Facebook Topi

01/08/2024

Cách chấm điểm xếp hạng chứng chỉ quỹ uy tín cho nhà đầu tư

Cách chấm điểm và xếp hạng chứng chỉ quỹ tốt sẽ theo các yếu tố định lượng và định tính như thời gian hoạt động của quỹ đầu tư, tổng tài sản mà quỹ đầu tư đang quản lý...

icon-fb
icon-x
icon-pinterest
icon-copy

Hiện nay, trên thị trường Việt Nam có đến 87 quỹ đầu tư, trong đó có 48 quỹ mở, 11 quỹ ETF, 1 quỹ bất động sản, 2 quỹ đóng cùng 25 quỹ thành viên. Nhiều nhà đầu tư muốn bỏ vốn mua chứng chỉ quỹ nhưng không biết nên đầu tư vào đâu mới tốt. Vì vậy, bằng bài viết dưới đây TOPI sẽ hướng dẫn bạn cách chấm điểm chứng chỉ quỹ để có thể đưa ra quyết định chọn lựa chứng chỉ quỹ đúng đắn.

Tổng quan về chứng chỉ quỹ

Chứng chỉ quỹ (ETF - Exchange-Traded Fund) là một loại quỹ đầu tư thuộc hình thức quỹ giao dịch trên sàn giao dịch, được thiết kế để theo dõi hiệu suất của một chỉ số hoặc một nhóm tài sản cụ thể. Các ETF thường bao gồm một danh mục đa dạng các tài sản như cổ phiếu, trái phiếu, hàng hóa, hoặc thậm chí là tiền tệ.

Chứng chỉ quỹ - chấm điểm và xếp hạng

Các loại ETFs có thể phức tạp và đa dạng, bao gồm ETFs theo chỉ số, ETFs theo ngành, ETFs đảo chiều (leveraged ETFs), và ETFs với các chiến lược đặc biệt khác. Nhà đầu tư có thể sử dụng ETFs để đa dạng hóa danh mục đầu tư, theo dõi thị trường, hoặc thậm chí là để thực hiện các chiến lược giao dịch chủ động.

Lợi ích khi đầu tư chứng chỉ quỹ

- Gia tăng tài sản cho nhà đầu tư, đa dạng danh mục đầu tư bên cạnh các công cụ tài chính khác, làm giảm thiểu rủi ro liên quan đến biến động giá của một loại tài sản cụ thể;

- Chứng chỉ quỹ được quản lý bởi các nhà quản lý quỹ chuyên nghiệp, có kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư. Nhà quản lý này thường thực hiện nghiên cứu thị trường và ra quyết định đầu tư dựa trên thông tin và kỹ thuật chuyên sâu;

- Chứng chỉ quỹ có thể dễ dàng mua và bán qua thị trường chứng khoán. Nhà đầu tư có thể mua và bán chúng giống như cổ phiếu thông thường, tạo ra sự linh hoạt trong quá trình quản lý danh mục đầu tư.

- Tính thanh khoản của chứng chỉ quỹ rất cao, nhà đầu tư có thể chủ động điều chỉnh chiến lược đầu tư của họ tuỳ thời điểm thị trường;

lợi ích khi đầu tư chứng chỉ quỹ

- Nhà quản lý quỹ chịu trách nhiệm quản lý rủi ro của danh mục đầu tư. Điều này giúp nhà đầu tư kiểm soát và giảm thiểu rủi ro, đặc biệt là khi danh mục đầu tư được phân tán rộng rãi;

- Nhà đầu tư không cần theo dõi và quản lý từng khoản đầu tư một cách chi tiết. Việc quản lý được thực hiện bởi nhà quản lý quỹ, giúp tiết kiệm thời gian và nỗ lực cho nhà đầu tư;

- Chứng chỉ quỹ có thể mang lại tiềm năng sinh lời cao hơn so với một số lựa chọn đầu tư khác, đặc biệt là khi quỹ đầu tư được quản lý hiệu quả;

- Ngoài ra, khi đã mua chứng chỉ quỹ, nhà đầu tư cũng có thể truy cập vào nhiều tài sản đầu tư khác, thông thường sẽ rất khó khăn nếu đầu tư trực tiếp.

Cách chấm điểm xếp hạng chứng chỉ quỹ uy tín cho nhà đầu tư

Có rất nhiều yếu tố để chấm điểm xếp hạng chứng chỉ quỹ uy tín như: chất lượng danh mục đầu tư, tần suất giao dịch, các chỉ số P/E, P/B, hệ số Sharp, biểu phí của quỹ đầu tư, hiệu suất sinh lời của quỹ

Chấm điểm xếp hạng chứng chỉ quỹ qua yếu tố định tính

Đầu tiên, để xếp hạng được chứng chỉ quỹ, ta cần quan tâm đến 4 yếu tố định tính đó là: 

Thời gian hoạt động của quỹ đầu tư

Do thị trường chứng khoán Việt Nam là thị trường cận biên, cho nên xét yếu tố thời gian hoạt động của quỹ đầu tư vô cùng quan trọng. Thời gian hoạt động của quỹ đầu tư được thể hiện qua số năm kinh nghiệm trên thị trường (họ đã hoạt động trong bao lâu); hiệu quả đầu tư so sánh trong dài hạn và danh tiếng, uy tín của quỹ đầu tư đó.

Nếu là một quỹ mới thành lập thì nhà đầu tư không có cơ sở để đánh giá hiệu suất trong dài hạn của quỹ mà chỉ có thể dựa vào hiệu suất trong ngắn hạn, như vậy, rủi ro sẽ cao hơn. Chưa kể đến việc, quỹ đầu tư có thể ảnh hưởng bởi thời gian hoạt động trong các chu kỳ kinh tế khác nhau.

Ví dụ, quỹ chứng khoán có hiệu suất tốt hơn trong giai đoạn tăng trưởng kinh tế, quỹ trái phiếu có hiệu suất tốt hơn trong giai đoạn suy thoái… Thời gian hoạt động càng dài thì kinh nghiệm và hiệu suất của quỹ đầu tư càng ổn định, tạo ra sự tin tưởng cho các nhà đầu tư.

Chứng chỉ quỹ - chấm điểm và xếp hạng

Tổng tài sản quỹ đầu tư đang quản lý

Tổng tài sản mà quỹ đầu tư đang quản lý, được thể hiện qua các chiến lược và cơ hội đầu tư cũng như uy tín của đơn vị phát hành chứng chỉ quỹ. Tổng tài sản mà một quỹ đầu tư đang quản lý là tổng giá trị của tất cả các tài sản mà quỹ đó đầu tư hoặc quản lý, bao gồm cả các loại tài sản khác nhau như chứng khoán, trái phiếu, tiền mặt, bất động sản, và các tài sản tài chính khác. Tổng tài sản này thường được tính toán hàng ngày và thể hiện giá trị tình hình tài chính của quỹ tại một thời điểm cụ thể.

Thông tin về tổng tài sản của quỹ là quan trọng vì nó cung cấp cái nhìn tổng quan về quy mô của quỹ và có thể ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư. Nếu quỹ quản lý một lượng lớn tài sản, điều này có thể là do khả năng quản lý tài sản của họ tốt, hoặc được nhiều nhà đầu tư tin tưởng sở hữu.

Chất lượng danh mục đầu tư

Chất lượng danh mục đầu tư nói lên kinh nghiệm cũng như năng lực quản lý của đội ngũ lãnh đạo, đội ngũ quản lý quỹ, và độ minh bạch trong việc công bố các thông tin danh mục của quỹ.

Chất lượng danh mục đầu tư thể hiện khả năng của quỹ trong việc tối ưu hóa lợi nhuận và quản lý rủi ro để đạt được mục tiêu đầu tư cụ thể. Nhà đầu tư có thể nhìn vào đó để xem mục tiêu đầu tư của quỹ có phù hợp với mình hay không. Hãy nhìn vào cách mà quỹ phân bổ tài sản của họ và chọn lựa các khoản đầu tư cụ thể.

Hầu hết các quỹ đầu tư có một danh mục đa dạng hoá cao, đầu tư vào nhiều loại tài sản khác nhau để giảm rủi ro biến động thị trường cũng như các yếu tố cụ thể của ngành. Các khoản đầu tư có khả năng sinh lời cao và ổn định sẽ làm tăng chất lượng của danh mục.

Tần suất giao dịch

Tần suất giao dịch phản ánh mức độ thanh khoản của chứng chỉ quỹ và độ biến động giữa các phiên giao dịch. Quỹ đầu tư có thể áp dụng chiến lược đầu tư ngắn hạn hoặc dài hạn. Nếu thấy quỹ thường xuyên thay đổi các danh mục, giao dịch nhiều, rất có thể chiến lược đang áp dụng là chiến lược ngắn hạn hoặc họ đang tích cực tái cân bằng danh mục để tận dụng cơ hội ngắn hạn.

Mỗi lần giao dịch đều liên quan đến chi phí giao dịch, bao gồm phí môi giới và các chi phí khác. Tần suất giao dịch cao có thể tăng chi phí và ảnh hưởng đến lợi nhuận cuối cùng của nhà đầu tư. Tần suất giao dịch cũng tác động đến hiệu suất cuối cùng của quỹ đầu tư.

Giao dịch có thể tạo ra lợi nhuận nếu quỹ đầu tư thực hiện đúng thời điểm mua và bán, nhưng nếu không, có thể dẫn đến thiệt hại. Bên cạnh đó, tần suất giao dịch cũng thể hiện cách quỹ đầu tư phản ứng với các điều kiện thị trường và xu hướng, cách họ quản lý rủi ro để đối phó với các biến động xảy ra.

4 yếu tố định tính trên đều được TOPI xếp vào hệ thống chấm điểm chứng chỉ quỹ để cho ra điểm số tương ứng với khẩu vị rủi ro của từng người.

Chấm điểm xếp hạng chứng chỉ quỹ qua yếu tố định lượng

Căn cứ vào các yếu tố định lượng để theo dõi quỹ đầu tư một cách có hệ thống theo hàng tuần, hàng tháng, hàng quý và hàng năm.

- Dựa vào các chỉ số mở rộng như chỉ số P/E, P/B, hệ số Sharp… để xem hiệu suất và tính hiệu quả của quỹ đầu tư. Trong đó, chỉ số P/E có thể chỉ ra rằng thị trường đang đánh giá cao khả năng sinh lời của quỹ, trong khi P/E thấp có thể chỉ ra giá trị đầu tư có thể thấp hơn so với lợi nhuận. P/E cũng có thể được sử dụng để đo lường sự kỳ vọng của thị trường đối với lợi nhuận tương lai của quỹ.

P/E cao thường gắn với sự kỳ vọng lợi nhuận của quỹ đầu tư tăng trong tương lai. Tương tự, chỉ số P/B cao có thể phản ánh sự tin tưởng vào quản lý và khả năng sinh lời của quỹ. Còn hệ số Sharpe đo lường lợi nhuận thặng dư của quỹ so với lợi nhuận không rủi ro (thường là lãi suất không rủi ro) trong mối quan hệ với mức độ rủi ro. Hệ số Sharpe càng cao thì quỹ càng được coi là có hiệu suất tốt hơn so với mức độ rủi ro mà nó đảm nhận.

- Độ biến động bình quân năm so với tham chiếu Bê-ta đánh giá được mức độ rủi ro về biến động giá của chứng chỉ quỹ. Độ biến động càng lớn, càng có thể coi là rủi ro cao, vì giá có thể biến động mạnh trong cả hai hướng - tăng và giảm. Nếu một quỹ có độ biến động thấp, đó có thể là một dấu hiệu của tính ổn định, nhưng đồng thời cũng có thể ám chỉ rằng quỹ không có tiềm năng sinh lời cao.

Tham chiếu Bê-ta đo lường mức độ biến động của một quỹ so với thị trường chung. Nếu Beta = 1, quỹ biến động theo đúng như thị trường. Nếu Beta > 1, quỹ có khả năng biến động mạnh hơn thị trường; nếu Beta < 1, quỹ có khả năng biến động ít hơn thị trường. Hai chỉ tiêu này rất quan trọng với quỹ đầu tư trong việc xây dựng chiến lược đầu tư.

Chứng chỉ quỹ - chấm điểm và xếp hạng

- So sánh lãi suất tiền gửi tiết kiệm với lãi từ đầu tư chứng chỉ quỹ để đánh giá hiệu quả hoạt động của quỹ đầu tư. Tại Việt Nam, lãi suất chứng chỉ quỹ dao động từ 7% - 20%/năm trong khi lãi suất gửi tiết kiệm dao động từ 5% - 10%/năm, những con số cao thường là gửi tiết kiệm tại các đơn vị tư nhân. Việc so sánh lãi suất tiền gửi với lãi suất chứng chỉ quỹ để xem liệu chứng chỉ quỹ đó có đáng để mua hay không.

- Biểu phí của quỹ đầu tư, đánh giá về phí mua, phí bán, phí quản lý của quỹ đầu tư và các loại phí liên quan khác. Vì biểu phí của quỹ đầu tư có ảnh hưởng lớn đến hiệu suất và lợi nhuận cuối cùng mà nhà đầu tư nhận được từ việc đầu tư chứng chỉ quỹ của họ. Do đó, việc hiểu rõ về các loại phí và cân nhắc chúng trong quá trình đưa ra quyết định đầu tư là quan trọng để đảm bảo rằng nhà đầu tư đang chọn lựa phương thức đầu tư phù hợp với mục tiêu và chiến lược của mình.

- Hiệu suất sinh lời trong ngắn hạn, thường là 1 năm

- Hiệu suất sinh lời trong trung hạn, thường là 3 năm

- Hiệu suất sinh lời từ khi thành lập

Việc đánh giá hiệu suất sinh lời trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn là quan trọng để nhà đầu tư có cái nhìn toàn diện về cách quỹ đầu tư đó đối mặt với biến động thị trường và đạt được mục tiêu đầu tư. Việc này cung cấp thông tin quan trọng để đưa ra quyết định đầu tư và quản lý danh mục.

Trên đây là thang đo TOPI xây dựng cho các nhà đầu tư để có thể chấm điểm và xếp hạng chứng chỉ quỹ của các quỹ đầu tư một cách chính xác. Đầu tư chứng chỉ quỹ rất thích hợp với nhà đầu tư ít kinh nghiệm, có mong muốn sinh lời cao với rủi ro tương đối. Hiện tại, bạn có thể mua nhiều chứng chỉ uy tín tại thị trường Việt Nam như VNDBF, VLGF, SSIBF, BVPF, DCDS, VNDAF… ngay trên ứng dụng tài chính TOPI.

https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/YxrKlDuu2uOQNtm78GeLH3jn2QYW8p7ZqWpWb3lN.jpg?w=500&h=386&v=2022https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/yb1eTdsQWerFdzUQPOGqlSs1cz5mJ8M7eu95jxJz.jpg?w=500&h=386&v=2022https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/VvUsgRKPmOmXWi1dQ1ti9RrFRj2PQ28Nxfu0e5fv.jpg?w=500&h=386&v=2022

Bài viết liên quan

logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Tầng 11, Tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Quét mã QR để tải ứng dụng TOPI

icon-messenger