Một quốc gia thông thường có 3 kênh chính để dẫn vốn cho nền kinh tế bao gồm:
1. Ngân hàng
Nguyên tắc hoạt động của ngân hàng là tối ưu nguồn tiền nhàn rỗi, sau đó phát triển thành các sản phẩm hỗ trợ cho người dân hoặc doanh nghiệp đang có nhu cầu tài chính, người dân hoặc doanh nghiệp có nhu cầu vay sẽ chi trả phí dịch vụ ngân hàng. Tuy nhiên cho vay là một dạng dịch vụ mang tính rủi ro cao và cao nhất là mất vốn cho vay và phải lập danh sách khách hàng mất khả năng trả nợ và cao nhất là ngân hàng phá sản, bảo hiểm tiền gửi sẽ vào cuộc và trả tối đa là 75 triệu cho mỗi người gởi tiền ở ngân hàng.
Ngân hàng là một trong những trụ cột kinh tế quan trọng của quốc gia
Hiện nay, Việt Nam vẫn chưa có chuyện này xảy ra, ngành ngân hàng sau một thời gian phát triển, đã có những bước gạn lọc để giữ lại chất lượng cho nghành qua các thương vụ sáp nhập, những ngân hàng không vận hành hiệu quả dần mất thương hiệu. Chính vì lý do đó, ngân hàng hiện nay đi những bước chiến lược về tối ưu nguồn dịch vụ, tăng thêm các dịch vụ khác ngoài dịch vụ cho vay ví dụ dịch vụ thu hộ: tiền điện, tiền nước và nhiều dịch vụ thu hộ khác, triển khai dịch vụ thẻ tín dụng và cả mảng bảo hiểm nhân thọ.
Khoảng 2004, khi khách đến các ngân hàng đóng tiền, nhân viên ngân hàng có thể tư vấn khách huỷ hợp đồng, điều này có ảnh hưởng không ít đến ngành bảo hiểm, nhưng qua thời gian, nhân viên ngành ngân hàng cũng nhận thấy việc thực hiện các giao dịch về nghiệp vụ bảo hiểm hay kinh doanh bảo hiểm nhân thọ cho các công ty quá an toàn và có thể mang lại lợi nhuận cao và ổn định nghề nghiệp. Vì vậy họ ngày càng đặt bảo hiểm vào mức tập trung cao. (Giữ ghế giám đốc là người mang lại lợi nhuận cao chứ không phải hoàn thành các KPI mà rủi ro mang về cho ngân hàng cao. Tất nhiên không phải vị giám đốc nào cũng có tư duy như vậy).
Dự đoán, tương lai khi lãi suất thị trường xuống cực thấp: là khi lãi suất tiền gởi không còn đủ hấp dẫn hay lãi suất bằng không, ý là gửi tiền còn bị thu phí như vàng và dollar hiện nay, ngân hàng sẽ triển khai thêm dịch vụ tư vấn đầu tư cho khách hàng và đây cũng là một ngành có triển vong thu nhập rất cao trong tương lai... Nhưng thích ổn định và đều, họ thường chọn kênh ngân hàng để ăn hưởng lãi xuất nhưng lãi thường là thấp không thể như kỳ vọng và khó tránh lạm phát và chi phí cơ hội...
2. Chứng khoán
Để dẫn vốn cho các doanh nghiệp thông qua ngân hàng thì rủi ro quá cao. Chính vì vậy nhà nước mới tổ chức thêm kênh huy động cho các doanh nghiệp được cổ phần hoá và có niêm yết trên sàn chứng khoán quốc gia theo luật định, và các quy định để quản trị việc này. Huy động vốn cho nền kinh tế nước nhà thông qua thị trường chứng khoán giống việc bố mẹ tạo điều kiện cho con cái làm ăn nhưng không có nghĩa là chu cấp tiền cho mà mục đích làm gì để con cái huy động được vốn trên uy tiến và năng lực. Vì vậy huy động qua chứng khoán là cách dẫn vốn cho “con cái” có cái cần, câu thế nào là tuỳ vào năng lực từng người con.
Đầu tư trên sàn chứng khoán, nhà đầu tư phải có trình độ, kiến thức và kỹ năng, kinh nghiệm và trải nghiệm bên cạnh là nguồn tiền bản thân phải có. Câu chuyện tư duy, tổng hợp và có mối quan hệ tốt cũng là yếu tố giúp thành công cao hơn. Họ đầu tư vào chứng khoán là họ mong có lợi nhuận cao. Tất nhiên lợi nhuận cao thì đi kèm với rủi ro cao.
Thị trường chứng khoán Việt Nam ngày càng bùng nổ
Vì sao đầu tư và chứng khoán có lợi nhuận cao? Đơn giản là đầu tư vào chứng khoán là khối tư nhân. Khối kinh tế tư nhân hay có yếu tố tư nhân và họ luôn năng động hơn những khối nhà nước. Lợi nhuận trên thị trường chứng khoán cao và bền vững thường dựa vào 2 yếu tố chính sau:
1. Tình hình sản xuất kinh doanh. (Biết đọc, hiểu và phân tích báo cáo tài chính).
2. Kỳ vọng của nhà đầu tư trung và dài hạn. (Có mối quan hệ mới biết ai là nhà đầu tư và ai là đầu cơ).
Và nếu là nhà đầu tư, bạn phải hiểu những nguyên tắc cơ bản của đầu tư nhưng nếu là nhà đầu cơ bạn cũng phải nắm được những kiến thức cơ bản của nhà đầu cơ. Tóm lại bạn làm gì, phải biết mình đang làm gì và đừng nhầm lẫn bởi khi nhầm lẫn bạn sẽ trả cái giá rất đau thương.
3. Bảo hiểm nhân thọ
Bảo hiểm nhân thọ cũng là một kênh dẫn vốn cho nền kinh tế quốc gia. Mỗi năm có thể đóng góp lên đến 250.000 tỷ đồng tái đầu tư cho nền kinh tế và số tiền này thường năm sau cao hơn năm trước. Bên cạnh đó bảo hiểm cũng là một kênh hỗ trợ cho bảo hiểm xã hội, y tế, thất nghiệp, thai sản và tài sản để đảm bảo an sinh xã hội.
Chính vì vậy mà nhà nước cho các công ty bảo hiểm nước ngoài (mà thường là đại gia bảo hiểm trên thế giới: nhà nước khôn bỏ xừ) để vào làm việc và kinh doanh tại Việt Nam để giúp cho an sinh xã hội nước nhà ngày càng tốt. Hiện nay có 17 công ty bảo hiểm nhân thọ. 10 đến 20 năm nữa sẽ có 30 đến 40 công ty.
Bảo hiểm nhân thọ là yếu tố quan trọng đối với nền tài chính quốc gia
Cứ từ từ nhà nước sẽ mở cho các doanh nghiệp vận hành hiệu quả để phụng sự khách hàng người trong nước. Tiết kiệm qua kênh bảo hiểm có 4 lý do:
1. Bảo vệ thu nhập hiện tại;
2. Bảo vệ tài sản đang có;
3. Chăm sóc sức khoẻ và bù đắp thu nhập khi đau ốm;
4. Tích luỹ bây giờ và đầu tư sau này.
Lãi từ tiết kiệm qua bảo hiểm không thể cao như ngân hàng và chắc chắn không thể như chứng khoán nên thường an toàn hơn (do được sự kiểm soát rất chặt chẽ của luật đầu tư, luật doanh nghiệp, luật kinh doanh bảo hiểm và luật dân sự...). Bằng chứng là 24 năm qua không có công ty bảo hiểm nào phá sản cả chỉ có 3 vụ thương vụ sát nhập công ty mà thôi...