Cách tiết kiệm tiền hiệu quả giúp đảm bảo cho cuộc sống đảm bảo hơn là câu hỏi thắc mắc của rất nhiều người. Việc không có thói quen tiết kiệm cũng như chưa biết cách tiết kiệm khiến nhiều người luôn gặp khó khăn trong việc xoay xở tài chính. Vì thế, các chuyên gia tài chính giàu kinh nghiệm của TOPI, sẽ giúp bạn cải thiện chi tiêu một các có kế hoạch hơn.
1. Ghi lại những khoản chi tiêu của mình
Quản lý tài chính cá nhân không chỉ là 1 thói quen mà còn là kinh nghiệm tiết kiệm tiền hiệu quả của mỗi cá nhân. Để bắt đầu một kế hoạch quản lý chi tiêu đầy đủ, trước hết bạn cần ghi chép lại các khoản sử dụng dòng tiền của mình. Đây là một cách giúp bạn biết mình đã tiêu tiền vào những việc gì từ đó có những cân đối lại hợp lý hơn. Bạn có thể ghi chép những khoản chi tiêu của mình bằng sổ cá nhân, excel hoặc note lại tại các app quản lý chi tiêu.
Ghi chép chi tiêu giúp bạn kiểm soát được dòng tiền của mình
2. Có những khoản tiết kiệm đều hàng tháng
Kỹ năng quản lý tài chính cá nhân ngoài việc dùng tiền hiệu quả thì còn cần phải biết cách tiết kiệm tiền đều đặn. Việc làm này giúp cho bạn có thể phòng cho các trường hợp bất ngờ xảy ra tương lai, có thể là ốm đau, công việc không ổn định, hỏng xe hay những khoản chi tiêu bất ngờ…
Đặc biệt là với giới trẻ, thường hay hưởng thụ cuộc sống quá mức nên thường khó có thể tích lũy được những khoản tiền dự phòng, nếu có sự cố xảy ra sẽ rất vất vả để xoay sở. Bởi vậy, mỗi tháng, các bạn hãy dành ra một khoản vừa phải đủ để thiết lập được quỹ dự phòng cho bản thân.
Tiết kiệm đều hàng tháng giúp bạn tích lũy tiền một cách thông minh
Mẹo: Bạn nên lập một danh mục tiết kiệm với mục tiêu tiết kiệm 10-15% thu nhập hàng tháng của bạn.
Có thể bạn sẽ cần: Top 5 APP tích lũy đầu tư lợi nhuận hấp dẫn và an toàn nhất hiện nay
3. Cắt giảm chi tiêu khoa học
Việc thống kê chi tiết chi tiêu cũng sẽ giúp bạn dễ thấy được các khoản không phù hợp và cân đối để tiết kiệm hiệu quả hơn. Thông thường, mỗi tháng bạn phải trả các khoản cố định được vạch sẵn như: Tiền sinh hoạt, tiền ăn, tiền xăng, tiền nhà ( nếu phải thuê nhà hoặc tiền trả góp mua nhà); tiền mua sắm; tiền cho các hoạt động khác…
Sau khi đã chi tiêu, các bạn hãy thử cộng lại các khoản trong tháng, và so sánh với tổng thu nhập. Nếu chi tiêu của bạn đang vượt quá dự định khiến bạn không thể tiết kiệm được nhiều như mong muốn, thì đã đến lúc phải cắt giảm. Hãy xác định cắt bỏ những khoản không cần thiết như giải trí, ăn uống, mua sắm quần áo hay mỹ phẩm.
Cắt giảm những khoản chi không cần thiết
4. Xác định mục tiêu tài chính trong tương lai
Mục đích của việc lên kế hoạch chi tiêu rõ ràng chi tiết là giúp bạn nắm được đường đi nước bước, từ đó dễ dàng thực hiện được mục tiêu của bạn hơn. Bạn có thể lên kế hoạch ngắn hoặc dài hạn theo tuần, tháng hoặc năm với các phương pháp như 6 chiếc hũ hoặc 50/20/30 để áp dụng vào việc sử dụng dòng tiền của mình. Khi đã có kế hoạch tiết kiệm tiền hợp lý, bạn cũng dễ dàng cân đối thu chi và dần thực hiện mục tiêu tài chính của mình.
Xác định rõ mục tiêu tài chính trong tương lai của bạn
5. Lựa chọn các công cụ quản lý chi tiêu phù hợp
Để thống kê chi tiêu một cách hiệu quả hơn, các bạn có thể nhờ đến các ứng dụng giúp quản lý chi tiêu. Trong số các ứng dụng nổi bật, TOPI nổi bật lên là một ứng dụng quản lý chi tiêu, lập kế hoạch tài chính đặc biệt là kèm theo các sự lựa chọn về đầu tư. Mọi chi tiêu của các bạn sẽ được lưu giữ, đưa vào biểu đồ từ đó các bạn thuận tiện so sánh với các tháng trước đó để có được mức chi tiêu đúng mức nhất.
Bạn có thể lựa chọn những kênh tích lũy phù hợp (có thể tham khảo ứng dụng TOPI)
6. Lựa chọn tiết kiệm và đầu tư từ sớm
Thay vì tập trung tiêu tiền, các bạn nên học cách bạn hãy chuyển hướng sang đầu tư. Đối với những người chưa có kinh nghiệm, khi nhắc đến việc đầu tư có lẽ còn lo lắng, e ngại. Tuy nhiên, bạn có thể học hỏi dần dần để tích lũy cho mình những kinh nghiệm.
Trước tiên, các bạn có thể tìm hiểu và đầu tư từ vài khoản tiền nhỏ thông qua một số app tài chính hiện nay. Nếu chưa biết đầu tư từ đâu, thì các bạn có thể tham khảo đầu tư ngay tại TOPI bằng việc mua chứng chỉ quỹ hoặc mua vàng. Tùy theo khẩu vị rủi ro của bạn, TOPI cũng sẽ có những hướng dẫn đầu tư phù hợp nhất.
7. Theo dõi chi tiết khoản tiết kiệm của bạn
Sau khi đã lập ngân sách, việc tiếp theo bạn cần làm đó là nên cố gắng chi tiêu đúng như kế hoạch đặt ra và thường xuyên theo dõi các khoản chi đó. Có như thế bạn mới có thể biết được mình đã chi cho các khoản nào, cụ thể ra sao và có cần điều chỉnh gì hay không.
Bạn có thể ghi chú vào các khoản đã chi tiêu trong ngày vào một cuốn sổ tay, trên excel hoặc các app hỗ trợ quản lý chi tiêu thông minh. Đừng bỏ qua khoản thu chi nào dù là nhỏ nhất vì càng ghi chú đầy đủ bạn sẽ càng có cái nhìn nhận cụ thể hơn về thói quen chi tiêu của bản thân.
8. Tối ưu khoản tiết kiệm để "tiền đẻ ra tiền"
Hiện nay có khá nhiều các cách để vừa tiết kiệm tiền vừa sinh lời. Bạn cũng có thể lựa chọn tiết kiệm ngân hàng với lãi suất từ 6-8%/ năm. Bên cạnh đó, một số app tài chính cũng có mức lãi suất ấn tượng dành cho khoản tiền gửi của khách hàng. Các bạn có thể tham khảo để tiền đẻ ra tiền mặc dù vẫn đang trong hình thức tiết kiệm với số tiền bạn đang có.
Tìm hiểu thêm: Cách đầu tư tiền thông minh để "Tiền đẻ ra tiền"
9. Lên kế hoạch sử dụng tiền hiệu quả
Tất cả những bước trên đều nhằm mang lại cho các bạn những cái nhìn từ chi tiết tới tổng quan, xác định được mục tiêu của bản thân, các bạn hoàn toàn có thể lên kế hoạch sử dụng tiền hiệu quả. Lập ngân sách chi tiêu sẽ tạo thói quen sử dụng tài chính của bạn một cách khoa học, hợp lý hơn, đảm bảo được tài chính của bạn luôn ổn định.
Với những kinh nghiệm tiết kiệm tiền trong bài viết trên, TOPI hy vọng bạn sẽ sớm tiết kiệm được một khoản tiền và sử dụng nó một cách tối ưu, hiệu quả. Nếu có nhu cầu lên kế hoạch, đặt mục tiêu cũng như quản lý tài chính cá nhân thì các bạn hoàn toàn có thể lựa chọn TOPI để tiết kiệm và đầu tư.