC – Công ty cổ phần hàng không VietJet

VI. Sức ảnh hưởng của cổ phiếu trụ tới thị trường chứng khoán

Nhóm cổ phiếu trụ đóng vai trò quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến thị trường chứng khoán. Một cổ phiếu trụ có thể đủ sức nâng đỡ cho toàn bộ thị trường.

Biến động của cổ phiếu trụ có thể dẫn dắt biến động của thị trường chung. Do đó, nhà đầu tư thường theo dõi biến động của cổ phiếu trụ để dự đoán xu hướng thị trường.

Đánh giá sức khỏe thị trường: Khi thị trường chung đi xuống, cổ phiếu trụ thường giữ giá tốt hơn so với các cổ phiếu khác. Do đó, tỷ trọng của cổ phiếu trụ trong danh mục đầu tư có thể được xem như một thước đo sức khỏe của thị trường. Chúng ta thường thấy rằng chỉ cần khoảng 4, 5 mã cổ phiếu trụ biến động đã đủ để ảnh hưởng sâu rộng đến VN-Index, làm cho chỉ số này tăng hoặc giảm dựa vào diễn biến của các cổ phiếu trụ đó.

Hấp thụ thanh khoản: Cổ phiếu trụ thường có thanh khoản cao, nghĩa là dễ mua bán trên thị trường. Do đó, khi thị trường biến động mạnh, nhà đầu tư thường chuyển sang giao dịch cổ phiếu trụ để giảm thiểu rủi ro.

Cổ phiếu trụ

Cổ phiếu trụ có sức ảnh hưởng lớn đến thị trường chứng khoán

Ngoài ra, cổ phiếu trụ còn tạo niềm tin cho nhà đầu tư: Khi cổ phiếu trụ tăng giá, nhà đầu tư sẽ có niềm tin hơn vào thị trường và có xu hướng mua vào nhiều hơn, góp phần đẩy thị trường lên cao.

Thu hút dòng vốn đầu tư: Cổ phiếu trụ thường được quỹ đầu tư và nhà đầu tư nước ngoài ưa chuộng. Khi cổ phiếu trụ hấp dẫn, thị trường sẽ thu hút được nhiều dòng vốn đầu tư, góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường.

Góp phần nâng cao hình ảnh thị trường: Cổ phiếu trụ thường được niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán quốc tế. Khi cổ phiếu trụ có kết quả kinh doanh tốt và giá trị thị trường tăng cao, sẽ góp phần nâng cao hình ảnh của thị trường chứng khoán Việt Nam trên trường quốc tế.

Tuy nhiên, sự biến động của cổ phiếu trụ không phải lúc nào cũng tương đồng với biến động của toàn thị trường. Có những lúc thị trường có thể không chịu ảnh hưởng từ các cổ phiếu trụ.

Hiệu ứng đạp trụ trong thị trường chứng khoán

Hiện tượng đạp trụ xuất hiện khi một lượng lớn cổ phiếu trụ được bán ra, dẫn đến sụt giảm mạnh trong giá cổ phiếu này. Kết quả là, các chỉ số chứng khoán khác cũng bị đẩy xuống theo. Điều này thường xảy ra khi các nhà đầu tư có nguồn lực tài chính mạnh mẽ, có kinh nghiệm sâu rộng và có sức ảnh hưởng đối với giao dịch trên thị trường, hay những nhà đầu tư lớn thực hiện.

Tuy nhiên, đạp trụ trong thị trường chứng khoán không luôn là dấu hiệu xấu. Người mới tham gia đầu tư cần phải cẩn trọng và nắm vững thông tin khi gặp phải tình huống như vậy để tránh các sai lầm trong giao dịch. Đạp Trụ không phải lúc nào cũng là tiêu cực, một số tình huống Đạp Trụ cũng có thể tạo ra cơ hội mua vào khi giá cổ phiếu đang giảm.

Hiệu ứng kích trụ

Đây là hiện tượng khi các chỉ số nhỏ giảm giá trong khi các chỉ số lớn (như VN-Index, HNX-Index,…) lại tăng giá. Trong số lượng lớn cổ phiếu trên thị trường, chỉ có một số ít cổ phiếu tăng giá, làm cho dòng tiền chú trọng vào đó.

Các cổ phiếu trụ sẽ thúc đẩy các chỉ số chung như VN-Index hoặc các chỉ số lớn tăng lên nhanh chóng, làm cho chúng mất đi sự tích luỹ, tạo ra hiệu ứng “xanh vỏ đỏ lòng” gây lo lắng cho các nhà đầu tư. Điều này dẫn đến sự lệch lạc trong phân bổ giá trị của chỉ số, khiến cho chỉ số tăng mạnh mà không phản ánh thực tế của thị trường chứng khoán

https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/RTWJfyGQsWGsBp1fpuxhnWb0Ektp1zdNAX8jLLXL.png?w=500&h=386&v=2022

Bài viết liên quan

logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Tầng 11, Tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Quét mã QR để tải ứng dụng TOPI

icon-messenger