Facebook Topi

07/09/2023

White paper là gì? Cách đọc white paper tối ưu nhất

White paper hay còn gọi là sách trắng giống như một bài báo giải thích vấn đề mà một dự án dự định giải quyết và cách thức dự định thực hiện. 

icon-fb
icon-x
icon-pinterest
icon-copy

Cho dù bạn có là một chuyên gia dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực tiền điện tử và blockchain hay chỉ có sở thích tò mò về nó thì sách trắng - white paper là một công cụ tuyệt vời để hiểu sâu hơn về tiền điện tử và blockchain nói chung, cũng là để thực sự hiểu sâu về tiềm năng của một dự án hay một đồng tiền cụ thể.

1. White paper là gì?

White paper - Sách trắng là một tài liệu thông tin do một công ty hoặc tổ chức phi lợi nhuận phát hành để quảng bá hoặc làm nổi bật các tính năng của một giải pháp, sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ cung cấp hoặc có kế hoạch cung cấp.

Đó là một tài liệu có thẩm quyền, dựa trên nghiên cứu trình bày thông tin, phân tích của chuyên gia và hiểu biết sâu sắc của tổ chức hoặc tác giả về một chủ đề hoặc giải pháp cho một vấn đề.

White paper cũng được sử dụng như một phương pháp trình bày các chính sách và luật pháp của Chính phủ cũng như đánh giá dư luận.

Thuật ngữ white paper xuất hiện tại Anh vào thế kỷ 19 để phân biệt các báo cáo ngắn của Chính phủ với những báo cáo dài được gọi là Blue paper (đặc điểm của Blue papers là bìa báo cáo có màu xanh lam). Tại Mỹ, sách trắng được Chính phủ sử dụng để báo cáo tổng quát hoặc hướng dẫn thực hiện về một vấn đề cụ thể.

White paper là gì?

Tìm hiểu chung về white paper

Ví dụ về white paper

Các tài liệu white paper được công khai trên trang web của Microsoft, tập trung vào các khía cạnh của bộ dịch vụ đám mây như:

- Cơ sở hạ tầng và chuỗi công cụ ưu tiên AI cho mọi quy mô (An AI-First Infrastructure and Toolchain for Any Scale - xem chi tiết

- Di chuyển dữ liệu mainframe quan trọng sang Azure (Moving your Mission Critical Mainframe Data to Azure)

- Mạng Mesh và mô hình hub-and-spoke trên Azure (Mesh and hub-and-spoke networks on Azure)

Đặc điểm của sách trắng:

- Phong cách viết khách quan, có nhiều tài liệu tham khảo, trích dẫn và chú thích;

- Nhắm đến đối tượng mục tiêu rõ ràng, có tính đến trải nghiệm của khách hàng ra sao;

- Được sử dụng trước khi bán sản phẩm để tạo khách hàng tiềm năng;

- Độ dài thường dài ít nhất 2,500 từ;

- Có đưa ra các thông tin và sự kiện liên quan trước khi đưa ra phân tích chuyên môn và giải pháp đề xuất;

- Trong sách trắng, người viết trích dẫn nhiều nghiên cứu điển hình, đi kèm với dữ liệu, đồng thời sử dụng các yếu tố thiết kế trực quan hoá dữ liệu như đồ thị, độ hoạ phân tích…

- Họ sử dụng cấu trúc câu tường thuật dẫn dắt vào một câu chuyện thực tế về một vấn đề nào đó rồi đưa ra giải pháp. Các danh sách và gạch đầu dòng với tiêu đề dạng như “10 Điều bạn cần phải biết...” sẽ được khai thác triệt để. Kết thúc bài báo cáo sẽ là một lời kêu gọi hành động.

2. Nội dung cần có của white paper

Công ty khởi nghiệp, tập đoàn lớn hoặc các cơ quan Chính phủ sẽ sử dụng sách trắng theo cách khác nhau. Có ba loại white paper chính đó là sách trắng nền tảng (backgrounder), danh sách được đánh số (Numbered lists) và sách trắng về vấn đề và giải pháp (Problem/solution papers).

Backgrounder sẽ trình bày chi tiết các tính năng kỹ thuật của một sản phẩm hoặc dịch vụ mới, được thiết kế đơn giản hoá thông tin kỹ thuật phức tạp, để sử dụng trong việc đánh giá kỹ thuật, ra mắt sản phẩm hay quảng bá một sản phẩm nào đó, công ty, doanh nghiệp đầu ngành.

Loại danh sách đánh số sẽ làm nổi bật những điểm chính của sản phẩm hoặc dịch vụ mới, thường được định dạng bằng các tiêu đề và dấu đầu dòng.

Dạng giải pháp thì xác định vấn đề cụ thể mà khách hàng tiềm năng có thể gặp phải, đề xuất lập luận dựa trên dữ liệu về cách một sản phẩm hoặc dịch vụ làm thế nào để tạo doanh số bán hàng ấn tượng, đào tạo nhân viên bán hàng về đặc điểm sản phẩm hay xây dựng mối quan tâm trong ngành, lĩnh vực.

Cơ bản thì các nội dung cần có của các loại white paper đó là:

- Các vấn đề của thị trường hiện tại như kích thước thị trường, tình hình cạnh tranh ngành, lĩnh vực…

- Giới thiệu về dự án gồm các lý do cho sự ra đời, định nghĩa dự án

- Các mốc thời gian phát triển dự án

- Cách thức, cơ chế hoạt động của dự án

- Chiến lược trong các đợt chào bán, tung sản phẩm

- Thông tin về đội ngũ phát triển, đối tác của dự án cũng như nhà đầu tư dự án

- Các vấn đề pháp lý xung quanh 

- Chiến lược quảng bá, đi kèm với các giải pháp tăng trưởng, phát triển…

3. Ý nghĩa của white paper

Ý nghĩa của white paper

Lợi ích khi sử dụng white paper

Trong các đợt chào bán tiền xu ban đầu (ICO - Initial coin offering) và thường xuyên phát hành sách trắng nhằm mục đích lôi kéo người dùng và nhà đầu tư vào dự án của họ. Chẳng hạn như Bitcoin nổi tiếng sau vài tháng ra mắt sau khi Satoshi Nakamoto có bút danh và phát hành white paper trực tuyến nổi tiếng vào tháng 10/2008.

Xây dựng được lòng tin cho khách hàng vì có kết hợp nhiều phương pháp giáo dục, phân tích chuyên gia, nghiên cứu dựa trên dữ liệu thậm chí cả thẩm quyền luật pháp;

Xây dựng được tệp khách hàng tiềm năng cho công ty thông qua việc họ cung cấp thông tin và dữ liệu chi tiết, có giá trị đến cho khách hàng;

“Nuôi dưỡng” chăm sóc khách hàng, sách trắng sẽ dần dần xây dựng nhận thức khách hàng giá trị và các dịch vụ của thương hiệu, nội dung của sách trắng cũng hoàn toàn là miễn phí, khách hàng sẽ không phải lo ngại việc phải bỏ tiền mới có thêm kiến thức;

White paper còn là một nền tảng để các công ty đưa ra phương án dự trù về cách sản phẩm và dịch vụ của họ giải quyết các vấn đề cụ thể. Đối với các cơ quan Chính phủ và các tổ chức phi lợi nhuận đề xuất các chính sách mới;

Tăng doanh số bán hàng, vì sách trắng sẽ đưa khách hàng đến gần hơn với quyết định mua hàng.

4. Vai trò của white paper

Các công ty sử dụng white paper trong mô hình tiếp thị giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) như một phần của chiến lược tiếp thị nội dung. Trong trường hợp này, sách trắng được viết để thuyết phục khách hàng tiềm năng, cổ đông và các bên liên quan mua sản phẩm hoặc dịch vụ mà công ty đang cung cấp. 

Sách trắng khác với các tài liệu tiếp thị thông thường, vì nó sẽ đưa ra bằng chứng thực tế và thuyết phục để giải quyết vấn đề hoặc thách thức.

Các tổ chức khác chẳng hạn như viện nghiên cứu, trường đại học, nhóm phi lợi nhuận và cơ quan chính phủ dùng sách trắng để trình bày các phát hiện, bản hướng dẫn, đồng thời đề xuất các chính sách và sáng kiến.

Công ty về công nghệ thông tin hoặc có các sản phẩm phức tạp sử dụng sách trắng để giải thích chi tiết về lợi ích của các dịch vụ mà họ cung cấp cũng như cung cách hoạt động của chúng.

5. Phân biệt white paper và lite paper

Phân biệt white paper và lite paper

Điểm khác biệt lớn nhất giữa white paper và lite paper

White paper là một tài liệu chi tiết giải thích các khía cạnh kỹ thuật và nguyên tắc cơ bản của một công nghệ hay dự án cụ thể, thường là sử dụng trong bối cảnh tiền điện tử và chuỗi khối blockchain. Nó tương tự như một bản hướng dẫn cho các nhà phát triển, nhà đầu tư và các bên liên quan khác, phác thảo các mục đích và mục tiêu của dự án cũng như các thông số kỹ thuật và các quyết định thiết kế đã được đưa ra.

Lite Paper là một phiên bản ngắn gọn và cô đọng của White paper, tập trung các tính năng và lợi ích chính của dự án thay vì các chi tiết kỹ thuật. Litepager dễ tiếp cận và dễ hiểu hơn White paper.

White paper cung cấp cho nhà đầu tư cái nhìn và sự hiểu biết sâu sắc về dự án và tiềm năng của nó. Litepager hướng đến đa dạng đối tượng hơn, kể cả với những người không quá am hiểu về mảng kỹ thuật của tiền điện tử và chuỗi khối thì vẫn có thể đọc hiểu, vì nó chỉ mang tính tổng quan cấp cao về dự án.

Ta ví dụ, trong sách trắng Bitcoin, Satoshi Nakamoto đã phác thảo ra các thông số kỹ thuật cho loại tiền kỹ thuật số phi tập trung đầu tiên và tập trung giới thiệu khái niệm công nghệ blockchain.

Trong khi Vitalik Buterin viết Ethereum Lite Paper mô tả một nền tảng chuỗi khối cho phép tạo ra các ứng dụng phi tập trung.

6. Cách đọc white paper tối ưu nhất

Cách đọc white paper tối ưu nhất

Những giải pháp giúp tối ưu white paper hiệu quả nhất

Hầu hết các white paper hiện đại đều có format chung, khi đọc sách trắng bạn nên tập trung vào 6 điều sau đây:

- Ý tưởng của dự án có khả thi không, vấn đề nào sẽ được giải quyết trong dự án này?

- Dự án sẽ giải quyết vấn đề đặt ra bằng cách nào, các thông tin trong sách trắng phải giải thích được các kế hoạch của team thực hiện nhằm giải quyết được vấn đề này.

- Team thực hiện có kỹ năng kỹ thuật để thực hiện ý tưởng không, chỉ liệt kê những trải nghiệm là không đủ.

- Team dự định thực hiện ý tưởng của dự án như thế nào?

- Hãy liên hệ đến công dụng của chuỗi khối, hãy tự hỏi bản thân xem dự án này có thực sự cần phải có trên blockchain không?

- Nếu dự án là một ICO, token sử dụng là gì?

Đúng là sách trắng khá học thuật, không quá thú vị nhưng chúng thường chỉ dài từ 5 đến 6 trang nên bạn hoàn toàn có thể đọc và hiểu được.

Tóm lại, các sự kiện được trình bày trong sách trắng thường được hỗ trợ bởi nghiên cứu và số liệu thống kê từ các nguồn đáng tin cậy và được viết ở một trong ba định dạng bao gồm các nền tảng, danh sách được đánh số và bài viết về vấn đề/giải pháp. Hi vọng, bài viết mà TOPI vừa cung cấp về white paper là hữu ích đối với bạn đọc.

https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/yb1eTdsQWerFdzUQPOGqlSs1cz5mJ8M7eu95jxJz.jpg?w=500&h=386&v=2022https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/OR1Ol8SM6qbwCOqQ7r0rUqOMd1okayi8MIFWxOEF.jpg?w=500&h=386&v=2022

Bài viết liên quan

logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Tầng 11, Tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Quét mã QR để tải ứng dụng TOPI