Facebook Topi

21/05/2024

Các quốc gia sử dụng Đô la Mỹ (USD) như đồng tiền nội tệ

Có bao nhiêu quốc gia coi đồng đô la Mỹ (USD) là đơn vị tiền tệ chính thức? Xem danh sách hơn 9 quốc gia và các vùng lãnh thổ xem USD như đồng nội tệ.

icon-fb
icon-x
icon-pinterest
icon-copy

Ngược với xu hướng phi đô la hóa, những quốc gia, vùng lãnh thổ sau đây đang xem đồng USD là đồng nội tệ, lưu hành chính thức trong lãnh thổ của mình. Một số quốc gia sử dụng USD khi nằm dưới sự quản lý của Hoa Kỳ, nhưng ngay cả khi đã độc lập, họ vẫn tiếp tục lưu hành và sử dụng đồng USD trong các giao dịch.

Nội tệ là gì?

Nội tệ là đơn vị tiền tệ chính thức được sử dụng trong một quốc gia hoặc khu vực cụ thể. Nó được chính phủ hoặc cơ quan chức năng có thẩm quyền phát hành và lưu hành, đồng thời được sử dụng để thực hiện các giao dịch mua bán, thanh toán cho hàng hóa và dịch vụ, cũng như tích trữ tài sản. Nội tệ của Việt Nam là Việt Nam Đồng (VND), của Trung Quốc là Nhân Nhân tệ (CNY), của Hoa Kỳ là Đô la Mỹ (USD) hoặc của Nhật Bản là Yên Nhật (JPY)....

Đặc điểm của nội tệ

Tiền tệ chính thức được sử dụng trong một quốc gia sẽ có những đặc điểm sau đây:

  • Pháp lý: Nội tệ được pháp luật công nhận là đơn vị tiền tệ hợp pháp để thực hiện các giao dịch trong phạm vi quốc gia hoặc khu vực.
  • Phát hành: Nội tệ được phát hành bởi chính phủ hoặc cơ quan chức năng có thẩm quyền, thường là ngân hàng trung ương.
  • Lưu hành: Nội tệ được lưu thông rộng rãi trong nền kinh tế, được sử dụng để thực hiện các giao dịch mua bán, thanh toán và tích trữ tài sản.
  • Tính ổn định: Nội tệ cần có tính ổn định về giá trị để đảm bảo hiệu quả cho các hoạt động kinh tế và tài chính.
  • Tính thanh khoản: Nội tệ cần có tính thanh khoản cao, dễ dàng đổi sang các loại tài sản khác hoặc chuyển đổi sang ngoại tệ.

Vai trò của nội tệ

  • Thước đo giá trị: Nội tệ được sử dụng để đo giá trị của hàng hóa và dịch vụ, giúp cho việc so sánh giá cả và thực hiện các giao dịch kinh tế trở nên dễ dàng hơn.
  • Phương tiện thanh toán: Nội tệ được sử dụng để thanh toán cho hàng hóa và dịch vụ, giúp cho việc mua bán trở nên thuận tiện và hiệu quả hơn.
  • Tích trữ tài sản: Nội tệ có thể được sử dụng để tích trữ tài sản, giúp cho người dân bảo vệ giá trị tài sản của mình khỏi biến động giá cả và lạm phát.
  • Thúc đẩy hoạt động kinh tế: Nội tệ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động kinh tế, tạo điều kiện cho việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ, cũng như đầu tư và sản xuất.

Những quốc gia dùng đô la Mỹ là đồng nội tệ (ngoài Hoa Kỳ)

Ngoài Hoa Kỳ, một số quốc gia khác cũng sử dụng đồng đô la Mỹ (USD) làm tiền tệ chính thức, bao gồm: Ecuador, El Salvador, Zimbabwe và Đông Timor, Palau, Micronesia, Quần đảo Marshall, Zimbabwe và mới nhất là Argentina.

>> Xem thêm: 100 đô la bằng bao nhiêu tiền Việt

#1. Argentina

Cuối năm 2023, Tổng thống mới đắc cử - Javier Milei đang có kế hoạch từ bỏ đồng Peso để sử dụng đồng USD làm tiền tệ chính thức nhằm chống lại tình trạng lạm phát tràn lan tại đất nước này trong nhiều thập kỷ qua.

Quốc gia sử dụng đô la mỹ như đồng tiền nội tệ

Nhiều quốc gia dùng đồng Đô la Mỹ như tiền nội tệ

Việc đô la hóa sẽ giúp Argentina ổn định nền kinh tế thông qua kiểm soát lạm phát, giảm lãi suất, chống lãng phí đầu tư công.Tuy nhiên, việc này cũng khiến ngân hàng Trung ương và chính sách tiền tệ của quốc gia này phụ thuộc vào Mỹ.

Người dân ở quốc gia này tích trữ hàng chục tỷ USD ở các tài khoản nước ngoài. Đây là mức cao nhất trong số các nền kinh tế Châu Mỹ Latinh. Theo ước tính của các chuyên gia kinh tế, Argentina sẽ cần vay nợ khoảng 30 tỷ USD để đô la hóa nền kinh tế.

#2. Ecuador

Từ năm 2000, Ecuador đã theo đuổi chính sách Dollar hóa hoàn toàn nền kinh tế nhằm cố gắng vượt qua cuộc khủng hoảng trầm trọng với hệ thống ngân hàng suy sụp và đồng nội tệ Sucre mất giá.

Ecuador đã sử dụng một số loại tiền tệ khác trước khi dùng đồng sucre nhưng khi những đồng tiền này đều không có hiệu quả, người dân ở quốc gia này bắt đầu tích lũy đô la Mỹ và bắt đầu Đô la hóa Ecuador một cách không chính thức. Đến nay, quyết định Dollar hoá vẫn được coi là hợp lý và đem lại lợi ích đối với Quốc gia Mỹ Latinh này.

#3. El Salvador

Đồng USD của Hoa Kỳ đã thay thế đồng colón của El Salvador từ tháng 1 năm 2001 để ổn định nền kinh tế của nước này. Gần đây, năm 2021, El Salvador đã chuyển sang công nhận bitcoin.

Nền kinh tế El Salvador chủ yếu dựa vào kiều hối từ Mỹ với gần 3 tỷ USD/năm và nông nghiệp với những sản phẩm truyền thống miền nhiệt đới. Chính phủ quốc gia này chủ trương mở thị trường xuất khẩu mới, hỗ trợ đầu tư nước ngoài và hiện đại hoá hệ thống thuế.

#4. Cộng hòa Palau

Palau là một quốc gia ở quần đảo Thái Bình Dương. Kể từ khi thành lập vào năm 1994, quốc gia này đã sử dụng đồng đô la Mỹ làm tiền tệ chính thức. Tháng 1/2022, họ đã hợp tác với công ty tiền điện tử Ripple để phát triển một loại tiền ổn định.

#5. Panama

Panama là thị trường trung chuyển lớn trên thế giới, nơi mọi giao dịch đều sử dụng đồng USD. Quốc gia Trung Mỹ này sử dụng đồng đô la Mỹ song song với đồng nội tệ Balboa của mình. Đồng Balboa được neo giá 1 ăn 1 với đồng USD và chỉ được phát hành dưới dạng tiền xu. Cấu trúc này được thành lập từ sau khi Panama tuyên bố độc lập vào năm 1904.

#6. Timor-Leste

Tại Đông Nam Á, Timor Leste là quốc gia duy nhất không có đồng tiền riêng, mà sử dụng đôla Mỹ làm tiền tệ chính thức. Sau cuộc trưng cầu dân ý vào năm 1999, quốc gia này bắt đầu sử dụng Đồng đô la Mỹ trở thành đồng tiền hợp pháp kể từ ngày 24/1/2000. Mọi giao dịch chính thức tại quốc gia này đều phải thực hiện bằng đồng đôla Mỹ.

Quốc gia sử dụng đô la mỹ như đồng tiền nội tệ

Timor Leste là quốc gia duy nhất ở chợ không cân chuyển khoản

Đông Timo chọn USD làm nội tệ bởi đây là đồng tiền mạnh và ổn định, được chấp nhận rộng rãi trên toàn thế giới. Tuy nhiên, ngoài USD, người dân nước này vẫn sử dụng một số loại tiền tệ khác cho công việc kinh doanh hàng ngày như đôla Úc, Baht của Thái , Rupiah của Indonesia hay Escudo Bồ Đào Nha.

#7. Liên bang Micronesia

Micronesia - Quốc đảo ở phía Tây Thái Bình Dương. Đây là một quốc gia có chủ quyền liên kết tự do với Hoa Kỳ. Trước đây, Micronesia là một phần của Lãnh thổ Ủy thác Quần đảo Thái Bình Dương do Mỹ điều hành. Năm 1979, mặc dù đã độc lập nhưng Micronesia vẫn sử dụng đồng USD làm nội tệ.

#8. Quần đảo Marshall

Quần đảo Marshall trước đây cũng được hợp nhất vào Lãnh thổ Ủy thác Quần đảo Thái Bình Dương do Hoa Kỳ quản lý. Năm 1979, nước này giành được quyền tự quản và chính thức độc lập vào năm 1986, dưới Hiệp ước Liên kết Tự do với Hoa Kỳ.

Từ năm 1979, Marshall đã sử dụng đồng đô la Mỹ. Năm 2018, quốc gia này thông qua luật thiết lập một loại tiền điện tử quốc gia mặc dù IMF đã kêu gọi xem xét lại động thái này.

#9. Zimbabwe

Từ những năm 2000, chính quyền cựu tổng thống Robert Mugabe cho in tiền ồ ạt để cứu vãn nền sản xuất nông nghiệp đang tuột dốc không phanh, đô la Zimbabwe đã mất giá với tỷ lệ lên tới 79,6%, thậm chí tờ tiền 00.000 tỉ đô la Zimbabwe không đủ để mua một ổ bánh mì

Năm 2009, Chính phủ Zimbabwe quyết định từ bỏ đồng tiền nội địa và chuyển sang sử dụng đồng USD trong các giao dịch. Nhờ sách này, kinh tế tiền tệ Zimbabwe trải qua một giai đoạn ổn định chỉ sau vài năm.

#10. Puerto Rico

Năm 1947, Chính phủ Mỹ trao quyền bầu cử thống đốc cho người dân hòn đảo Puerto Rico và hiến pháp của Puerto Rico được phê duyệt vào năm 1952. Như vậy, Puerto Rico chính thức có bản hiến pháp của riêng mình và phê chuẩn tên gọi là Estado Libre Asociado (tạm dịch là "Thịnh vượng chung), đánh dấu giai đoạn phát triển kinh tế vượt bậc với nền công nghiệp chế biến phát triển.

Puerto Rico chưa từng có đồng tiền riêng và dùng USD như tiền tệ chính thức của mình.

#11. Guam (lãnh thổ của Mỹ)

Lãnh thổ Guam là một hải đảo của Mỹ nằm ở tây Thái Bình Dương, là nơi đặt các căn cứ quân sự của Mỹ. Do là vùng lãnh thổ thuộc Hoa Kỳ nên tiền tệ lưu hành chính thức trên hòn đảo này là đồng Đô la Mỹ.

#12. Quần đảo Virgin thuộc Mỹ (lãnh thổ của Mỹ)

Quần đảo Virgin thuộc Mỹ là một nhóm đảo nằm trong vùng Caribe, là một vùng quốc hải của Hoa Kỳ với 4 hòn đảo chính là St. Croix, Saint John, St. Thomas và Đảo Water.

Ngày 31/2/1917, Hoa Kỳ nhận chủ quyền quần đảo này và cấp quyền công dân Hoa Kỳ cho mọi người dân sinh sống trên đảo. Đơn vị tiền tệ lưu hành chính thức ở đây là USD.

#13. Quần đảo Virgin thuộc Anh (lãnh thổ của Anh)

Quần đảo Virgin thuộc Anh là một lãnh thổ hải ngoại của Anh Quốc tại khu vực Caribe, là một bộ phận của quần đảo Virgin với 4 hòn đảo chính là Tortola, Virgin Gorda, Anegada, và Jost Van Dyke, cùng hơn 50 đảo nhỏ khác.

Mặc dù cư dân quần đảo Virgin thuộc Anh được phân loại là công dân lãnh thổ hải ngoại thuộc Anh, có đầy đủ quyền công dân Anh nhưng tiền tệ được lưu hành chính thức lại là Đô la Mỹ.

#14. Bonaire (đặc khu của Hà Lan)

Đảo Bonaire nằm tại vùng biển Caribe là một đặc khu của Hà Lan, được hợp nhất với quốc gia này từ ngày 10/10/2010. Mặc dù là lãnh thổ của Hà Lan, ngôn ngữ chính thức được sử dụng là tiếng Hà Lan, nhưng tiền tệ được lưu hành lại là đồng Dollar của Mỹ.

#15. Samoa (lãnh thổ của Mỹ)

Hòn đảo Samoa (là một bộ phận của quần đảo Samoa) nằm tại Nam Thái Bình Dương là một lãnh thổ chưa hợp nhất của Hoa Kỳ. Samoa thuộc Mỹ gồm 5 đảo lớn và 2 rạn san hô vòng. Ngôn ngữ chính thức trên đảo là tiếng Anh và tiếng Samoa. Đơn vị tiền tệ được sử dụng chính thức là đồng Đô la Mỹ.

#16. Turks và Caicos (Lãnh thổ thuộc Anh)

Quần đảo Turks và Caicos là một vùng lãnh thổ nằm trong quần đảo Caribe (Thái Bình Dương) thuộc Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland. Đơn vị tiền tệ lưu hành chính thức trên quần đảo này là USD.

#17. Sint Eustatius (Đặc khu của Hà Lan)

Đảo Sint Eustatius (hay Statia hoặc Statius) thuộc vùng biển Caribe là một đặc khu của Hà Lan. Ngôn ngữ chính thức của đảo, được dùng để giao tiếp hàng ngày là tiếng Hà lan và tiếng Anh. Tiền tệ được sử dụng chính thức là USD.

#18. British Indian Ocean Territory (Lãnh thổ của Anh)

British Indian Ocean Territory là vùng lãnh thổ hải ngoại thuộc Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland tại Ấn Độ Dương với hơn 6 đảo san hô vòng trong số hơn 1000 đảo có người ở thuộc quần đảo Chagos. Đảo lớn nhất là Diego Garcia, được dùng làm nơi chứa vũ khí, trang thiết bị quân sự cho Mỹ và Anh.

Tiền tệ được lưu hành chính thức ở vùng lãnh hải này bao gồm USD và GBP.

#19. Saba (khu tự trị của Hà Lan)

Đảo Saba nằm trong khu vực Caribe là đặc khu tự trị của vương quốc Hà Lan, được sáp nhập vào ngày 10/10/2010, thủ phủ là The Bottom. Ngôn ngữ chính thức của người dân trên đảo là tiếng Hà Lan, nhưng họ cũng dùng song song cả tiếng Anh khi giao tiếp. Tiền tệ được sử dụng chính thức là đồng USD.

Xu hướng phi Đô la hóa trên toàn cầu

Do lo ngại về sự thống trị của đồng Đô la Mỹ đối với hệ thống tài chính toàn cầu và lo sợ Hoa Kỳ sẽ sử dụng USD làm “vũ khí” tài chính, dùng để “trừng phạt”. Nhiều quốc gia đã nỗ lực tìm cách giảm sự phụ thuộc vào USD. Đây là xu hướng phi Đô la hóa, điển hình như Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Phi, các tiểu vương quốc UAE…

Tại Châu Á, Trung quốc giảm nắm giữ trái phiếu kho bạc Mỹ từ hơn 1 nghìn tỷ USD xuống còn hơn 850 tỷ USD và đang nỗ lực để giảm xuống thấp hơn, đồng thời nỗ lực giao dịch thương mại với các quốc gia khác bằng Nhân dân tệ. 

Ấn Độ cũng công bố chính sách ngoại thương mới, cho phép sử dụng đồng Rupee trong thương mại với các quốc gia đang đối mặt với khủng hoảng tiền tệ hoặc thiếu USD.

Quốc gia sử dụng đô la mỹ như đồng tiền nội tệ

Nhiều nước tham gia vào xu hướng phi Đô la hóa

Năm 2023, Pakistan cho biết đang tìm cách thanh toán dầu thô nhập khẩu từ Nga bằng đồng Nhân dân tệ.

Hàn Quốc và Indonesia cũng đã ký thỏa thuận nhằm thúc đẩy trao đổi trực tiếp đồng Won và Rupiah.

Ở Mỹ Latinh, Brazil và Argentina đang thảo luận về việc tạo ra đồng tiền chung cho hai quốc gia này. Họ cũng đạt được thỏa thuận ngiao dịch với Trung Quốc bằng đồng nội tệ của họ.

Ở Trung Đông, Saudi Arabia cũng xem xét việc định giá dầu bán ra bằng Nhân dân tệ và đang tìm cách thúc đẩy thương mại phi dầu mỏ bằng đồng Rupee.

Iran và Nga đang hợp tác để tạo ra một loại tiền điện tử được hỗ trợ bởi vàng dùng cho giao dịch dầu mỏ.

Tại Châu Âu, EU cũng đang tìm cách vượt qua hệ thống SWIFT do đồng USD thống trị để hoàn tất các khoản thanh toán với Iran. Pháp - đồng minh của Mỹ cũng hoàn tất các giao dịch bằng đồng Nhân dân tệ để tránh trở thành “đối tác cấp dưới” của Mỹ.

Qua danh sách TOPI đã liệt kê, có thể thấy, số quốc gia, vùng lãnh thổ đang sử dụng đồng USD như tiền nội tệ là khá nhiều và cho đến nay, Dollar Mỹ vẫn đang là đồng tiền được giao dịch nhiều nhất trên thế giới. Thế nhưng với xu hướng phi Đô la hóa đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, có thể trong tương lai, đồng USD sẽ mất đi vị thế “vua” của mình.

https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/MCo8WKspUmbxAq3LGGasq33gzQVv0lR3isf7Irc2.png?w=500&h=386&v=2022

Bài viết liên quan

logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Tầng 11, Tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Quét mã QR để tải ứng dụng TOPI

icon-messenger
float-icon