Facebook Topi

01/08/2024

Phương pháp 10/20/70: Cách quản lý chi tiêu hiệu quả

Phương pháp 10/20/70 là cách quản lý tài chính cá nhân của người giàu giúp họ quản lý phân bổ tỷ lệ thu nhập, kiểm soát chi tiêu hiệu quả, trả nợ, tích lũy vốn cho tương lai.

icon-fb
icon-x
icon-pinterest
icon-copy

Muốn kiểm soát chi tiêu, tiết kiệm hiệu quả bạn nên tham khảo phương pháp 10/20/70 của những người giàu. Hiểu rõ phương pháp này và biết cách áp dụng có thể giúp bạn đi đúng hướng và sớm đạt được tự do về mặt tài chính.

Phương pháp 10/20/70 là gì?

Phương pháp 10/20/70 là một mô hình phân chia tỷ lệ trong rất nhiều hoạt động như tài chính, quản lý, học tập, tài chính cá nhân,... đem đến hiệu quả trong việc quản lý.

Mô hình được biết đến rộng rãi vì nó cung cấp một cách đơn giản nhất để chúng ta dễ dàng quản lý.

Dùng phương pháp 10/20/70 để quản lý tài chính cá nhân

Phương pháp 10/20/70 là một mô hình phân chia tỷ lệ trong rất nhiều hoạt động

Nguồn gốc của phương pháp 10/20/70

Phương pháp 10/20/70 hình thành từ nghiên cứu của Morgan McCall, Robert Eichinger và Michael Lombardo giữa những năm 1990; nghiên cứu được đúc kết dựa trên  khảo sát đối gần 200 lãnh đạo doanh nghiệp về triết lý học tập.

Kết quả nghiên cứu vào thời điểm đó đem đến một làn gió mới, góc nhìn khác về học tập, đào tạo của doanh nghiệp.

Lợi ích quản lý chi tiêu theo phương pháp 10/20/70

Chi tiêu theo phương pháp 10/20/70 có nhiều lợi ích như:

  • Chi tiêu linh hoạt: Sự linh hoạt trong phạm vi 70% phân bổ cho sinh hoạt, cho phép cá nhân ưu tiên chi tiêu trên nhu cầu và mong muốn mà không bị hạn chế nghiêm ngặt.
  • Quản lý nợ: Quy tắc này có hiệu quả trong quản lý, trả hết nợ vì bao gồm một phần thu nhập dành riêng để trả nợ vượt số tiền thanh toán tối thiểu được yêu cầu.

Quản lý chi tiêu hiệu quả có lợi ích gì trong tài chính cá nhân

Trong tài chính cá nhân quản lý chi tiêu hiệu quả mang đến rất nhiều lợi ích như:

  • Đảm bảo tài chính ổn định: Để cân bằng giữa thu nhập và chi tiêu luôn là câu hỏi đau đầu. Bạn có thể chỉ có 1 khoản thu nhập, nhưng phải chi tiêu thì rất nhiều. Do đó, quản lý và phân chia thu nhập thành các khoản chi tiêu cho hợp lý là việc cần thiết.
  • Dễ đạt được mục tiêu tài chính cá nhân: Khi quản lý chi tiêu đi vào quỹ đạo, bạn có thể đặt ra các mục tiêu tài chính ngắn và dài hạn. Bạn có thể đặt các mục tiêu nhỏ như đi du lịch, mua nhà trước tuổi 35,... Dựa trên thu nhập và mức chi tiêu, sẽ ước lượng được khả năng và thời gian có thể hoàn thành mục tiêu.
  • Chủ động tài chính mọi trường hợp: Khoản tiết kiệm dự phòng rủi ro là không thể thiếu trong kế hoạch quản lý tài chính cá nhân. Mới bắt đầu, nên có kế hoạch về khoản dự phòng, nhanh chóng lấp đầy. Khoản dự phòng rất quan trọng, giúp chủ động tài chính ngay cả khi bạn ở trường hợp bất ngờ.
  • Quản lý,  hạn chế các khoản nợ: Việc có khoản nợ không phải quá nghiêm trọng. Do đó, cần quản lý tài chính cá nhân sao cho hiệu quả, hạn chế vay nợ hoặc có kế hoạch trả nợ hợp lý, tránh rơi vào nợ nần.
  • Gia tăng tài sản, nâng cao mức sống: Am hiểu, quản lý tốt tài chính giúp bạn có tình hình tài chính ổn định, có khoản dự phòng, phát triển tài sản để đạt được mục tiêu mong muốn. Từ đó, có khoản dư dả để đầu tư vào bản thân.

Phương pháp 10/20/70: Phân chia thu nhập hàng tháng

1. Phân chia thu nhập theo tỷ lệ 10/20/70

Dùng phương pháp 10/20/70 để quản lý tài chính cá nhân

Phân chia thu nhập theo tỷ lệ 10/20/70 là chiến lược quản lý tài chính khá hiệu quả

Phân chia thu nhập theo tỷ lệ 10/20/70 là chiến lược quản lý tài chính khá hiệu quả. Chiến lược này liên quan đến việc tách tiền lương thành ba nhóm, chia mỗi nhóm thành các tỷ lệ phần trăm:

  • 10% thu nhập hàng tháng dành cho các khoản thanh toán nợ hoặc quyên góp: Thoát khỏi nợ nần nhanh sẽ giảm phí tài chính. Nếu đang nợ, hãy cố gắng trả càng nhiều càng tốt. Nếu không mắc nợ, có thể sử dụng số tiền này để làm từ thiện. 
  • 20% thu nhập hàng tháng để tiết kiệmđầu tư: Dành phần trăm thu nhập này cho tài khoản khẩn cấp, đầu tư hoặc tiết kiệm cho những khoản mua sắm lớn trong thời gian sau này. 
  • 70% dành cho chi tiêu hàng ngày: Chi phí này bao gồm tiền thuê nhà, điện nước, giao thông vận tải, thực phẩm, giải trí,... các sinh hoạt cần thiết cho mỗi tháng. Các chi phí phát sinh bất thường như thăm hỏi, cưới xin, quà tặng,... cũng nằm trong danh mục này. 

2. Hướng dẫn áp dụng phương pháp 10/20/70 hiệu quả

Bước đầu tiên là cần xác định thu nhập và chi tiêu của mình bằng cách:

  • Xem bảng sao kê tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng trong vài tháng gần đây, sau đó lập danh sách tất cả chi tiêu trong tháng theo định kỳ và có thể phát sinh.
  • Xem xét từng khoản chi, dự tính các khoản có thể cắt giảm. 

Sau khi hiểu rõ về số tiền thu nhập sẽ được chuyển vào mỗi nhóm, hãy tự động hóa quy trình.

  • Gửi tự động cho 20% thu nhập sử dụng để tiết kiệm và đầu tư.
  • 10% chuyển sang trả nợ hoặc từ thiện, quyên góp. 
  • 70% sử dụng cho các hóa đơn, chi tiêu hàng tháng.

Để duy trì cách chi tiêu 10/20/70 phải theo dõi. Tập thói quen xem số tiền trong tài khoản hàng ngày, hàng tuần, sau đó điều chỉnh chi tiêu nếu cần.

Một số mẹo quản lý tài chính cá nhân hiệu quả khác

1. Luôn rà soát chi tiêu

Dùng phương pháp 10/20/70 để quản lý tài chính cá nhân

Theo dõi, ghi lại chi tiêu hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng để biết đang tiêu tiền vào đâu

Theo dõi, ghi lại chi tiêu hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng để biết đang tiêu tiền vào đâu. Từ đó mới có thể dễ dàng điều chỉnh cách chi tiêu. Rà soát các khoản chi tiêu đảm bảo không chi tiêu quá mức. Một số biện pháp cho nguyên tắc này như:

  • Phân loại chi tiêu thành các nhóm khác nhau để  quản lý như ít quan trọng/quan trọng, cắt giảm/ không thể cắt giảm,…
  • Đặt giới hạn chi tiêu từng nhóm tránh chi tiêu quá mức, cố gắng cắt giảm khoản ít quan trọng.

2. Lập mục tiêu và lộ trình tài chính rõ ràng

Để quản lý tài chính cá nhân hiệu quả, cần xác định mục tiêu tài chính. Mục tiêu tài chính  ngắn hạn, trung hạn, dài hạn như du học, mua nhà, mua xe,…

Đã xác định được mục tiêu tài chính, cần xây dựng kế hoạch cụ thể, rõ ràng để đạt được mục tiêu. Thường xuyên theo dõi, điều chỉnh kế hoạch tài chính giúp bạn định hướng các khoản chi tiêu và tiết kiệm.

3. Không tiêu nhiều hơn 10% số tiền kiếm được

Giới hạn tỷ lệ chi tiêu hàng tháng đảm bảo tiết kiệm một phần thu nhập. Hàng tháng không nên chi tiêu nhiều hơn 10% số tiền kiếm được. Điều này giúp bạn có một khoản tiết kiệm để dự phòng  trường hợp khẩn cấp, đạt mục tiêu tài chính dài hạn.

4. Cố gắng thoát nợ

Nợ nần là nguyên nhân khiến tài chính cá nhân khó khăn. Cần cố gắng thoát khỏi nợ nần bằng cách trả nợ đúng hạn, giảm nợ mới. Một số lưu ý cho nguyên tắc quản lý tài chính này là:

  • Có nhiều khoản nợ từ nhiều nguồn, bạn nên lập kế hoạch trả nợ với thời hạn cụ thể để thoát nợ nhanh chóng.
  • Sắp xếp, ưu tiên trả nợ có lãi cao trước.
  • Hạn chế các khoản vay để tiêu dùng cho những việc không thực sự cần thiết.

5. Tăng thu nhập bằng nhiều nguồn khác nhau

Cần tìm cách tăng thu nhập bằng nhiều nguồn để đáp ứng các nhu cầu tài chính, chẳng hạn như làm thêm giờ, tiến hành đầu tư, tìm kiếm công việc mới,...

Tuy nhiên, cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi lựa chọn các cơ hội gia tăng thu nhập. Đảm bảo công việc làm thêm, gia tăng thu nhập này không làm ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống của bạn

Nhìn chung phương pháp quản lý chi tiêu 10/20/70 đem đến hiệu quả cao. Thế nên bạn có thể áp dụng phương pháp này để có thể quản lý tài chính tốt nhất

Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này! Để có thể trải nghiệm đầy đủ và tiện lợi những tính năng tuyệt vời mà TOPI mang đến, hãy tải ngay ứng dụng của chúng tôi. Với ứng dụng TOPI, bạn sẽ dễ dàng cập nhật thông tin tài chính ngân hàng mới nhất và khám phá nhiều nội dung về tài chính cá nhân khác. Đừng bỏ lỡ cơ hội, tải ứng dụng TOPI ngay hôm nay và bắt đầu hành trình trải nghiệm đầy thú vị!

https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/RTWJfyGQsWGsBp1fpuxhnWb0Ektp1zdNAX8jLLXL.png?w=500&h=386&v=2022

Bài viết liên quan

logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Tầng 11, Tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Quét mã QR để tải ứng dụng TOPI

icon-messenger