Làm thế nào để có một cái nhìn sâu rộng về tình hình tài chính của gia đình mình hiện tại đang khỏe mạnh hay không? Thế nào là một bảng cân đối tài chính tốt? Cùng TOPI tìm hiểu chủ đề này dưới đây để hiểu rõ hơn nữa về hiện trạng tài chính nhằm nhận ra và có những hành động để kịp thời khắc phục những vấn đề đối với tài chính cá nhân của mình!
1. Bảng cân đối tài chính cá nhân là gì?
Quản trị tài chính cá nhân đơn giản là việc quản trị những nguồn lực tài chính và có kế hoạch đối với các nguồn lực này nhằm củng cố, tiến tới những trạng thái tài chính mong muốn trong tương lai. Và một trong những công cụ được sử dụng nhiều và hiệu quả nhất bởi những cố vấn tài chính chuyên nghiệp nhằm xác định tình trạng tài chính một cá nhân hay một gia đình chính là “Bảng cân đối tài chính cá nhân”.
Bảng cân đối tài chính cá nhân được nói tới như là một bản phác thảo tình hình tài chính của một cá nhân tại một thời điểm nhất định. Bản phác thảo này mô tả những thông tin về tỷ lệ dòng tiền thuần và những thông tin về tỷ lệ tài sản ròng của một cá nhân giúp theo dõi và xác định “sự giàu có” của mình.
Thông tin về bảng cân đối tài sản trong tài chính cá nhân
2. Vai trò của bảng cân đối tài chính cá nhân
Bảng cân đối tài chính cá nhân là bảng thống kê tài sản hiện có của bạn. Bao gồm cả các khoản nợ phải trả, từ đó cân đối trong chi tiêu. Lập bảng cân đối tài chính giúp quản lý tài chính dễ hơn.
Bảng cân đối tài chính cá nhân có rất nhiều lợi ích như:
- Khi lập một bảng cân đối tài chính cá nhân, giúp kiểm soát dòng tiền chi tiêu dễ dàng. Qua đó biết được có tiền “nhàn rỗi” để tham gia đầu tư.
- Giúp tập trung vào cách quản lý tiền bạc để đạt được các mục tiêu đã đề ra.
3. Bảng cân đối tài chính cá nhân gồm những gì
Bảng cân đối tài chính của một cá nhân là một phiên bản đơn giản hơn của báo cáo tài chính doanh nghiệp. Cả hai đều là những công cụ có thể cho thấy sức khỏe tài chính của đối tượng.
Báo cáo tài chính cá nhân cho biết dòng tiền thuần - số tiền còn lại sau khi thu nhập trừ đi chi tiêu và giá trị ròng của cá nhân - tài sản của bạn trừ đi nợ phải trả - phản ánh số tiền mà bạn có nếu bán tất cả tài sản và trả hết các khoản nợ của mình.
Nếu các khoản chi tiêu lớn hơn các khoản thu nhập, bảng cân đối sẽ cho thấy dòng tiền thuần đang bị âm. Tương tự nếu nợ phải trả lớn hơn tài sản có của bạn, báo cáo tài chính chỉ ra giá trị ròng âm. Nếu bạn có nhiều tài sản hơn nợ phải trả, bạn sẽ có giá trị ròng dương.
Trong phần tài sản có được chia rõ ràng hơn ra thành tài sản tiêu dùng và tài sản đầu tư. Cách phân loại đã được nói chi tiết trong TOPI ACADEMY 02: “TÀI SẢN RÒNG LÀ GÌ?”. Từ đó các tài sản tiêu dùng sẽ có thể phát sinh những chi phí trong quá trình sử dụng như bảo trì, bảo dưỡng. Các khoản này sau đó sẽ đi vào chi tiêu và cắt bớt một phần dòng thu nhập của bạn.
Ngược lại, tài sản đầu tư sẽ có thể sinh ra lợi nhuận đầu tư hàng năm và đóng góp thêm vào dòng thu nhập này. Tương tự với các khoản nợ, như vay nợ thẻ tín dụng, vay nợ để đi đầu tư sẽ đều phát sinh lãi vay, những chi phí này cũng được di chuyển sang và ngốn tiếp một phần thu nhập.
Cấu tạo của bảng cân đối kế toán
4. Ví dụ về Bảng cân đối tài chính cá nhân
Mỗi bảng cân đối sẽ khác nhau tương ứng với từng cá nhân và việc xác định sẽ cần phải đi sâu hơn vào các tài sản chi tiết. Dưới đây là một vài ví dụ nhằm giúp bạn có thể hình dung rõ hơn về các bản mô phỏng tình trạng tài chính cá nhân:
Tình trạng tài chính ổn định
Tài chính ổn định được thẻ hiện trên ứng dụng TOPI
Tình trạng tài chính yếu
Tình trạng tài chính yếu trong bảng cân đối tài sản
Tình trạng tài chính tốt
Tình trạng tài chính tốt trong ứng dụng TOPI
Trải nghiệm TOPI – Đầu tư thông minh, tài chính thịnh vượng ngay:
Download: https://app.topi.vn/download
5. Tiêu chí đánh giá bảng cân đối tài chính cá nhân
Để có bảng cân đối tài chính tối ưu thì tài chính của bạn phải dương. Bảng cân đối tài sản cho phép chúng ta theo dõi được tài sản ròng. Thông thường tài sản ròng được khuyến nghị ở mức 6 tháng chi tiêu cá nhân.
Với những người có tài sản ròng âm thì chúng ta cần phải cơ cấu danh mục tài sản của mình một cách hợp lý bằng cách cắt giảm chi tiêu, gia tăng thu nhập….
Một bảng cân đối tài sản gia đình, cá nhân phù hợp là khi tạo được ra dòng tiền dương, có nghĩa các khoản thu nhập trừ đi khoản nợ phải dương.
6. Hướng dẫn xây dựng bảng cân đối tài chính cá nhân
Bảng cân đối tài chính cá nhân giá trị tài sản
Luôn chuẩn bị quỹ khẩn cấp
Số tiền mặt hiện có phải đáp ứng được tống chi phí sinh hoạt phải chi trả trong ít nhất từ 3 đến 6 tháng. Số tiền này dùng cho những trường hợp như thất nghiệp. Vì thế đây là một quỹ khẩn cấp chứ không phải quỹ đầu tư.
Liệt kê tài sản bạn đang có dựa trên khả năng thanh khoản
Thanh khoản là khả năng chuyển đổi tài sản bạn sở hữu có giá trị thành tiền mặt.
Khi thống kê tài sản thanh khoản theo thứ tự trên bảng cân đối bạn sẽ nắm được loại tài sản nào có thể chuyển đổi thành tiền mặt và tài sản nào không.
Các loại tài sản thanh khoản cao có thể kể đến như: tài khoản ngân hàng, sổ tiết kiệm, vàng, ngoại tệ xếp vào đầu danh sách. Tài sản khác như bất động sản xếp cuối cùng trong danh sách. Bởi khi thanh khoản chuyển đổi thành tiền mặt sẽ mất nhiều thời gian.
Lập bảng cân đối tài sản cá nhân theo giá trị tài sản
Liệt kê khoản nợ
Thống kê hóa đơn phải trả kể cả hóa đơn thẻ tín dụng hay thành toán thế chấp. Như vậy sẽ theo dõi được các khoản nợ phải trả và nắm được số tiền mình đang còn bao nhiêu.
Tính giá trị tài sản ròng
Giá trị ròng là tổng tài sản, có thể tính toán giá trị ròng bằng công thức:
Giá trị ròng = Tổng tài sản – Tổng nợ
Phân tích
Bảng cân đối tài chính giúp nhìn lại hoạt động chi tiêu ở thời điểm hiện tại. Dựa vào bảng có thể đề ra các phương án gia tăng tài sản của mình.
Tập trung vào các mục trên bảng cân đối tài chính cá nhân là cách để cân bằng tài chính. Các vấn đề cần phân tích khi lập bảng cân đối tài chính cá nhân:
- Số tiền được dùng như quỹ khẩn cấp có đang được trong một tài khoản an toàn và có lãi suất cao hay không?
- Có thể thay thế tài sản khấu hao bằng tài sản có giá trị cao?
- Có thể thay thế khoản đầu tư năng suất thấp bằng khoản đầu tư năng suất cao?
- Có trả hết nợ lãi suất cao bằng tiền từ tài sản lãi suất thấp?
- Nếu đang nợ, có dùng số tiền đó để đầu tư không? Tiền lãi từ đầu tư có lớn hơn số tiền phải trả?
- Có thể bán bất kỳ các tài sản cá nhân để lấy tiền mặt không?
Lập bảng theo dõi thu nhập và chi tiêu cá nhân
Dòng tiền vào
Dòng tiền vào là n thu nhập hàng tháng như: tiền lương, tiền thưởng, tiền làm thêm, lãi suất, thu nhập thụ động qua đầu tư, quỹ hưu trí, cổ tức nhận được... Thu nhập nhận được là nguồn thu trước thuế.
Lập bảng cân đối tài sản theo mức chi tiêu và thu nhập
Dòng tiền ra
Chi phí cho các khoản sinh hoạt, thuế, y tế, giáo dục, mua tài sản… gọi là dòng tiền ra.
Chi phí gồm hai loại:
- Chi phí cố định là hợp đồng, chi phí xác định trước, trả theo từng kỳ. Ví dụ chi phí sử dụng Internet, vay thế chấp, phí bảo hiểm...
- Chi phí biến đổi là chi phí thay đổi linh hoạt và có khả năng kiểm soát như thức ăn, điện thoại, quần áo, xăng xe,... .
Xác định thặng dư tiền mặt
Công thức:
Thặng dư (thâm hụt) = Thu nhập - Chi phí
- Kết quả dương là thặng dư.
- Kết quả âm là thâm hụt.
Xác định thặng dư hay thâm hụt giúp bạn có hướng giải quyết vấn đề khác nhau. Nếu thặng dư tiền mặt có thể gửi tiết kiệm, đầu tư, mua sắm tài sản, trả nợ. Tiết kiệm, đầu tư giúp gia tăng thu nhập, giá trị tài sản ròng trong tương lai.
Thâm hụt tiền mặt, cần trang trải khoản thâm hụt từ việc tiết kiệm và đầu tư, dẫn đến giảm tài sản ròng và tăng vay nợ.
Hãy lập bảng cân đối tài chính cá nhân ngay hôm nay để kiểm soát tài chính của bản thân tốt nhất. Xem thêm nhiều kiến bài viết trên website để hiểu hơn về bảng cân đối tài sản trong tài chính cá nhân bạn nhé!