Facebook Topi

09/06/2023

Chiết khấu là gì? Các loại chiết khấu cơ bản trên thị trường

Chiết khấu tiếng Anh là discount, là khoản mà doanh nghiệp giảm giá thành sản phẩm dịch vụ gốc cho khách hàng nhằm mục đích kích thích tiêu dùng, thanh lý hàng tồn kho. Khi thực hiện chiết khấu thì cả hai bên doanh nghiệp và khách hàng đều có lợi.  

icon-fb
icon-x
icon-pinterest
icon-copy

Chiết khấu là thuật ngữ mọi người gặp thường xuyên trong giao dịch mua bán hằng ngày. Thực hiện chiết khấu thì cả 2 bên đều có lợi một bên được mua hàng với giá trị thấp hơn, còn một bên đẩy đi được hàng hóa nhiều hơn, tăng doanh số, giảm tồn kho. Có 3 loại chiết khấu phổ biến hiện nay đó là: Chiết khấu khuyến mại, chiết khấu số lượng và chiết khấu thương mại.

Sử dụng thường xuyên chiết khấu sẽ khiến giảm giá trị thương hiệu, tạo tiền lệ xấu cho khách hàng chờ đợi vào những đợt giảm giá và trên hết là giảm lợi nhuận bán hàng. Nhưng thực sự bạn đã hiểu hết về chiết khấu chưa, liệu có mức chiết khấu hàng hóa 100% hay không, hãy cùng tìm hiểu nhé!

I. Chiết khấu là gì?

Trong kinh doanh thương mại, chiết khấu là việc doanh nghiệp giảm giá gốc, giá niêm yết của một sản phẩm hay dịch vụ nào đó với tỷ lệ phần trăm nhất định cho khách hàng của họ, với mục đích là muốn kích thích hành vi mua hàng hóa, dịch vụ của các khách hàng.

Chiết khấu là gì?

Khái niệm về chiết khấu trên thị trường hiện nay

Trong nghiệp vụ ngân hàng, chiết khấu thuộc nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn, trong đó, khách hàng sẽ chuyển quyền sở hữu những giấy tờ có giá còn giá trị thanh toán cho ngân hàng rồi nhận về một khoản tiền bằng với giá trị khi đáo hạn trừ đi lãi suất chiết khấu và hoa hồng. Lãi suất chiết khấu sẽ được tính theo tỷ lệ phần trăm của mệnh giá của giấy tờ.

Trong tài chính, chiết khấu là quy trình tính toán giá trị hiện tại của một lượng tiền tệ ở một thời điểm trong tương lai và việc thanh toán sẽ dựa trên cơ sở tính giá trị thời gian của tiền tệ.

II. Vai trò của chiết khấu

Chiết khấu là phương pháp được sử dụng phổ biến trong các chiến dịch marketing để hỗ trợ và thúc đẩy kinh doanh và kích thích hành vi tiêu dùng mua sắm. Khi thực hiện chiết khấu thì cả hai bên doanh nghiệp và khách hàng đều có lợi, một bên được mua hàng với giá trị thấp hơn, còn một bên đẩy đi được hàng hóa nhiều hơn, tăng doanh số, giảm tồn kho.

Đến những đợt mua sắm cao điểm như các dịp Lễ, Tết thì việc doanh nghiệp chiết khấu cho người mua hàng sẽ khiến họ hào hứng hơn và chi tiền mạnh hơn cho các sản phẩm hàng hóa dịch vụ, chính điều này sẽ giúp các nhãn hàng các doanh nghiệp gia tăng doanh số, dù là trong một khoảng thời gian nhất định. Nhất là đối với những doanh nghiệp đang gặp vấn đề trong kinh doanh, hoặc đơn giản là muốn phá mục tiêu về số lượng đơn hàng thì áp dụng chiết khấu là một chiến lược thông minh.

Khi khách hàng mua nhiều, mua mạnh thì đương nhiên sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp sẽ ngày càng vơi bớt. Với những mặt hàng không ăn khách, không hấp dẫn thì việc chiết khấu cho các đại lý và khách hàng giúp doanh nghiệp tạo thêm điều kiện và cơ sở để khách hàng có thể tiếp cận sản phẩm với mức giá hợp lý hơn, từ đó, cũng đẩy được hàng đi, ổn định doanh thu và giảm tồn kho xuống.

Với những sản phẩm mới ra mắt trên thị trường, cần thời gian để khách hàng trải nghiệm và làm quen thì chiết khấu sẽ là phương pháp gia tăng hứng thú tìm hiểu chi tiết về sản phẩm, dịch vụ mới của khách hàng, từ đó, tạo hiệu ứng marketing tự nhiên và hiệu quả.

Vai trò của chiết khấu

Vai trò của chiết khấu

III. Các loại chiết khấu trên thị trường hiện nay

Có 3 loại chiết khấu phổ biến trên thị trường, gồm: Chiết khấu khuyến mại, chiết khấu số lượng và chiết khấu thương mại.

Trong đó:

Chiết khấu khuyến mại là khoản người bán trợ cấp hoặc nhượng bộ cho người mua nhằm kích thích họ trả tiền ngay hoặc đưa ra quyết định mua hàng nhanh chóng. Đây là một “mánh khoé” trong bán hàng và là hình thức chiết khấu phổ biến.

Chiết khấu số lượng phát sinh khi khách hàng nhận được khi họ mua một số lượng đơn vị hàng hóa, sản phẩm đúng với yêu cầu của người bán.

Chiết khấu thương mại là khoản giảm giá trên một sản phẩm nào đó mà người bán dành cho người mua khi người mua mua sản phẩm với số lượng lớn. Đây là một hình thức khuyến khích người mua thực hiện việc mua hàng số lượng lớn, nhà phân phối hàng hoá thường là đối tượng được hưởng chiết khấu này. Nhà phân phối hàng hoá có thể là siêu thị, cửa hàng, cửa hàng tạp hoá, đại lý…

Các loại chiết khấu trên thị trường hiện nay

Các dạng chiết khấu trên thị trường hiện nay

Ngoài ra, có rất nhiều hình thức chiết khấu khác như chiết khấu thanh toán là khoản người bán tự nguyện chi cho người mua khi họ thanh toán trước tiền hàng hoặc thanh toán trước thời hạn hợp đồng.

Hoặc hình thức chiết khấu giá bán lẻ thấp hơn để quảng bá sản phẩm, chiết khấu theo ngành nghề của người mua, chiết khấu bán sỉ sản phẩm, chiết khấu theo mùa (chẳng hạn như việc mua điều hòa mùa nóng được chiết khấu hay mua máy hút ẩm mùa nồm…)

IV. Công thức và cách tính chiết khấu

Có hai cách tính chiết khấu:

Cách 1, cách phổ biến

Đầu 1: Muốn tính được chiết khấu thì ta phải xác định được tỷ lệ chiết khấu. Tỷ lệ này sẽ tùy thuộc vào điều kiện tương ứng, phù hợp với chi phí giá vốn để luôn đảm bảo về lợi nhuận.

Trong kinh doanh thương mại thì tỷ lệ chiết khấu chính là tỷ lệ mà người mua được giảm giá hay khuyến mãi. Trong đầu tư thì tỷ lệ chiết khấu tính trên chi phí bình quân gia quyền gia quyền về vốn, để xác định xem khoản đầu tư liệu mang lại lợi nhuận hay lỗ. Và còn nhiều các xác định tỷ lệ chiết khấu khác theo từng lĩnh vực nhất định.

Bước 2: Tính phần giảm giá chiết khấu

Phần giảm giá chiết khấu = Giá bán gốc x tỷ lệ chiết khấu

Bước 3: Tính giá sau chiết khấu

Giá sau chiết khấu = Giá gốc – Phần giảm giá chiết khấu

Ví dụ: Sản phẩm có giá gốc là 50,000 VND, người bán chiết khấu sản phẩm với tỷ lệ là 10%. 

Ta tính được, phần giảm giá chiết khấu là: 50,000 x 0.1 = 5,000 VND

Vậy thì giá sau chiết khấu sẽ là: 50,000 – 5,000 = 45,000 VND.

Công thức và cách tính chiết khấu

Công thức tính chiết khấu nhanh chóng, đơn giản

Cách 2, cách tính nhẩm

Cách tính này giúp chúng ta không cần sử dụng máy tính, đặc biệt có hiệu quả với các trường hợp có tỷ lệ chiết khấu với đuôi là 0 hoặc 5 (10%, 15%...)

Bước 1, làm tròn giá gốc về số tròn chục gần nhất rồi đem chia cho 10, ra kết quả X

Bước 2, chia tỷ lệ chiết khấu cho 10, làm tròn chỉ lấy phần nguyên, ra kết quả Y

Bước 3, lấy X nhân Y rồi cộng với X/2 ( X * Y + X/2) ra phần giảm giá cho khách

Bước 4, lấy giá gốc trừ đi phần giảm giá ở bên trên

Ví dụ: Giá của sản phẩm là 52,000 đồng, chiết khấu cho khách hàng 15%

Làm tròn giá về 50,000 đồng sau đó chia cho 10 thì được 5,000 đồng

Lấy tỷ lệ chiết khấu chia 10 được 1.5 lấy 1

Vậy thì mức giá giảm sẽ là 5,000 x 1 + 2,500 = 7,500 đồng

Vậy thì giá sau chiết khấu là 52,000 – 7,500 = 44,500 đồng.

V. Quy định về mức chiết khấu trên thị trường

Mức giảm giá tối đa được áp dụng cho hàng hóa, dịch vụ được quy định tại Điều 7 Nghị định 81/2018/NĐ-CP, cụ thể như sau:

Mức giảm giá không được vượt quá 50% giá của hàng hóa và dịch vụ đó ngay trước thời gian diễn ra khuyến mại;

Các trường hợp tổ chức chương trình khuyến mại tập trung như khuyến mãi theo giờ, theo ngày, tuần, tháng, mùa… thì căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 6 thì được áp dụng tối đa mức giảm giá là 100%. Ngoài ra, các khuôn khổ hoạt động nhằm xúc tiến thương mại của Chính phủ cũng sẽ được áp dụng mức giảm giá 100%.

Quy định về mức chiết khấu trên thị trường

Những quy định về mức chiết khấu trên thị trường hiện nay

Những mặt hàng sau sẽ không cần áp dụng mức giảm giá tối đa đó là hàng hóa theo chính sách bình ổn giá của Nhà nước, hàng thực phẩm tươi sống, hàng hóa dịch vụ của doanh nghiệp phá sản, giải thể, thanh lý do thay đổi địa điểm kinh doanh, lĩnh vực ngành nghề hoạt động.

Lưu ý, hàng hóa đã chiết khấu thì giá tính thuế sẽ là giá sau chiết khấu. Mức chiết khấu là do thỏa thuận giữa hai bên mua và bán.

VI. Mặt hạn chế khi lạm dụng chiết khấu

Chiết khấu đúng là một chiến lược marketing tốt cho doanh nghiệp, nhưng sử dụng chỉ nên vừa đủ, nếu quá đà thì hệ lụy cũng không hề nhỏ.

Mặt hạn chế khi lạm dụng chiết khấu

Mặt hạn chế của việc chiết khấu trên thị trường hiện nay

Đầu tiên là doanh nghiệp tự hạ thấp giá trị sản phẩm của mình:

Khi áp dụng mức khuyến mãi trong thời gian dài, giảm giá sâu thì vô tình bạn đã khiến khách hàng “coi thường” giá trị sản phẩm mà chính bạn đã tạo ra. Họ sẽ nghĩ sản phẩm của bạn dễ dàng sản xuất, nguyên vật liệu kém chất lượng nên mới được giảm giá nhiều như thế. Vô hình chung, chính bạn đã đánh mất niềm tin của khách hàng và có nguy cơ giảm cả giá trị thương hiệu.

Thứ hai, tạo tiền lệ xấu trong mua bán

Việc chiết khấu, giảm giá nhiều lớn với giá trị lớn sẽ khiến khách hàng có xu hướng chờ đợi những lợi ích tương đương trong tương lai. Họ dần quen thuộc với giá sản phẩm giảm, khi giá trị sản phẩm về mức bình thường, họ sẽ không hài lòng và “bấm bụng” chờ đợt giảm giá sau, hoặc tìm một đơn vị hàng mới.

Thứ ba, lợi nhuận doanh nghiệp giảm

Rõ ràng chiết khấu lớn, chiết khấu nhiều lần làm mất lòng tin khách hàng, giảm giá trị sản phẩm thương hiệu, tạo tiền lệ xấu trong việc mua hàng thì kết quả là doanh số và lợi nhuận doanh nghiệp giảm là điều tất lẽ. Khi bạn bán giá chiết khấu thì có nghĩa là lợi nhuận của bạn đã bị cắt giảm, nếu giảm càng nhiều thì đồng nghĩa với việc bạn phải bán ra số lượng hàng hóa càng lớn thì mới đảm bảo được mục tiêu doanh thu. Nhưng việc bán hàng với số lượng lớn chưa bao giờ là bài toán đơn giản.

Thay vì áp dụng mức chiết khấu đại trà, bạn hãy áp dụng các mức chiết khấu theo thang bậc khách hàng, vừa đảm bảo lợi nhuận cao, vừa kích thích khách hàng mua hàng nhiều hơn để tăng thang bậc khách hàng. Hoặc một biện pháp khác là chiết khấu theo từng thời điểm trong năm…

Tóm lại, chiết khấu hàng hóa thực chất là một cách kích thích người tiêu dùng mua sắm nhiều hơn của doanh nghiệp. Tuy vậy, không phải lúc nào nó cũng đem lại nhiều lợi ích, nếu áp dụng thường xuyên thì phương pháp này sẽ phản tác dụng, khiến doanh nghiệp giảm lợi nhuận và đánh mất khách hàng.  TOPI mong rằng, những thông tin mà chúng tôi mang đến sẽ hữu ích với bạn. Chúc bạn thành công!

https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/RTWJfyGQsWGsBp1fpuxhnWb0Ektp1zdNAX8jLLXL.png?w=500&h=386&v=2022

Bài viết liên quan

logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Tầng 11, Tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Quét mã QR để tải ứng dụng TOPI

icon-messenger