Facebook Topi

25/06/2024

Mẹo chi tiêu hợp lý cho gia đình 4 người đơn giản dễ làm

Quản lý chi tiêu cho gia đình 4 người không hề đơn giản, nhưng với những mẹo hữu ích và dễ thực hiện, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát ngân sách một cách hiệu quả. Bài viết này sẽ chia sẻ những bí quyết đơn giản giúp bạn tiết kiệm chi phí, tối ưu hóa các khoản chi tiêu hàng ngày mà vẫn đảm bảo chất lượng cuộc sống cho cả gia đình.

icon-fb
icon-x
icon-pinterest
icon-copy

Với các gia đình đang sống ở thành phố lớn, mức sống cao, nhiều chi phí phát sinh thì việc tìm ra cách quản lý chi tiêu hiệu quả là điều vô cùng cần thiết. Theo dõi bài viết này chúng tôi sẽ đem đến cho bạn các cách chi tiêu hợp lý cho gia đình 4 người đơn giản, tối ưu nhất.

1. Xác định được mức thu nhập hàng tháng của gia đình

Mỗi gia đình hiện nay sẽ có mức thu nhập khác nhau. Nguồn thu nhập của gia đình 4 người thường gồm thu nhập của bố, của mẹ và khoản thu khác trong tháng (nếu có).  Hãy tổng hợp tất cả thu nhập chủ động và thụ động của hai vợ chồng vào mỗi tháng để lên kế hoạch cụ thể tiêu xài một cách hợp lý hơn.

Ví dụ: Gia đình 4 người ở Hà Nội có bố mẹ và 2 con nhỏ lớp 1 và 4 tuổi mẫu giáo nguồn thu đến từ bố và mẹ gồm:

  • Lương hàng tháng của bố: 20 triệu.
  • Lương hàng tháng của mẹ: 15 triệu.
  • Tiền làm thêm của bố và mẹ: 5 triệu.
  • Tổng thu: 40 triệu.

Khi nắm được tình hình, hãy kiểm soát các khoản chi hiệu quả bằng cách tính tổng thu nhập hàng tháng so với chi tiêu mỗi ngày.

Thống kê tổng thu nhập của gia đình và tìm cách tăng thu nhập

Thống kê thu nhập ổn định của cả gia đình

2. Thiết lập chi tiết ngân sách chi tiêu

Ngân sách chi tiêu rất quan trọng giúp bạn sử dụng tiền hợp lý, nên thực hiện việc này mỗi tháng và làm theo đúng các mục đã lên kế hoạch rõ ràng. Cần đảm bảo các khoản thu nhập dùng đúng mục đích, tránh phát sinh thêm chi phí.

Thường xuyên ghi chép và theo dõi các khoản thu chi

Thường xuyên ghi chép, theo dõi và đánh giá thu chi

Ví dụ: Mỗi lần đi mua sắm nên liệt kê cụ thể vật dụng cần mua và chỉ làm đúng theo những gì đã lên kế hoạch. Đặc biệt, tránh đến các địa điểm không có sản phẩm cần mua để hạn chế bị thu hút, gây ra chi tiêu không hợp lý. Tỉnh táo các món đồ giảm giá không có trong danh sách bởi sẽ gây ra chi tiêu lãng phí.

3. Thường xuyên theo dõi thu chi

Đã nắm rõ tình hình tài chính, hãy bắt đầu theo dõi thu chi của gia đình mình bằng cách ghi chép chi tiêu vào sổ giấy hay bảng tính Excel hoặc ứng dụng quản lý chi tiêu để quản lý thu chi hiệu quả nhất. 

Hãy phân biệt chi tiêu thực sự cần thiết, có thể mang đến cơ hội tăng khả năng tài chính với những khoản chi không cần thiết, thậm chí lãng phí để không phí tiền vô ích. Giả sử: Mua một chiếc máy laptop mới để phục vụ cho công việc vì máy hiện tại không còn đáp ứng được nhu cầu công việc là khoản chi cần thiết, giúp tăng khả năng tài chính. Điều này khác với việc sắm chiếc máy tính mới với mục đích “lên đời” cho kịp xu thế trong khi khả năng tài chính chưa cho phép. 

Đến cuối tuần, cuối tháng, hai vợ chồng xem xét lại báo cáo thu chi để xem dòng tiền đã hợp lý chưa, cần điều chỉnh thế nào. Từ đó, tìm ra cách chi tiêu hợp lý hơn cho gia đình 4 người . 

Nếu không nhớ hết các khoản chi trong tháng, bạn có thể tham khảo một số khoản chi  trong gia đình 4 người (gồm bố mẹ và hai con) như sau:

  • Tiền nhà (Nếu đang ở nhà thuê hoặc mua nhà trả góp): 5 - 10 triệu
  • Tiền xăng xe, chi phí đi lại: 2 triệu
  • Tiền ăn uống, thực phẩm: 7 triệu
  • Học phí cho con (nếu học trường công): 5 triệu
  • Hóa đơn điện, nước, mạng wifi: 2 triệu.
  • Chi phí không cố định khác (chi phí sửa chữa thiết bị, thuốc men, quần áo mới,...): 3 triệu.
  • Chi phí giao lưu ( cưới hỏi, ma chay, gặp gỡ bạn bè,...): 2 triệu.
  • Tổng chi: 25 - 30 triệu, tích lũy từ 10 - 15 triệu.

4. Cắt giảm những khoản chi tiêu mà bạn thấy rằng không cần thiết

Bạn có thể dùng tiền vào việc có ích hơn thì lại để khoản tiền đó “bốc hơi” vì chuyện không quan trọng, để khi ngân quỹ hao hụt sau khi chi tiêu cho các khoản mục quan trọng hơn. Vì thế, nên cắt giảm các khoản không cần thiết để đảm bảo chi tiêu hợp lý cho gia đình. Chỉ nên mua những món đồ thực sự phải dùng, chú ý chất lượng để tiết kiệm tiền bạc.

Việc giải trí hay mua sắm hưởng thụ để thư giãn, làm mới bản thân là cần thiết nhưng chỉ nên diễn ra với tần suất vừa phải. Bởi thực hiện quá thường xuyên, bạn khó chủ động trong mọi hoạt động liên quan đến cuộc sống thường nhật. Một vài mẹo nhỏ sau sẽ giúp hạn chế mua sắm quá đà như:

  • Không ham đồ sale vì có thể là đồ tồn kho, kém chất lượng và  không có nhu cầu sử dụng. 
  • Trước khi mua hãy tự đặt câu hỏi: Mua về có dùng thường xuyên không? Chỉ dùng 1-2 lần thì không nên đầu tư. 
  • Thay vì ăn uống tại nhà hàng, hãy tiết kiệm chi phí bằng cách nấu ăn tại nhà nhiều hơn.

Bạn có thể tham khảo ví dụ về việc cắt giảm các khoản chi tiêu không cần thiết như sau:

  • Mua sắm quần áo cho bố, mẹ, con, cái: 1 lần/ tháng thì có thể cắt giảm thành 2 - 3 tháng/ lần, tận dụng quần áo cũ các năm trước.
  • Đi ăn ngoài 2 lần/ tuần thì có thể cắt giảm thành 1 lần/ tuần. Chi phí ăn ngoài 1 triệu/ bữa có thể cắt giảm thành 500k/ bữa.
  • Hạn chế sử dụng điều hòa khi thời tiết không quá nóng có thể cắt giảm tiền điện từ 200 - 500k/ tháng.
  • Cho con đi khu vui chơi 1 lần/ tuần thì có thể cắt giảm thành 2 tuần 1 lần. 
  • Hạn chế thịt và ăn nhiều rau xanh giúp bạn có một sức khỏe tốt, tiết kiệm chi tiêu gia đình
  • Thay vì mua túi nilon để đựng thức ăn, hãy tập thói quen đựng đồ bằng hộp nhựa tái chế. Ngoài ra, có thể sử dụng hộp kem, hộp đựng đồ ăn sẵn,... để đựng đồ cho nhiều lần vừa giúp tiết kiệm chi tiêu gia đình lại bảo vệ môi trường.
  • Hãy xem gia đình còn cần sử dụng các dịch vụ như  truyền hình cáp, K+... hay chỉ còn sử dụng wifi. Bạn có thể tạm dừng các dịch vụ hoặc cắt đi để tiết kiệm chi tiêu.

5. Trích ra một khoản tiền cho quỹ dự phòng

Quỹ dự phòng bảo vệ cho tháp tài sản mà bạn xây dựng  để bảo vệ cho đời sống gia đình. Hãy trích khoản dành cho quỹ dự phòng để  giải quyết vấn đề ngoài ý như ốm đau, sửa chữa nhà, ra các quyết định tài chính lớn,… Nên chọn quỹ dự phòng vào một gói tiết kiệm ở ngân hàng để nhận lãi hàng tháng.

Với ví dụ trên mỗi tháng gia đình bạn sẽ tiết kiệm được 10 - 15 triệu thì bạn có thể dùng khoảng 5 triệu để làm quỹ dự phòng.

6. Sử dụng ứng dụng/app để quản lý chi tiêu hiệu quả hơn

Để tối ưu hóa chi tiêu cho gia đình 4 người, hãy sử dụng các ứng dụng quản lý chi tiêu. Việc này giúp bạn nhìn lại chi tiết dòng tiền trong thời gian qua mà không cần tốn công ghi nhớ, ghi chép thống kê các khoản tiền trong tháng. Các ứng dụng quản lý chi tiêu có nhiều ưu điểm như:

  • Tiện lợi: Hỗ trợ lưu trữ thông tin tốt hơn so với ghi nhớ bằng trí óc, chép tay. 
  • Tích hợp nhiều tiện ích, tính năng giúp kiểm soát tài chính, lên kế hoạch tiết kiệm. 
  • Tổng kết thu chi mỗi tháng, tạo biểu đồ so sánh, liệt kê các mục tiêu tốn nhiều tiền nhất,… 

7. Tích lũy cho các mục đích lớn hơn trong tương lai

Dù bạn đang ở giai đoạn nào của cuộc đời, việc có một kế hoạch tích lũy rõ ràng sẽ giúp bạn và cả gia đình đối phó với những tình huống bất ngờ và đạt được các mục tiêu tài chính dài hạn.

Để đạt được mục tiêu này, hãy bắt đầu bằng cách xác định các mục tiêu tài chính cụ thể, ngắn hạn và dài hạn, rồi lập ngân sách chi tiêu hàng tháng, đảm bảo luôn dành ra một phần thu nhập để tiết kiệm và xây dựng quỹ khẩn cấp.

Đầu tư thông minh vào nhiều loại tài sản khác nhau và tận dụng lợi ích của lãi suất kép là cách hiệu quả để gia tăng tài sản.

Quản lý nợ hiệu quả, trả nợ đúng hạn và ưu tiên trả các khoản nợ có lãi suất cao cũng rất quan trọng. Hãy tận dụng các công cụ tiết kiệm và đầu tư như tài khoản tiết kiệm có lãi suất cao và quỹ hưu trí.

Cuối cùng, thường xuyên kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch tài chính để đảm bảo bạn luôn đi đúng hướng và đạt được các mục tiêu đề ra. Bắt đầu ngay hôm nay để tạo dựng một tương lai tài chính vững chắc và hạnh phúc.

Ví dụ

Vợ chồng Anh Việt là người trong gia đình 4 thành viên có tổng thu nhập hàng tháng là 30 triệu đồng. Việc xác định mục tiêu tài chính ngắn hạn là tích lũy 100 triệu đồng trong 2 năm để làm quỹ khẩn cấp và mục tiêu dài hạn là mua nhà trong vòng 10 năm tới. Hàng tháng, anh Việt và vợ lập ngân sách chi tiêu, dành ra 8 triệu đồng để tiết kiệm. Vợ chồng cũng đầu tư vào chứng chỉ quỹ và gửi vào tài khoản tích lũy có lợi nhuận tốt. Bên cạnh đó, họ luôn kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch tài chính của mình mỗi quý, đảm bảo rằng các khoản đầu tư và tiết kiệm đều đi đúng hướng. Nhờ vào sự kiên nhẫn và kỷ luật tài chính, vợ chồng anh Việt tự tin rằng mình sẽ đạt được các mục tiêu tài chính trong tương lai.

Học cách chi tiêu cho gia đình sẽ giúp tối ưu hóa chi phí, tìm ra cách nâng cao chất lượng sống cho các thành viên. Hãy tham khảo chia sẻ về cách chi tiêu hợp lý cho gia đình 4 người trên đây để xây dựng kế hoạch chi tiêu gia đình hiệu quả nhất.

https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/EOwdGS736fIL7NNMN6FvcSoYwOHGvZYbs570X1IR.jpg?w=500&h=386&v=2022https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/yb1eTdsQWerFdzUQPOGqlSs1cz5mJ8M7eu95jxJz.jpg?w=500&h=386&v=2022https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/VvUsgRKPmOmXWi1dQ1ti9RrFRj2PQ28Nxfu0e5fv.jpg?w=500&h=386&v=2022

Bài viết liên quan

logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Tầng 11, Tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Quét mã QR để tải ứng dụng TOPI

icon-messenger