Facebook Topi

07/02/2025

Trường hợp nào không được hưởng bảo hiểm thai sản?

Hưởng bảo hiểm thai sản là quyền lợi thiết thực của phụ nữ tham gia bảo hiểm xã hội. Cần lưu ý một số trường hợp không được hưởng bảo hiểm thai sản.

icon-fb
icon-x
icon-pinterest
icon-copy

Khi tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), phụ nữ mang thai và sinh con sẽ được hưởng chế độ thai sản (hay còn gọi là bảo hiểm thai sản). Tuy nhiên, không phải ai đóng BHXH cũng được hưởng chế độ thai sản. Cùng TOPI tìm hiểu chi tiết về những trường hợp không được hưởng bảo hiểm thai sản.

Những trường hợp không được hưởng bảo hiểm thai sản

Bảo hiểm thai sản là chế độ dành cho lao động nữ mang thai, sinh con và nuôi con dưới 06 tháng tuổi, lao động nữ đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản, người mẹ nhờ mang thai hộ hoặc lao động nữ mang thai hộ, lao động nam có vợ sinh con.

Theo chế độ thai sản mới nhất:

  • Lao động nữ khi mang thai sẽ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày
  • Lao động nữ bị sẩy thai, nạo hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý sẽ được nghỉ việc từ 10 ngày đến 50 ngày đối với thai dưới 05 tuần tuổi đến 25 tuần tuổi trở lên.
  • Lao động nữ sinh con được nghỉ 06 tháng.
  • Lao động nam có vợ sinh con được nghỉ từ 05 đến 07 ngày làm việc
  • Người lao động nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi sẽ được hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.
  • Người lao động sẽ được hưởng trợ cấp một lần khi sinh con với số tiền bằng 100% bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản

Tuy nhiên, không phải người lao động nào cũng được hưởng bảo hiểm thai sản như trên. Dưới đây là 2 trường hợp người lao động không được hưởng bảo hiểm thai sản:

Tìm hiểu các trường hợp không được hưởng bảo hiểm thai sản

Trường hợp 1: Lao động nữ đóng BHXH không đủ thời gian theo quy định

Theo Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì lao động nữ sinh con được hưởng chế độ thai sản khi đáp ứng một trong hai điều kiện dưới đây:

  • Đã đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh con.
  • Đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Lao động nữ đáp ứng điều kiện về thời gian đóng BHXH mà chấm dứt hợp đồng lao động, hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định.

Nếu lao động nữ không đáp ứng đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội nêu trên thì không được hưởng chế độ thai sản khi sinh con.

Trường hợp 2: Người đóng BHXH tự nguyện không được hưởng chế độ thai sản

Bảo hiểm thai sản không áp dụng cho người đóng BHXH tự nguyện

Theo Điều 86 và Điều 87 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người tham gia BHXH tự nguyện chỉ đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất, không được hưởng chế độ thai sản. Bảo hiểm thai sản chỉ áp dụng đối với người lao động tham gia BHXH bắt buộc

Các trường hợp dừng đóng bảo hiểm xã hội vẫn được hưởng chế độ thai sản

Một số trường hợp dừng đóng bảo hiểm xã hội phổ biến hiện nay gồm có:

  • Dừng đóng BHXH do đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; và nghỉ việc trước thời hạn.
  • Dừng đóng BHXH do chấm dứt hợp đồng đúng thời hạn, nhưng không tiếp tục tái ký.
  • Dừng đóng BHXH do sức khỏe không đảm bảo; được xác nhận bởi cơ quan y tế.

Nếu người lao động đã đóng BHXH theo điều kiện nêu trên hoặc đủ 3 tháng trong thời gian 12 tháng trước khi có con (trường hợp phải nghỉ theo chỉ định của cơ sở y tế) thì khi dừng đóng bảo hiểm vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định.

Các trường hợp được hưởng thai sản ngay từ khi mới đóng

Theo Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, một số trường hợp dù người lao động mới bắt đầu đóng BHXH bắt buộc nhưng vẫn sẽ được thanh toán tiền thai sản nếu rơi vào các trường hợp dưới đây:

Lao động nữ mang thai được quyền nghỉ đi khám thai

Người lao động được nghỉ đi khám thai

Theo Điều 32 Luật Bảo hiểm xã hội, lao động nữ được nghỉ làm để đi khám thai hưởng chế độ thai sản 05 lần với 01 ngày/lần. Trường hợp ở xa nơi khám, chữa bệnh hoặc mang thai bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày/lần.

Người lao động bị sẩy thai, thai chết lưu, nạo, hút thai hoặc phá thai bệnh lý

Điều 33 Luật Bảo hiểm xã hội quy định, tùy vào tuổi thai mà người lao động sẽ được nghỉ hưởng chế độ thai sản với thời gian như sau:

  • Nghỉ 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi
  • Nghỉ 20 ngày nếu thai từ 05 - 13 tuần tuổi
  • Nghỉ 40 ngày nếu thai từ 13 - 25 tuần tuổi
  • Nghỉ 50 ngày đối với thai từ 25 tuần tuổi trở lên

Cần lưu ý quy định để được hưởng quyền lợi bảo hiểm thai sản

Người lao động thực hiện biện pháp tránh thai

Người lao động sẽ được hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám, chữa bệnh theo Điều 37 Luật Bảo hiểm xã hội, với thời gian như sau:

  • Lao động nữ đặt vòng tránh thai được nghỉ tối đa 07 ngày.
  • Người lao động thực hiện biện pháp triệt sản được nghỉ tối đa 15 ngày.

Trên đây, TOPI đã tổng hợp lại 02 trường hợp người lao động đóng BHXH không được hưởng chế độ bảo hiểm thai sản và những trường hợp được hưởng chế độ ngay khi mới đóng hoặc dừng đóng. Người lao động hãy lưu ý quy định của Bảo hiểm xã hội để được hưởng đầy đủ quyền lợi về số ngày nghỉ và tiền trợ cấp thai sản.

icon-profile

Bài viết này được viết bởi chuyên gia

Ông: L.V.Thành - Chuyên gia tài chính TOPI

https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/NiqbBfbq88FtjfVasFx5oFF3IU2ScIHCNVCIwzsY.png?w=500&h=386&v=2022
logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Số ĐKKD: 0109662393

Địa chỉ liên lạc: Tầng 3, Tháp Văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Ông Trần Hoàng Mạnh

Quét mã QR để tải ứng dụng TOPI

icon-messenger
float-icon