Facebook Topi

18/10/2023

Chiết khấu thương mại là gì? Những quy định về hạch toán chiết khấu thương mại

Chiết khấu thương mại là khoản giảm giá mà người bán trích cho người mua khi họ mua hàng với số lượng lớn.  Mục đích chiết khấu thương mại là để khuyến khích người mua mua nhiều hàng hoá hơn. 

icon-fb
icon-x
icon-pinterest
icon-copy

Chiết khấu thương mại là một thuật ngữ khá quen thuộc trong ngành kinh tế - tài chính. Tuy nhiên, nhiều người vẫn hiểu rõ về thuật ngữ này, cũng như nhầm lẫn với chiết khấu thanh toán và chưa biết cách hạch toán chiết khấu thương mại.

I. Chiết khấu thương mại là gì?

Chiết khấu thương mại là gì?

Khái niệm về chiết khấu thương mại trong lĩnh vực tài chính

Chiết khấu thương mại (Trade discount - CKTM) là khoản giảm giá hàng niêm yết mà doanh nghiệp ưu tiên cho khách hàng mua hàng hoá, dịch vụ với số lượng/khối lượng lớn.

Mục đích của việc này là khuyến khích người mua mua nhiều hàng hoá hơn. Thường, những đơn vị phân phối hàng hoá sẽ được hưởng loại chiết khấu này. Các nhà sản xuất sẽ đưa ra chính sách giảm giá ở mức cao (có thể giảm từ 5 - 15% so với giá niêm yết) khuyến khích nhà phân phối của mình (siêu thị, cửa hàng, đại lý) mua hàng với số lượng lớn.

Có 3 hình thức chiết khấu thương mại chính, chẳng hạn chiết khấu theo từng lần mua hàng, chiết khấu sau nhiều lần mua hàng, chiết khấu sau chương trình khuyến mãi. Hạch toán chiết khấu thương mại phải tuân thủ theo thông tư 200 và thông tư 133. Với thông tư 200 thì tài khoản hạch toán CKTM là tài khoản 521. Với thông tư 133 thì tài khoản hạch toán CKTM là tài khoản 511. Chiết khấu thương mại khác chiết khấu thanh toán ở chỗ chiết khấu thanh toán là khoản tiền người mua được hưởng do thanh toán tiền hàng trước hạn.

Chiết khấu thương mại sẽ không thể hiện trong sổ sách của tài khoản, chỉ được tính như một tỷ lệ phần trăm của giá danh mục và thay đổi theo từng số lượng đơn đặt hàng. Người bán nếu có nhiều chính sách chiết khấu thương mại sẽ dễ dàng bán được hàng và đem về lãi suất cao hơn.

II. Các hình thức chiết khấu thương mại phổ biến

Các hình thức chiết khấu thương mại phổ biến

Các hình thức chiết khấu thương mại cơ bản hiện nay

Các hình thức chiết khấu thương mại phổ biến trên thị trường:

- Chiết khấu thương mại theo từng lần mua hàng, ví dụ, giảm giá vào lần mua hàng đầu tiên;

- Chiết khấu thương mại sau nhiều lần mua hàng, chẳng hạn, mua hàng nhiều lần sau đó cộng dồn số lượng, tới một mức đủ lớn thì người bán chiết khấu cho người mua;

- CKTM sau chương trình khuyến mãi, người bán đã xuất hoá đơn bán hàng sau đó mới tính toán số tiền chiết khấu được hưởng trong kỳ cho người mua;

- Chiết khấu thương mại giá sỉ cho khách hàng;

- Bán giá lẻ thấp hơn nhằm quảng bá sản phẩm;

- Chiết khấu thương mại theo từng ngành nghề, chẳng hạn việc ưu đãi giá mua máy tính cho sinh viên;

- Chiết khấu thương mại, chính sách giảm giá cho nhân viên công ty;

- Chiết khấu thương mại theo mùa, chẳng hạn, đến mùa lạnh, mùa nóng, mùa nồm các thiết bị điện tử sẽ được ưu đãi về giá…

III. Các bước hoạch toán chiết khấu thương mại

Cách hạch toán chiết khấu thương mại được quy định tại Thông tư 200 và Thông tư 133.

Các bước hoạch toán chiết khấu thương mại

Các bước chiết khấu thương mại cơ bản mà bạn nên biết

1. Hạch toán CKTM theo Thông tư 200:

Theo Điều 81 của Thông tư thì bên bán hàng thực hiện CKTM theo nguyên tắc sau:

- Trong trường hợp trên hoá đơn VAT hoặc hoá đơn bán hàng đã giảm trừ khoản CKTM vào tiền cần phải thanh toán của người mua thì đơn vị bán hàng không sử dụng TK 5211 (tài khoản hạch toán CKTM), doanh thu bán hàng phản ánh theo giá đã trừ CKTM (doanh thu thuần).

- Kế toán bên đơn vị người bán có trách nhiệm theo dõi riêng các khoản CKTM cho người mua nhưng chưa được phản ánh, chính là khoản tiền phải thanh toán trên hóa đơn đã được giảm trừ.

- Bên bán sẽ ghi nhận doanh thu ban đầu theo giá chưa trừ CKTM (tức là doanh thu gộp).

Khoản CKTM phải theo dõi riêng sẽ phát sinh các trường hợp sau:

- Số CKTM người mua được hưởng lớn hơn số tiền bán hàng được ghi trên hoá đơn lần cuối cùng, do người mua phải mua hàng nhiều lần mới đạt được đến số lượng hàng được hưởng chiết khấu. Khoản CKTM sẽ chỉ được xác định vào hoá đơn của lần mua cuối cùng;

- Đơn vị sản xuất chỉ xác định được số lượng hàng hoá, dịch vụ mà nhà phân phối đã tiêu thụ vào cuối kỳ, từ đó mới có căn cứ để xác định số CKTM phải trả dựa trên doanh số bán hoặc số lượng hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ.

- Cách hạch toán chiết khấu thương mại theo từng tình huống cụ thể:

- Tình huống thứ nhất, mua 1 lần được hưởng luôn CKTM thì ghi trên hoá đơn là giá đã chiết khấu, giá đã giảm;

- Tình huống thứ hai, mua nhiều lần mới được hưởng CKTM thì hoá đơn của lần mua cuối cùng sẽ thể hiện số tiền chiết khấu;

- Tình huống thứ ba, người mua được hưởng số CKTM lớn hơn cả số tiền bán hàng đã ghi trên hoá đơn lần mua hàng cuối thì phải lập riêng một tờ hoá đơn cho phần đã CKTM;

- Tình huống thứ 4, kết thúc chương trình CKTM thì số tiền chiết khấu mới được lập thì cần lập hoá đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số hoá đơn cần điều chỉnh, số tiền cần thanh toán và tiền thuế điều chỉnh.

2. Đối với người bán, đơn vị sản xuất:

Cuối kỳ, kết chuyển số CKTM (cho người mua hưởng) đã phát sinh trong kỳ sang tài khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ theo bút toán:

Nợ TK 511 

Có TK 521 

3. Đối với người mua:

Trong trường hợp người mua nhận khoản CKTM sau khi đã mua hàng thì kế toán sẽ phải căn cứ theo tình trạng của hàng tồn kho để phân bổ số tiền CKTM đã được hưởng dựa trên số lượng hàng tồn còn chưa được tiêu thụ hoặc đã tiêu thụ trong kỳ:

- Nếu hàng hoá vẫn còn tồn lại, chưa được tiêu thụ còn nằm trong kho thì ghi bút toán giảm giá hàng tồn kho;

- Nếu hàng đã tiêu thụ thì ghi bút toán giảm giá vốn hàng bán.

Nợ các TK 111, TK 112, TK 331…

Có các TK 152, TK 153, TK 156… (hàng hoá vẫn còn tồn lại, chưa được tiêu thụ còn nằm trong kho trong kỳ)

Có TK 632 (hàng đã tiêu thụ trong kỳ)

Có TK 133 hoặc TK 1331 (Thuế VAT được khấu trừ)

Hạch toán CKTM theo Thông tư 133:

Điểm khác biệt lớn nhất với Thông tư 200 là tài khoản hạch toán CKTM ở Thông tư 133 không sử dụng TK 521 mà sử dụng TK 511.

Như vậy cách hạch toán sẽ tương tự như Thông tư 200 chỉ cần thay tài khoản 521 thành tài khoản 511 là được.

IV. Những quy định về chiết khấu thương mại

Những quy định về chiết khấu thương mại

Quy định về chiết khấu thương mại trên thị trường hiện nay

- Nếu như trên hoá đơn VAT đã ghi rõ giá bán đã CKTM cho khách hàng thì tổng giá thanh toán của khách hàng đã bao gồm thuế VAT;

- Căn cứ theo doanh số hàng bán và dịch vụ cũng như số lượng đã bán ra, nếu như khách hàng mua hàng nhiều lần được hưởng CKTM thì số CKTM này sẽ được điều chỉnh vào hoá đơn bán hàng hoá và dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc trong kỳ;

- Nếu sau khi chương trình CKTM kết thúc mới lập số tiền chiết khấu thì phải lập thêm một hoá đơn điều chỉnh khác, trong đó, đính kèm bảng kê các số hoá đơn cần điều chỉnh với chi tiết số tiền điều chỉnh cùng tiền thuế.

V. Phân biệt chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán

1. Khái niệm:

Chiết khấu thương mại là khoản tiền hoặc phần trăm mà người mua hàng hoá, dịch vụ được hưởng từ đơn vị bán hàng khi mua hàng với số lượng/khối lượng lớn.

Chiết khấu thanh toán là khoản tiền đơn vị bán hàng giảm trừ cho người mua do họ thanh toán luôn tiền hàng trước thời hạn hợp đồng.

2. Thời điểm phát sinh:

CKTM được phát sinh vào thời điểm tạo lập đơn hàng;

Chiết khấu thanh toán phát sinh vào thời điểm bên mua tiến hành thanh toán tiền hàng xong.

3. Quy định xuất hoá đơn:

Với CKTM, bên bán sẽ ghi nhận giá bán là giá sau CKTM, vì vậy, giảm thuế VAT đầu ra, giảm thuế TNDN phải nộp. Còn bên mua sẽ giảm trừ trực tiếp trên hoá đơn, giá trị hàng hoá dịch vụ và thuế VAT đầu vào.

Với chiết khấu thanh toán, bên bán sẽ ghi nhận khoản chiết khấu thanh toán như một khoản chi phí tài chính. Còn bên mua sẽ là doanh thu hoạt động tài chính, không được trừ vào giá trị thanh toán hàng hoá, dịch vụ

4. Hạch toán:

Hạch toán CKTM

Đối với bên bán:

Nợ TK 111, 112, 131

Có TK 511

Có TK 3331 

Đối với bên mua:

Nợ TK 156

Nợ TK 133

Có TK 111, 112, 131

Hạch toán CKTT

Đối với bên bán:

Nợ TK 635

Có TK 111, 112, 131

Đối với bên mua:

Nợ TK 111, 112, 331

Có TK 515

5. Mục đích sử dụng:

Chiết khấu thương mại sẽ giúp đơn vị bán hàng đẩy nhanh hàng tồn kho, nhất là những mặt hàng có thời hạn sử dụng ngắn hoặc nhanh bị lỗi thời.

Còn chiết khấu thanh toán sẽ giúp đơn vị bán hàng thu hội nợ nhanh, tăng vòng quay vốn kinh doanh.

Hi vọng những thông tin ở trên mà TOPI cung cấp có thể giúp bạn hiểu phần nào kiến thức liên quan đến chiết khấu thương mại, các hình thức CKTM, cách hạch toán cũng như cách phân biệt với chiết khấu thanh toán.

Xem thêm:  Cán cân thương mại là gì? Vai trò và các yếu tố ảnh hưởng tới cán cân thương mại

https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/yb1eTdsQWerFdzUQPOGqlSs1cz5mJ8M7eu95jxJz.jpg?w=500&h=386&v=2022https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/OR1Ol8SM6qbwCOqQ7r0rUqOMd1okayi8MIFWxOEF.jpg?w=500&h=386&v=2022

Bài viết liên quan

logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Tầng 11, Tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Quét mã QR để tải ứng dụng TOPI