Facebook Topi

04/05/2024

Tiềm năng đầu tư trái phiếu doanh nghiệp trong năm 2024

Trái phiếu doanh nghiệp là một loại hình đảm bảo nợ được phát hành theo nguyên tắc tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm về khả năng trả nợ.

icon-fb
icon-x
icon-pinterest
icon-copy

Trái phiếu doanh nghiệp được xem là một hình thức đầu tư khá bền vững và an toàn được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết và hiểu rõ về trái phiếu doanh nghiệp và có thể phân biệt được rõ ràng từng loại trái phiếu và cổ phiếu. Để tìm hiểu về trái phiếu doanh nghiệp và các đặc điểm của nó, chúng ta hãy cùng đọc bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời nhé!

Trái phiếu doanh nghiệp là gì?

Trái phiếu doanh nghiệp là tên của một loại đảm bảo nợ. Nó được phát hành bởi một doanh nghiệp nào đó với mục đích chính là huy động vốn từ các nhà đầu tư thông qua bút toán ghi nợ hoặc dưới dạng chứng chỉ.

Thông qua loại trái phiếu này thì công ty phát hành trái phiếu sẽ nhận được một số vốn cần thiết. Đồng thời các nhà đầu tư sẽ được trả một khoản lãi tương ứng đúng theo thỏa thuận ban đầu. Số tiền gốc ban đầu sẽ được trả lại khi trái phiếu hết hạn.

Tiềm năng đầu tư trái phiếu doanh nghiệp

Trái phiếu doanh nghiệp được phát hành bởi các công ty đã có uy tín thương hiệu và tiềm lực tài chính

Khả năng hoàn trả của doanh nghiệp sẽ được liệt kê vào tính rủi ro của trái phiếu. Điều này sẽ phụ thuộc vào triển vọng về lợi nhuận trong tương lai của doanh nghiệp đó. Nhiều trường hợp, công ty sẽ sử dụng tài sản của mình để thế chấp trước khi phát hành trái phiếu.

Trái phiếu doanh nghiệp có đặc điểm gì?

Trái phiếu doanh nghiệp là một hình thức đầu tư được đánh giá là tương đối an toàn. Các nhà đầu tư có thể cân bằng thêm trái phiếu trong danh mục của mình để bù lại cho các khoản đầu tư mạo hiểm có tính rủi ro cao. 

Trong quá trình đầu tư, họ sẽ có xu hướng lựa chọn mua thêm các khoản trái phiếu khác để việc đầu tư ít rủi ro cao hơn nhằm bảo vệ vốn tích lũy. 

Nhìn chung, đặc điểm của trái phiếu doanh nghiệp là có tính rủi ro cao hơn so với trái phiếu do Chính phủ phát hành. Nhưng lãi suất của trái phiếu doanh nghiệp lại luôn cao hơn. 

Lợi tức của trái phiếu doanh nghiệp cũng cao hơn tín phiếu kho bạc.

Ưu điểm khi đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp

Trái phiếu doanh nghiệp là một công cụ đầu tư ngày càng phổ biến với nhiều nhà đầu tư, đặc biệt là trong bối cảnh lãi suất tiền gửi ngân hàng đang ở mức thấp.

Tiềm năng đầu tư trái phiếu doanh nghiệp

Trái phiếu doanh nghiệp có mức độ rủi ro thấp hơn so với cổ phiếu

So với các kênh đầu tư khác như cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp mang đến một số lợi ích nổi bật sau:

1. Lợi nhuận ổn định: Trái phiếu doanh nghiệp thường có mức lãi suất cố định được xác định trước khi phát hành. Điều này giúp nhà đầu tư dự đoán được dòng thu nhập ổn định trong suốt thời hạn đầu tư, giảm thiểu rủi ro so với biến động giá của cổ phiếu.

2. Mức độ an toàn cao: Trái phiếu doanh nghiệp thường được xếp hạng tín dụng bởi các công ty đánh giá uy tín như Moody's, S&P, Fitch. Xếp hạng tín dụng phản ánh khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp, giúp nhà đầu tư đánh giá mức độ rủi ro khi đầu tư.

3. Đa dạng hóa danh mục đầu tư: Trái phiếu doanh nghiệp có thể giúp đa dạng hóa danh mục đầu tư, giảm thiểu rủi ro so với việc tập trung đầu tư vào một kênh duy nhất như cổ phiếu.

4. Thanh khoản cao: Trái phiếu doanh nghiệp thường có tính thanh khoản cao, nghĩa là nhà đầu tư có thể dễ dàng mua bán trên thị trường thứ cấp khi cần thiết.

5. Cơ hội sinh lời tiềm năng: Bên cạnh lãi suất cố định, một số trái phiếu doanh nghiệp còn có điều khoản thanh toán bổ sung như lãi suất thả nổi, quyền chọn chuyển đổi thành cổ phiếu, giúp nhà đầu tư có cơ hội sinh lời cao hơn nếu doanh nghiệp hoạt động hiệu quả.

Theo đánh giá của các chuyên gia, thị trường TPDN Việt Nam còn nhiều tiềm năng phát triển trong những năm tới, với những lý do sau:

  • Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển: Nhu cầu huy động vốn của các doanh nghiệp ngày càng cao, trong khi nguồn vốn tín dụng từ ngân hàng đang dần hạn chế. Do đó, TPDN được xem là kênh huy động vốn hiệu quả cho các doanh nghiệp.
  • Cơ sở pháp lý ngày càng hoàn thiện: Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật nhằm hỗ trợ và phát triển thị trường TPDN, tạo môi trường đầu tư an toàn và minh bạch cho nhà đầu tư.
  • Nhận thức của nhà đầu tư ngày càng nâng cao: Nhà đầu tư Việt Nam ngày càng quan tâm đến các kênh đầu tư phi truyền thống như TPDN, với mong muốn đa dạng hóa danh mục đầu tư và tìm kiếm lợi nhuận ổn định.

Các loại trái phiếu doanh nghiệp

Trái phiếu doanh nghiệp sẽ được chia thành 2 loại:

Trái phiếu niêm yết

Đây là loại trái phiếu được đăng ký tại Trung tâm lưu ký chứng khoán và được giao dịch rộng khắp trên các sàn HNX và HSX. Các quá trình giao dịch này đều dựa theo quy định chung của sở Giao dịch Chứng khoán.

Trái phiếu OTC

Trái phiếu này còn được gọi là trái phiếu phi tập trung. Nó được thực hiện giao dịch trên thị trường OTC. Các giao dịch này sẽ không bị ràng buộc bởi những chính sách pháp lý mà nó sẽ dựa trên các thỏa thuận về mua bán giữa các nhà đầu tư.

Trái phiếu doanh nghiệp còn được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau khác. Một số được phẩn loại theo cách thức xác định lãi suất và hình thức đảm bảo thanh toán:

Phân loại theo cách thức xác định lãi suất

  • Trái phiếu lãi suất cố định: Đây là loại trái phiếu phổ biến nhất, với mức lãi suất được xác định trước và cố định trong suốt thời hạn trái phiếu.
  • Trái phiếu lãi suất thả nổi: Mức lãi suất của loại trái phiếu này biến động theo lãi suất thị trường, thường được tham chiếu theo lãi suất huy động kỳ hạn 1 tháng, 3 tháng hoặc 6 tháng của ngân hàng.
  • Trái phiếu lãi suất kết hợp: Loại trái phiếu này có mức lãi suất được xác định theo một tỷ lệ cố định và một tỷ lệ biến động theo lãi suất thị trường.

Phân loại theo hình thức đảm bảo thanh toán:

  • Trái phiếu không có bảo đảm: Loại trái phiếu này không có tài sản đảm bảo thanh toán, do đó nhà đầu tư sẽ chịu rủi ro cao hơn nếu doanh nghiệp phát hành trái phiếu vỡ nợ.
  • Trái phiếu có bảo đảm bằng tài sản: Loại trái phiếu này được đảm bảo bằng tài sản cụ thể của doanh nghiệp, chẳng hạn như nhà máy, đất đai, thiết bị,... Nếu doanh nghiệp vỡ nợ, nhà đầu tư có thể được thanh toán bằng tài sản đảm bảo.
  • Trái phiếu có bảo đảm bằng bảo lãnh: Loại trái phiếu này được bảo lãnh thanh toán bởi một tổ chức tín dụng hoặc công ty bảo hiểm uy tín. Nếu doanh nghiệp vỡ nợ, tổ chức bảo lãnh sẽ có trách nhiệm thanh toán cho nhà đầu tư.

Ngoài ra, trái phiếu doanh nghiệp còn được phân loại theo thời hạn đáo hạn, ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp phát hành, mục đích sử dụng vốn huy động,...

Các doanh nghiệp bán trái phiếu doanh nghiệp như thế nào?

Trái phiếu doanh nghiệp sẽ được các công ty phát hành theo mệnh giá dưới sự bảo lãnh của ngân hàng đầu tư. 

Nhà đầu tư sẽ nhận được các khoản lãi suất cho đến khi trái phiếu được đáo hạn. Nhà đầu tư sẽ nhận được số tiền tương ứng với mệnh giá của trái phiếu và lãi suất có thể thả nổi hoặc cố định.

Tiềm năng đầu tư trái phiếu doanh nghiệp

Doanh nghiệp phát hành trái phiếu để thu về tiền mặt

Bạn cũng có thể lựa chọn bán trái phiếu trước khi đến kỳ đáo hạn. Người sở hữu sẽ nhận được số tiền ít hơn so với mệnh giá. Giá trị của nó sẽ được tính bởi thời gian và lãi suất được hưởng cho đến kỳ đáo hạn.

Doanh nghiệp có thể bán trái phiếu doanh nghiệp thông qua hai kênh chính:

1. Phát hành riêng lẻ:

  • Doanh nghiệp tự chào bán trái phiếu cho một số nhà đầu tư nhất định, thường là các tổ chức tài chính, quỹ đầu tư, công ty bảo hiểm,...
  • Ưu điểm: Thủ tục đơn giản, nhanh chóng, chi phí thấp.
  • Nhược điểm: Khó tiếp cận nhiều nhà đầu tư, khối lượng huy động vốn thường hạn chế.

2. Phát hành công khai:

  • Doanh nghiệp chào bán trái phiếu cho công chúng thông qua Sở Giao dịch Chứng khoán (HOSE, HNX).
  • Ưu điểm: Huy động được lượng vốn lớn từ nhiều nhà đầu tư, tăng độ nhận diện thương hiệu.
  • Nhược điểm: Thủ tục phức tạp, tốn kém chi phí, doanh nghiệp phải đáp ứng các tiêu chuẩn niêm yết trên sàn giao dịch.

Quy trình bán trái phiếu doanh nghiệp

  1. Doanh nghiệp lập hồ sơ phát hành trái phiếu: Hồ sơ bao gồm thông tin về doanh nghiệp, tình hình tài chính, dự án đầu tư sử dụng vốn huy động, điều khoản trái phiếu,...
  2. Doanh nghiệp trình hồ sơ lên Ủy ban Chứng khoán Nhà nước để xin phê duyệt.
  3. Sau khi được phê duyệt, doanh nghiệp lựa chọn kênh phát hành (riêng lẻ hoặc công khai).
  4. Nếu phát hành riêng lẻ: Doanh nghiệp tự chào bán trái phiếu cho các nhà đầu tư.
  • Nếu phát hành công khai: Doanh nghiệp lựa chọn công ty chứng khoán làm đại lý phát hành, thực hiện các thủ tục niêm yết trái phiếu trên sàn giao dịch.
  1. Nhà đầu tư mua trái phiếu thông qua đại lý phát hành hoặc trên sàn giao dịch.
  2. Doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ thanh toán lãi suất và gốc trái phiếu cho nhà đầu tư theo đúng hợp đồng.

Vì sao các công ty phát hành trái phiếu?

Trái phiếu doanh nghiệp là một hoạt động huy động vốn bằng nợ. Chúng được nhiều công ty lựa chọn để cùng với nguồn vốn chủ sở hữu, vốn ngân hàng và hạn mức tín dụng. 

Số tiền thu được từ hình thức phát hành trái phiếu sẽ được sử dụng cho một dự án cụ thể nào đó mà công ty đang muốn thực hiện. Phát hành trái phiếu sẽ không dẫn đến việc người quản trị mất quyền kiểm soát hay mất vốn cổ phần nào ở công ty. Nếu công ty đó có tiềm năng về tài chính, có uy tín thương hiệu thì có thể phát hành trái phiếu với tỷ lệ lãi suất thấp ra công chúng.

1. Huy động vốn: Đây là lý do phổ biến nhất để các công ty phát hành trái phiếu. Khi phát hành trái phiếu, công ty có thể huy động vốn từ các nhà đầu tư để tài trợ cho các hoạt động kinh doanh, đầu tư vào các dự án mới, mở rộng quy mô hoạt động,...

2. Giảm bớt gánh nặng tài chính: So với vay ngân hàng, vay vốn bằng hình thức phát hành trái phiếu có thể giúp công ty giảm bớt gánh nặng tài chính do lãi suất trái phiếu thường thấp hơn lãi suất vay ngân hàng. Ngoài ra, trái phiếu thường có thời hạn dài hơn so với khoản vay ngân hàng, giúp công ty có thêm thời gian để trả nợ.

3. Tăng tính minh bạch: Khi phát hành trái phiếu, công ty buộc phải công bố thông tin tài chính của mình cho các nhà đầu tư. Điều này giúp tăng tính minh bạch và uy tín của công ty.

4. Tăng tính linh hoạt: Trái phiếu có thể được cấu trúc theo nhiều cách khác nhau để đáp ứng nhu cầu cụ thể của công ty và nhà đầu tư. Ví dụ, công ty có thể phát hành trái phiếu có lãi suất cố định, lãi suất thả nổi, hoặc lãi suất kết hợp.

5. Tiếp cận nhiều nhà đầu tư: Phát hành trái phiếu giúp công ty có thể tiếp cận nhiều nhà đầu tư hơn so với vay vốn từ ngân hàng. Điều này có thể giúp công ty huy động được nhiều vốn hơn và đa dạng hóa nguồn vốn.

Ngoài ra, việc phát hành trái phiếu cũng có thể mang lại một số lợi ích khác cho công ty, chẳng hạn như:

  • Tăng cường vị thế cạnh tranh: Khi có nguồn vốn dồi dào, công ty có thể đầu tư vào các công nghệ mới, phát triển sản phẩm mới, và mở rộng thị trường, từ đó tăng cường vị thế cạnh tranh trên thị trường.
  • Nâng cao hình ảnh công ty: Phát hành trái phiếu thành công có thể giúp nâng cao hình ảnh công ty trong mắt các nhà đầu tư, đối tác và khách hàng.

Trái phiếu doanh nghiệp và cổ phiếu khác nhau như thế nào?

Nhà đầu tư mua trái phiếu doanh nghiệp là hình thức cho công ty phát hành trái phiếu đó vay tiền.

Còn mua cổ phiết là mua cổ phần sở hữu của công ty. Hiểu cách khác là nhà đầu tư đó đang sở hữu một phần công ty đó với số tiền cổ phiếu tương ứng.

Giá trị của cổ phiếu có thể giảm xuống hoặc tăng lên khiến cho cổ phần của nhà đầu tư sẽ tăng hoặc giảm tương ứng. Người mua cổ phiếu có thể bán lại khi nó đang đạt ở mức giá cao hơn và thủ cổ tức do công ty trả vào các kỳ.

Tiềm năng đầu tư trái phiếu doanh nghiệp

Phân biệt trái phiếu và cổ phiếu

Còn đầu tư trái phiếu thì nhà đầu tư sẽ được trả lãi đúng theo thỏa thuận. Nhà đầu tư cần cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố trên trước khi quyết định đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp. Nên lựa chọn TPDN của các doanh nghiệp uy tín, có tình hình tài chính vững mạnh và được xếp hạng tín dụng cao. Đồng thời, nhà đầu tư cũng cần đa dạng hóa danh mục đầu tư bằng cách đầu tư vào nhiều loại TPDN khác nhau để giảm thiểu rủi ro.

Trên đây là những thông tin cơ bản về trái phiếu doanh nghiệp và những điểm để phân biệt giữa trái phiếu và cổ phiếu. Hy vọng rằng, thông qua bài viết này các nhà đầu tư đang tìm hiểu sẽ biết được rõ hơn về trái phiếu doanh nghiệp và cách phân loại chúng. Chúc cho các nhà đầu tư luôn sáng suốt và lựa chọn chính xác danh mục đầu tư của mình để đạt được mục tiêu tài chính trong tương lai

https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/yb1eTdsQWerFdzUQPOGqlSs1cz5mJ8M7eu95jxJz.jpg?w=500&h=386&v=2022https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/kG9deWAklUXwRSYbJCnYK7gNSaiHRVZyo27iWymU.jpg?w=500&h=386&v=2022

Bài viết liên quan

logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Tầng 11, Tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Quét mã QR để tải ứng dụng TOPI