Trong quá trình sử dụng thẻ ATM, không ít lần chúng ta gặp phải những sự cố ngoài ý muốn như thẻ bị cây ATM nuốt, không rút được tiền, hoặc thẻ bị khóa. Việc thẻ ATM bị lỗi có thể gây bất tiện và lo lắng cho người dùng. Bài viết này sẽ tổng hợp những lỗi thẻ ATM phổ biến nhất và hướng dẫn cách khắc phục hiệu quả, giúp bạn xử lý nhanh chóng khi gặp sự cố.
Những lỗi thẻ ATM thường gặp và cách khắc phục
Thẻ ATM là phương tiện thanh toán, rút tiền khá tiện lợi, thế nhưng khi sử dụng, rất dễ gặp phải những tình huống như thẻ bị nuốt, không giao dịch được… Để biết cách khắc phục cho từng tình huống, bạn cần hiểu rõ nguyên nhân của sự cố.
1. Thẻ ATM bị khóa
Khi thẻ ATM bị khóa, bạn sẽ không thể thực hiện các giao dịch như thanh toán, rút tiền, chuyển tiền…
Nguyên nhân khiến thẻ ngân hàng bị khóa có thể do bạn đã nhập sai mã PIN quá 3 lần, thẻ hết hạn (hạn sử dụng in trên mặt thẻ) hoặc thẻ bị nghi ngờ liên quan đến hoạt động xâm nhập trái phép.
Có nhiều nguyên nhân khiến thẻ ATM bị khóa
Cách khắc phục:
- Trong trường hợp thẻ bị khóa do nhập sai mã PIN, bạn cần liên hệ với ngân hàng để xác minh danh tính và yêu cầu mở khóa thẻ.
- Nếu thẻ hết hạn, bạn sẽ cần phải làm thủ tục cấp lại thẻ mới.
- Trong trường hợp thẻ bị khóa do nghi ngờ gian lận, ngân hàng sẽ tiến hành các bước kiểm tra an ninh để đảm bảo không có hoạt động xâm nhập trái phép nào diễn ra. Để mở khóa thẻ ATM, bạn cần mang CMND/CCCD đến phòng giao dịch hoặc chi nhánh ngân hàng gần nhất. Tại đây, nhân viên ngân hàng sẽ hỗ trợ bạn trong quá trình xác minh thông tin và mở khóa thẻ. Bạn sẽ được yêu cầu ký tên để đối chiếu với chữ ký mà ngân hàng có trong hồ sơ. Nếu tất cả thông tin đều chính xác, thẻ ATM của bạn sẽ được mở khóa. Bạn cũng có thể yêu cầu nhân viên ngân hàng cấp mã PIN mới cho bạn để đảm bảo an toàn cho các giao dịch trong tương lai.
Quá trình mở khóa thẻ ATM thường không mất phí, tuy nhiên, nếu bạn yêu cầu cấp lại thẻ mới hoặc các dịch vụ khác, có thể sẽ có chi phí phát sinh. Điều quan trọng là bạn nên liên hệ ngay lập tức với ngân hàng khi phát hiện thẻ của mình bị khóa để tránh bất kỳ rủi ro nào có thể xảy ra. Ngân hàng cũng sẽ cung cấp cho bạn các lựa chọn để quản lý tài khoản của mình một cách an toàn hơn, như thiết lập thông báo giao dịch hoặc giới hạn số lần nhập mã PIN sai.
2. Thẻ bị máy ATM “nuốt”
Bị “nuốt” thẻ là tình huống thường gặp và mang lại khá nhiều rắc rối. Khi bạn ra máy ATM để rút tiền hoặc chuyển tiền, máy sẽ không trả lại thẻ sau khi hoàn thành giao dịch, điều này thực sự phiền toái.
Nguyên nhân khiến thẻ ATM bị nuốt có khá nhiều, như:
- Nhập sai mã PIN quá 3 lần
- Quên lấy thẻ ra hoặc để quên thẻ tại máy ATM, trường hợp này máy sẽ hút lại thẻ
- Hệ thống bị treo, máy bị lỗi đột ngột
Cách giải quyết trong trường hợp này là bạn cần gọi ngay đến hotline của ngân hàng hoặc đến quầy giao dịch để báo sự cố đã gặp phải. Hãy đem theo CMND/CCCD để xác thực thông tin và làm thủ tục nhận lại thẻ.
Tuy nhiên, khi bị máy nuốt thẻ, bạn sẽ không được nhận lại ngay. Thông thường sẽ phải đợi từ 2 - 3 ngày làm việc đối với cùng ngân hàng và khoảng 5 - 7 ngày làm việc nếu khác ngân hàng.
3. Thẻ gặp lỗi do dịch vụ bị gián đoạn, máy ATM trục trặc
Trường hợp này không phổ biến nhưng đôi khi bạn sẽ gặp phải. Đó là khi vừa đút thẻ vào thì máy ATM bị lỗi và hiển thị thông báo ‘hiện tại máy ATM đang tạm ngừng hoạt động’, lúc này hoặc thẻ sẽ bị đẩy ra, hoặc máy nuốt mất thẻ.
Nguyên nhân có thể do đường truyền bị mất kết nối, máy chủ Switch tạm thời không hoạt động hoặc bộ đọc thẻ bị hỏng,...
Cách xử lý đơn giản nhất là bạn hãy tìm một cây ATM khác để thực hiện giao dịch. Trường hợp máy nuốt thẻ, bạn cần gọi hotline, cung cấp thông tin cá nhân, số hiệu của máy ATM để được hỗ trợ nhận lại thẻ.
Rút tiền bằng thẻ ATM bị thất bại do thẻ hoặc do máy, hệ thống
4. Máy không trả tiền sau khi hoàn thành giao dịch
Khi bạn dùng thẻ để rút tiền tại cây ATM, sau khi thực hiện đúng thao tác, máy báo giao dịch thành công, tài khoản bị trừ tiền nhưng không nhả tiền.
Nguyên nhân có thể do hệ thống bị lỗi. Cách giải quyết là bạn hãy liên lạc ngay với ngân hàng để được giải quyết.
Đôi khi, máy bị trục trặc dẫn đến việc xuất tiền chậm. Khách hàng đợi không được và bỏ đi. Lúc này, số tiền do giao dịch rút có thể bị người khác lấy hoặc máy sẽ thu lại. Trường hợp ATM thu lại tiền thì bạn chỉ cần liên hệ với ngân hàng để được lấy lại, nhưng nếu tiền bị người khác lấy thì rất khó để xử lý do đây không phải là lỗi của phía ngân hàng.
Bởi vậy nếu bạn thực hiện giao dịch thành công nhưng không nhận được tiền thì cần phải đứng tại chỗ vừa chờ đợi, vừa liên hệ với ngân hàng để được ghi nhận giải quyết.
5. Thẻ ATM bị lỗi chip, bị cong vênh, trầy xước
Nếu thẻ của bạn bị lỗi, khi đưa vào máy ATM, máy sẽ báo thẻ lỗi và không cho thực hiện giao dịch rút, chuyển tiền. Bạn cũng không thể quẹt thẻ thanh toán ở máy POS do máy không thể đọc được thông tin của thẻ.
Nguyên nhân có thể do chip trên thẻ gặp vấn đề, thẻ hết hạn hoặc bị cong vênh, trầy xước nặng do bảo quản không tốt.
Với trường hợp này, chỉ có duy nhất một biện pháp khắc phục là bạn phải đem CMND/CCCD đến ngân hàng làm thủ tục cấp đổi thẻ mới. Hãy lưu ý giữ gìn thẻ cẩn thận, tránh để cong vênh, trầy xước bởi thời gian chờ đợi để được cấp lại thẻ là khá lâu, khoảng 1 tuần.
Thẻ ATM lỗi chip cần phải thay mới
>> Thẻ ATM bị hỏng, xem ngay: Hướng dẫn cách làm thẻ ATM lấy ngay
6. Thẻ ATM hết hạn
Tùy theo quy định của ngân hàng, thẻ ATM thường có thời hạn sử dụng khoảng 5 năm kể từ ngày phát hành. Hạn sử dụng được in hoặc dập nổi trên mặt trước của thẻ.
Khi thẻ hết hạn, bạn sẽ không thể giao dịch rút, chuyển tiền tại cây ATM hay hay thanh toán tại máy POS.
Để giải quyết vấn đề, bạn cần mang theo CMND/CCCD đến ngân hàng và yêu cầu gia hạn thẻ hoặc cấp lại thẻ mới.
7. Thẻ ATM báo lỗi giao dịch không thành công
Khi bạn rút/chuyển tiền hay truy vấn số dư, hoặc thanh toán tại máy POS, thẻ ATM có thể gặp lỗi giao dịch không thành công mặc dù tài khoản vẫn còn tiền.
Nguyên nhân có thể do máy ATM/POS bị lỗi, hệ thống thanh toán bị trục trặc. Nếu giao dịch không thành công mà tài khoản vẫn báo trừ tiền, bạn cần liên hệ ngay với ngân hàng để tìm hiểu nguyên nhân và có cách xử lý phù hợp.
Thẻ ATM - phương tiện giao dịch thuận tiện của cuộc sống hiện đại
thẻ ATM là một công cụ tài chính đa năng, mang lại nhiều tiện ích cho người dùng trong thời đại số. Thẻ ATM mang lại sự linh hoạt trong giao dịch không tiền mặt, từ việc rút tiền mặt tại các máy ATM đến việc thanh toán hóa đơn và mua sắm trực tuyến. Sự phát triển của công nghệ thẻ đã cho phép chúng ta thực hiện các giao dịch một cách nhanh chóng, an toàn và thuận tiện, bất kể là ban ngày hay ban đêm.
Với sự hỗ trợ của công nghệ mã hóa và bảo mật cao, thẻ ATM đảm bảo rằng thông tin tài chính của chúng ta được bảo vệ một cách tốt nhất. Tuy nhiên, đi cùng với những lợi ích là những rủi ro tiềm ẩn. Việc mất cắp thông tin thẻ, gian lận và các hình thức tấn công mạng khác luôn là mối đe dọa không thể xem nhẹ. Do đó, việc nâng cao ý thức bảo mật thông tin cá nhân và sử dụng thẻ một cách cẩn trọng là hết sức quan trọng. Ngân hàng và các tổ chức tài chính cũng không ngừng cải thiện các biện pháp an ninh để bảo vệ khách hàng của mình.
Những phương án thanh toán, rút tiền thay thế thẻ ATM
Ngày nay, thẻ ATM đang dần bị thay thế bởi nhiều phương tiện thanh toán tiện lợi. Thay vì phải mang theo thẻ ATM để thanh toán hay rút tiền, bạn chỉ cần sử dụng các dịch vụ Internet Banking/Mobile Banking của các ngân hàng hay ví điện tử.
Ví dụ:
Để rút tiền, có thể sử dụng tính năng rút tiền không cần thẻ - rút tiền bằng mã bí mật, mã QR tại máy ATM.
Để thanh toán trực tiếp, có thể quét QRcode thông qua app ngân hàng, ví điện tử (Momo, Zalopay, Viettel Money, SamsungPay, GooglePay…)
Các ứng dụng ngân hàng di động hiện nay rất tiện lợi và nhanh chóng, tuy nhiên yêu cầu phải có mạng internet thì mới thực hiện được. Đối với những người không đăng ký 4G, không quen sử dụng công nghệ thì thẻ ATM vẫn là phương thức thanh toán, rút tiền đơn giản và nhanh gọn.
Hãy lưu ý những lỗi thẻ ATM được TOPI liệt kê ở trên cùng các biện pháp khắc phục để có thể giải quyết nhanh chóng khi gặp rắc rối nhé!