Hiệu suất hoạt động cụ thể của một quỹ tương hỗ được biểu thị bằng giá trị tài sản thuần (ròng) NAV. Muốn tính giá trị tài sản thuần ta lấy tổng tài sản trừ đi nợ phải trả, được kết quả đem chia cho số cổ phiếu đang lưu hành hoặc số chứng chỉ quỹ đang lưu hành trên thị trường.
Nói một cách đơn giản thì NAV là giá trị thị trường của chứng khoán do các quỹ này nắm giữ. Giá trị thị trường chứng khoán thay đổi hằng ngày nên NAV của quỹ đầu tư cũng thay đổi từng ngày. Tìm hiểu chi tiết ngay cùng TOPI bạn nhé!
1. NAV là gì?
Giá trị tài sản thuần hay giá trị tài sản ròng NAV là từ viết tắt của Net Asset Value, được sử dụng để đánh giá giá trị tài sản thuần của một công ty và các cổ đông, từ đó có thể nhận biết được thực tế giá trị bên trong của công ty có tương xứng với vẻ bề ngoài hay không.
Chỉ số NAV là một khái niện phổ biến trong thị trường chứng khoán
Đối với các công ty, doanh nghiệp, sự khác biệt giữa tài sản và nợ phải trả được gọi là tài sản ròng hoặc giá trị ròng hoặc vốn của công ty. Thuật ngữ NAV thường được dùng đối với các quỹ đầu tư (quỹ mở và quỹ hoán đổi danh mục ETF), được áp dụng cho việc định giá và định giá quỹ, được tính bằng cách chia chênh lệch giữa tài sản và nợ phải trả cho số lượng cổ phiếu mà các nhà đầu tư nắm giữ.
NAV của quỹ đại diện cho giá trị trên mỗi cổ phiếu của quỹ, giúp dễ dàng sử dụng để định giá và giao dịch cổ phiếu quỹ.
2. Ý nghĩa của NAV trong chứng khoán
NAV là một trong những chỉ số vô cùng quan trọng mà các nhà đầu tư cần quan tâm để làm cơ sở tính toán và phân tích đánh giá cổ phiếu của một công ty, doanh nghiệp như thế nào để đưa ra quyết định có nên đầu tư và mua cổ phiếu đó hay không.
Nếu mệnh giá cổ phiếu của công ty phát hành thấp hơn chỉ số NAV điều đó chứng tỏ công ty đã sẵn nguồn vốn tích lũy phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Số vốn này được lấy nhiều phần từ nguồn lợi nhuận do hoạt động sản xuất, kinh doanh mang lại nên nhà đầu tư có thể an tâm mua cổ phiếu.
NAV có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong thị trường chứng khoán
Nếu chỉ số NAV của doanh nghiệp không đổi, nhưng lợi nhuận cao thì nhà đầu tư vẫn có thể tiếp tục đầu tư bởi cổ phiếu của các công ty như vậy có thể mang lại lợi nhuận cao trong thời gian ngắn.
Ngược lại, nếu chỉ số NAV giữ nguyên nhưng công ty làm ăn thua lỗ, kèm theo đó là số tiền vay nợ cao hơn nhiều so với giá trị NAV thì nhà đầu tư nên tỉnh táo xem xét cổ phiếu định đầu tư hoặc đang nắm giữ bởi công ty đang có nhiều rủi ro trong hoạt động kinh doanh.
3. Vai trò của NAV
Hầu hết các nhà đầu tư nhìn nhận giá trị ròng của một tài sản giống như giá của cổ phần vốn chủ sở hữu (VCSH). Tuy nhiên, cách tính khác nhau, vì chỉ có tài sản thanh khoản (tài sản lưu động) của một công ty được đưa vào để xác định giá cổ phiếu VCSH. Trong khi, để tính NAV, việc định giá cả tài sản thanh khoản và tài sản kém thanh khoản đều được tính đến.
Do đó, tổng VCSH đại diện cho vốn lưu động của công ty, trong khi giá trị ròng của một tài sản mang lại tổng giá trị tiền tệ của công ty. Bởi vậy, giá trị ròng của một tài sản là cần thiết để đưa ra quyết định đúng đắn về khoản đầu tư mà bạn lựa chọn.
Với quỹ tương hỗ, vào cuối ngày giao dịch, các nhà quản lý quỹ sẽ tính giá đóng cửa của tất cả các chứng khoán trong danh mục đầu tư, cộng giá trị của bất kỳ tài sản bổ sung nào, hạch toán nợ phải trả và tính NAV dựa trên số lượng cổ phiếu đang lưu hành. Việc định giá quỹ tương hỗ sẽ dựa trên phương pháp này. Mỗi nhà đầu tư nhận được một số lượng cụ thể tương ứng với số tiền đầu tư của họ và giá của mỗi cổ phiếu được dựa trên NAV.
NAV đóng một vai trò quan trọng trong việc đo lường hiệu suất đầu tư theo thời gian của họ, nó giống như một chuẩn mực để đánh giá quỹ đầu tư mà họ đang chọn. Nếu NAV gia tăng thì có nghĩa là khoản đầu tư đang hoạt động tốt, ngược lại nếu NAV sụt giảm thì hiệu suất hoạt động đang kém đi.
4. Công thức tính NAV chính xác
Công thức chung NAV:
NAV = (Tổng tài sản - Tổng nợ) / Số lượng cổ phiếu đang lưu hành
Với quỹ đầu tư thì công thức NAV sẽ là:
NAV = (Tổng tài sản của quỹ - Nợ của quỹ) / Số lượng CCQ đang lưu hành
Giá trị NAV thường gần bằng hoặc bằng với giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu của một doanh nghiệp. Các công ty được coi là có triển vọng tăng trưởng cao thường được định giá cao hơn giá trị NAV gợi ý.
Đối với quỹ đóng, NAV thường được so sánh với giá cổ phiếu (giá trị thị trường trên mỗi cổ phiếu) để tìm các khoản đầu tư bị định giá thấp hoặc định giá quá cao.
5. Những yếu tố tác động tới NAV của một quỹ đầu tư
Những yếu tố tác động đến chỉ số NAV
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến giá trị tài sản thuần NAV của một quỹ tương hỗ, bao gồm:
- Lợi nhuận thu được hoặc lỗ phát sinh từ các khoản đầu tư. Tuỳ thuộc vào điều kiện thị trường, NAV có thể tăng hoặc giảm. Giá trị tài sản ròng sẽ tăng lên khi giá trị của tài sản gốc tăng lên hoặc các khoản đầu tư cơ bản của quỹ của lãi.
- Trong thời kỳ thị trường sụp đổ, khi giá cổ phiếu do các quỹ đầu tư nắm giữ sẽ giảm, NAV vì thế cũng giảm theo.
- Khi những tài sản chiếm tỷ trọng lớn của quỹ giảm giá thì NAV cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, vì những tài sản chiếm tỷ trọng nhỏ không mấy tác động đến NAV.
- Các khoản nợ của quỹ như phí quản lý, chi phí hoạt động hoặc các chi phí khác nữa: Các quỹ tương hỗ sẽ trả cho các nhà quản lý tài sản chuyên nghiệp một khoản phí hằng năm gọi là phí quản lý, phí này được khấu trừ từ NAV của quỹ, cho nên chi phí này sẽ làm giảm NAV xuống.
- Chi trả cổ tức: Khi quỹ tương hỗ thực hiện việc chi trả cổ tức thì NAV của quỹ cũng sẽ giảm. Cổ tức của quỹ hoạt động trên cơ sở mua lại, mức giảm NAV tỷ lệ thuận với tỷ lệ phần trăm cổ tức được chi trả. Khi đăng ký tham gia vào quỹ tương hỗ bạn có thể chi trả cổ tức hoặc quỹ tăng trưởng.
- Việc tham gia của các nhà đầu tư cũng ảnh hưởng đến NAV của quỹ: nếu các nhà đầu tư đặt lợi nhuận của họ và rút khỏi quỹ ở mức NAV cao thì NAV sẽ giảm đối với các nhà đầu tư ở lại. Khi các nhà đầu tư mới tham gia vào quỹ với NAV thấp thì NAV chung của quỹ cũng sẽ giảm. Càng gia tăng nhà đầu tư thì NAV càng giảm đi.
6. Phân biệt NAV với giá cổ phiếu
NAV của quỹ và giá cổ phiếu có điểm tương đồng, chúng đại diện cho giá trị của một cổ phiếu của một khoản đầu tư, nhưng, chúng ta không nên nhầm lẫn chúng với nhau.
Giá cổ phiếu có xu hướng biến động theo các lực lượng thị trường, chẳng hạn như khi nhu cầu về một cổ phiếu tăng lên thì giá của nó cũng tăng lên và ngược lại. Bên cạnh đó, những yếu tố bên ngoài chẳng hạn như bất ổn địa chính trị, biến động nền kinh tế ảnh hưởng đến nhận thức đầu tư của nhà đầu tư… cũng có thể ảnh hưởng đến giá cổ phiếu.
Phân biệt NAV với giá trị cổ phiếu
Nhưng NAV thì không liên quan gì đến lực lượng của thị trường cung và cầu. Đó là giá trị sổ sách của đơn vị quỹ và phụ thuộc vào tài sản ròng của quỹ. NAV không bị ảnh hưởng bởi nhà đầu tư mua theo đợt hay mua lại cổ phần của họ. NAV tăng hay giảm nếu giá trị của chứng khoán cơ sở tăng hoặc giảm, nếu quỹ thực hiện việc phân phối cổ tức cho cổ đông cũng làm thay đổi NAV.
Ngoài ra, giá trị sổ sách của một cổ phiếu và giá thị trường thực tế giao dịch của cổ phiếu không giống nhau.
Nhà đầu tư có thể dự đoán tương lai của một công ty dựa trên biến động giá cổ phiếu, thông thường, giá cổ phiếu được xác định bởi mức tăng trưởng dự kiến của công ty và nhiều yếu tố khác. Chẳng hạn khi thấy giá cổ phiếu của công ty tăng mạnh thì có khả năng thu nhập sẽ tốt hơn kỳ vọng. Do đó, giá trị của một cổ phiếu là yếu tố chính để có thể đưa ra quyết định đầu tư. Nhưng điều này không thể áp dụng với NAV của quỹ tương hỗ.
7. Cách tăng NAV hiệu quả, tối ưu
Cách tăng NAV tốt nhất hiện nay
Để có thể thu hút các nhà đầu tư và tăng giá trị cổ phiếu quỹ thì các công ty quản lý quỹ cần tìm ra các phương pháp để có thể tăng NAV. Trong đó, liệt kê được 3 cách để tăng chỉ số NAV như sau:
Cách 1: Bạn có thể lại những chứng chỉ quỹ đang giao dịch trên thị trường như các công ty đã niêm yết mua cổ phiếu;
Cách 2: Quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam (VF1) trả mức cổ tức cao hơn 22%;
Cách 3: Chuyển đổi một phần hoặc toàn bộ thành quỹ mở.
Nhìn chung, NAV là một chỉ số rất quan trọng trong chứng khoán. Lưu ý, nhà đầu tư không nên lấy NAV làm tham số quyết định lựa chọn quỹ nào để đầu tư, nó chỉ hữu ích khi nhà đầu tư hiểu được cách thức quỹ hoạt động hằng ngày, nó không thể chỉ ra được mức độ sinh lời của quỹ. Cho nên các nhà đầu tư nên kiểm tra chi phí vốn hiện tại và hiệu suất lịch sử của nó trước khi đầu tư.