Bảo hiểm bắt buộc là có vai trò quan trọng không chỉ với cá nhân, doanh nghiệp và toàn thể cộng đồng. Do đó một số loại bảo hiểm mà cá nhân, doanh nghiệp bắt buộc phải tham gia. Cùng TOPI tìm hiểu thế nào là bảo hiểm bắt buộc và các loại bảo hiểm bắt buộc hiện nay.
Bảo hiểm bắt buộc là gì? Mục đích của bảo hiểm bắt buộc?
Bảo hiểm bắt buộc là loại bảo hiểm mà pháp luật quy định các cá nhân hoặc tổ chức bắt buộc phải tham gia. Nghĩa là, bạn không có quyền lựa chọn có tham gia loại hình bảo hiểm này hay không mà chắc chắn phải tham gia.
Mục đích của bảo hiểm bắt buộc, ngoài bảo vệ bản thân người tham gia còn để bảo vệ lợi ích chung của cộng đồng, giảm thiểu rủi ro và thiệt hại cho xã hội, tạo ra môi trường sống và làm việc an toàn hơn cho mọi người.
Tìm hiểu 6 loại bảo hiểm bắt buộc tại Việt Nam
Tham gia các loại bảo hiểm bắt buộc sẽ giúp mỗi người giảm thiểu rủi ro tài chính khi xảy ra các sự cố không mong muốn, đồng thời góp phần xây dựng cộng đồng văn minh, an toàn và bền vững.
Các loại bảo hiểm bắt buộc tại Việt Nam hiện nay
Theo quy Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 - tại Khoản 2 Điều 8, bảo hiểm bắt buộc có nhiều loại, bao gồm cả loại dành cho người dân và dành cho doanh nghiệp, chẳng hạn như: Bảo hiểm y tế, bảo hiểm xe ô tô, xe máy, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm cháy nổ, bảo hiểm tai nạn lao động. Cụ thể như sau:
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự xe cơ giới (ô tô, xe máy)
Đây là loại bảo hiểm bắt buộc tham gia, áp dụng cho các loại xe cơ giới khi tham gia lưu thông trên đường. Giá bảo hiểm trách nhiệm dân sự xe cơ giới không cao, chỉ từ 60.000 VNĐ/xe máy/năm và 200.000 VNĐ/ô tô/năm.
Khi chẳng may gặp tai nạn, người tham gia bảo hiểm sẽ được bồi thường tối đa 150 triệu VNĐ/người/vụ tai nạn trong trường hợp chế hoặc tổn thương não năng, hoặc bồi thường theo mức độ thương tật.
Bảo hiểm y tế (BHYT)
Bảo hiểm y tế là chính sách bảo hiểm bắt buộc do nhà nước tổ chức và quản lý, với sự tham gia đóng góp từ cá nhân, tập thể và cộng đồng xã hội. Khi tham gia BHYT, bạn sẽ được hưởng các quyền lợi chăm sóc sức khỏe, từ thăm khám đến điều trị bệnh, theo quy định của pháp luật, chẳng hạn như: Khám chữa bệnh miễn phí hoặc hỗ trợ chi phí khám chữa bệnh.
Đối với người khó khăn, người bệnh nặng, điều trị trong thời gian dài thì bảo hiểm y tế có tầm quan trọng lớn lao khi hỗ trợ phần lớn chi phí khám chữa, thuốc men cho người bệnh.
Mức đóng bảo hiểm y tế từ khoảng hơn 500.000 VNĐ/người/năm - 1.263.000 VNĐ/người/năm tùy theo số người tham gia. Càng nhiều người trong gia đình cùng mua bảo hiểm y tế thì mức đóng càng giảm, cụ thể như sau:
Thành viên hộ gia đình |
Giá mua theo tháng |
Giá mua theo năm |
Người thứ 1 |
105.300 đồng |
1.263.600 đồng |
Người thứ 2 |
73.710 đồng |
884.520 đồng |
Người thứ 3 |
63.180 đồng |
758.160 đồng |
Người thứ 4 |
52.650 đồng |
631.800 đồng |
Từ người thứ 5 trở đi |
42.120 đồng |
505.440 đồng |
Bảo hiểm xã hội (BHXH)
Bảo hiểm xã hội là chỗ dựa vững chắc cho người lao động trong các trường hợp giảm hoặc mất thu nhập như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hoặc thất nghiệp, hưởng lương hưu. Đối tượng áp dụng bao gồm cán bộ, công chức, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động và người sử dụng lao động.
Bảo hiểm xã hội là một trong những bảo hiểm bắt buộc
Bảo hiểm thất nghiệp
Loại bảo hiểm này giúp người lao động giảm bớt gánh nặng tài chính khi mất việc làm. Quyền lợi bao gồm trợ cấp thất nghiệp, tư vấn nghề nghiệp, đào tạo nâng cao tay nghề, và hỗ trợ tìm việc làm mới. Ngoài ra, người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp còn được hưởng lương hưu theo quy định của Nhà nước.
Bảo hiểm tai nạn lao động
Đây là loại bảo hiểm cần thiết đối với người lao động, đặc biệt là công nhân trong môi trường làm việc có nguy cơ cao. Bảo hiểm tai nạn lao động do chủ sử dụng lao động đóng và sẽ hỗ trợ chi phí trong trường hợp xảy ra rủi ro, tai nạn đối với người lao động.
Bảo hiểm cháy nổ
Theo quy định pháp luật, các cơ sở có nguy cơ cháy nổ cao như khách sạn, nhà nghỉ (từ 5 tầng trở lên), chung cư, nhà tập thể, ký túc xá từ 7 tầng (hoặc 10.000 m3) trở lên, trường mẫu giáo từ 350 trẻ em) trở lên hoặc diện tích phục vụ học tập từ 5.000m3 trở lên... bắt buộc phải mua bảo hiểm cháy nổ. Khi xảy ra sự cố cháy nổ, công ty bảo hiểm sẽ bồi thường thiệt hại về tài sản, thương tật và tổn thất cho bên được bảo hiểm.
Bảo hiểm cháy nổ đang ngày càng có vai trò quan trọng
Đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc
Dựa trên Điều 2, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và các Điều 4, 13, 17, 21 của Quyết định 595/QĐ-BHXH, những đối tượng sau bắt buộc tham gia 6 loại bảo hiểm trên:
- Người lao động Việt Nam: Những người đã ký hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng trở lên.
- Người lao động nước ngoài: Công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, đã ký hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên.
- Người sử dụng lao động: Bao gồm các đơn vị có người lao động Việt Nam ký hợp đồng lao động từ đủ 1 tháng trở lên, có người lao động nước ngoài ký hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên, đồng thời có giấy phép lao động, giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề.
Việc tham gia các loại bảo hiểm bắt buộc không chỉ là trách nhiệm pháp lý mà còn là cách bảo vệ bản thân, gia đình, chủ doanh nghiệp, người lao động và xã hội trước những rủi ro không mong muốn.
Mua bảo hiểm bắt buộc ở đâu? Phương thức đóng thế nào?
Tùy từng loại bảo hiểm bắt buộc mà cách mua/tham gia sẽ khác nhau:
Mua bảo hiểm y tế ở đâu?
Học sinh, sinh viên, công nhân, viên chức, người lao động sẽ bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế theo đơn vị (trường, cơ quan, doanh nghiệp). Với cá nhân thuộc hộ gia đình, người làm nghề tự do có thể mua bảo hiểm y tế tại các cơ quan Bảo hiểm xã hội, đại lý thu bảo hiểm xã hội của địa phương.
Tham gia bảo hiểm xã hội thế nào?
Cán bộ, nhân viên, người lao động sẽ đóng bảo hiểm xã hội theo cơ quan, đơn vị mình đang làm việc với mức đóng là 10,5% tiền lương làm căn cứ đóng BHXH, người sử dụng lao động đóng 21.5%.
Cá nhân, người lao động tự do có thể mua bảo hiểm xã hội tự nguyện tại cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi thường trú hoặc tạm trú với mức đóng bằng 22% mức thu nhập tự nguyên trừ đi mức Nhà nước hỗ trợ đóng. Để đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, cá nhân mang theo thẻ CMND/CCCD/Hộ chiếu và sổ Hộ khẩu/xác nhận tạm trú đến cơ quan bảo hiểm xã hội địa phương, điền tờ khai đăng ký tham gia BHXH tự nguyện để hoàn thành thủ tục.
Xem thêm: Lương net là gì? Khi đóng bảo hiểm tại công ty thì lương net có ảnh hưởng không?
Đóng bảo hiểm thất nghiệp thế nào?
Theo quy định, người lao động đóng 1% tiền lương tháng, doanh nghiệp phải đóng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp và Nhà nước hỗ trợ tối đa 1% mức đóng.
Bảo hiểm bắt buộc đem lại lợi ích cho người tham gia và cả xã hội
Mua bảo hiểm ô tô, xe máy (xe cơ giới) ở đâu?
Người dân có thể mua tại các công ty bảo hiểm của công ty bảo hiểm PTI (thuộc Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Bưu điện), GIC, PVI bảo hiểm Quân đội MIC, bảo hiểm Bảo Việt… tại các cây xăng, đại lý phân phối của công ty bảo hiểm.
Ngoài ra, bạn có thể mua online (trên Momo, ZaloPay…) và xuất trình giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử khi được yêu cầu.
Mua bảo hiểm cháy nổ, bảo hiểm tai nạn lao động ở đâu?
Hiện nay, có nhiều công ty cung cấp bảo hiểm tai nạn lao động, bảo hiểm cháy nổ bắt buộc và nhiều loại bảo hiểm khác, nổi bật nhất là những tên tuổi như: Bảo hiểm PVI, Bảo hiểm Bảo Việt, Pjico, Bảo Minh, MIC (bảo hiểm Quân Đội)...
Việc tham gia các loại bảo hiểm bắt buộc không chỉ thể hiện trách nhiệm tuân thủ pháp luật, mà còn là một hành động đầy ý nghĩa để bảo vệ chính mình và những người xung quanh. Hãy để bảo hiểm trở thành tấm lá chắn vững chắc, giúp bạn yên tâm hướng tới một tương lai an toàn và bền vững. Hy vọng thông tin từ TOPI chia sẻ có thể giúp bạn hiểu rõ bảo hiểm bắt buộc là gì, có mấy loại cũng như cách tham gia các loại bảo hiểm bắt buộc.