DeFi - tiếng Anh: Decentralized Finance, đây là một thuật ngữ được sử dụng để chỉ các dịch vụ tài chính phi tập trung dựa trên công nghệ blockchain. Điều này bao gồm các ứng dụng như vay mượn, giao dịch, và đầu tư mà không cần sự can thiệp của các tổ chức trung gian truyền thống như ngân hàng. DeFi mở ra cơ hội mới cho mọi người trên toàn thế giới để truy cập vào các dịch vụ tài chính một cách tự do, tiện lợi và minh bạch.
DeFi là gì?
DeFi là hệ thống tài chính phi tập trung, sử dụng công nghệ tiền điện tử và chuỗi khối để quản lý các giao dịch tài chính. DeFi đặt mục tiêu dân chủ hóa tài chính bằng cách thay thế các tổ chức tập trung, truyền thống bằng các mối quan hệ ngang hàng có thể cung cấp đầy đủ các dịch vụ tài chính, từ vay, thế chấp cho đến các mối quan hệ giao dịch tài sản.
DeFi cho phép người dùng loại bỏ sự kiểm soát của các cơ quan tập trung (ngân hàng, sàn giao dịch…) mà có toàn quyền truy cập và kiểm soát tài sản của mình, hướng tới nền tài chính mở.
DeFi quản lý giao dịch dựa trên công nghệ blockchain
Khái niệm DeFi ra đời từ năm 2018, tuy nhiên phải đến năm 2020 nó mới thu hút sự chú ý của cộng đồng, mở ra một thế giới mới cho các dịch vụ tài chính nơi mà phần lớn giá trị được duy trì bởi người dùng và hoạt động hoàn toàn thông qua mạng internet.
Tính năng của DeFi
Có thể xem Decentralized Finance là ứng dụng thiết thực nhất của blockchain vì đã tận dụng được các lợi thế của công nghệ này, bao gồm:
Loại bỏ trung gian tài chính: Với DeFi, người dùng không cần phải thông qua bên trung gian như ngân hàng, tổ chức tài chính để có thể duy trì quyền kiểm soát số tiền của mình. Các tranh chấp nếu xảy ra sẽ được giải quyết theo cách thức được chỉ định ghi trong hợp đồng.
Hợp đồng thông minh (Smart Contract): Hợp đồng thông minh của DeFi dựa vào logic mã trên mạng blockchain để kích hoạt việc thực thi của nó thay vì sự can thiệp của con người, do đó nó là phương pháp để loại bỏ các bên thứ ba, đồng thời vẫn đảm bảo được tính chính xác và tốc độ thực thi.
Tiết kiệm chi phí: Không mất chi phí cho bên trung gian, cắt giảm được chi phí cho các nhân sự thực hiện hợp đồng.
Tính tự chủ: Khi đã tham gia vào DeFi, các bên liên quan chỉ cần tuân theo các điều khoản đã thỏa thuận trong Smart Contract. Tính năng này cũng giúp đảm bảo tính an toàn và bảo mật cho các thỏa thuận hợp đồng cũng như đảm bảo công bằng cho cả hai bên.
Ứng dụng của DeFi
Tài chính phi tập trung được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau, mang đến cho người dùng nhiều cơ hội mới mẻ so với hệ thống tài chính truyền thống. Một số ứng dụng phổ biến nhất bao gồm:
Sàn giao dịch phi tập trung (DEX): Sàn cho phép người dùng có thể giao dịch tài sản kỹ thuật số trực tiếp giữa các ví của người dùng với sự hỗ trợ của Smart Contract mà không cần thông qua bên trung gian.
DeFi được ứng dụng rộng rãi trong thị trường tài chính
Bảo hiểm phi tập trung: Chẳng hạn như bảo hiểm hợp đồng thông minh (smart contract), bảo hiểm ví tiền mã hóa (crypto wallet), bảo hiểm cho các khoản vay (lending)... giúp đảm bảo an toàn cho người dùng trước các rủi ro về kỹ thuật và tài chính, đồng thời giúp quá trình xử lý và thanh toán an toàn và minh bạch hơn.
Sản phẩm phái sinh: Đây là những giao dịch phi tập trung mà giá trị của chúng phụ thuộc vào sự biến động của tài sản cơ sở (có thể là token hoặc crypto). Người dùng không trực tiếp sở hữu, mua bán crypto mà sẽ giao dịch với nhau dựa trên giá của các đồng crypto đó. Giao dịch phái sinh trên DeFi giúp giảm thiểu rủi ro khi giá cả biến động.
Các đồng tiền ổn định phi tập trung (Stablecoins): Stablecoin là một loại tiền điện tử được thiết kế để duy trì giá trị ổn định, thường được neo theo giá trị của một tài sản khác như tiền tệ fiat (USD, EUR), kim loại quý (vàng) hoặc hàng hóa (dầu mỏ) nhằm giảm thiểu biến động giá. Chỉ cần tài sản giữ được giá trị ổn định thì giá trị tiền điện tử cũng được ổn định.
Bản chất của DeFi - Tài chính phi tập trung
Về bản chất, DeFi hoạt động trên cơ sở hạ tầng của nền tảng blockchain, bởi vậy, nó thừa hưởng được tất cả tính chất và lợi ích mà công nghệ blockchain mang lại, bao gồm:
Tính phi tập trung: DeFi không bị kiểm soát hay can thiệp bởi bên trung gian thứ ba. Các giao dịch trên blockchain được thực thi nhờ vào mã (code) lập trình sẵn trong Smart Contract.
Tính phân tán: Dữ liệu giao dịch trong DeFi được xác thực và lưu trữ trong hệ thống của các node trên toàn cầu giúp đảm bảo tính chính xác của giao dịch và tính bảo mật của hệ thống.
Tính minh bạch: Tất cả dữ liệu giao dịch đều được công khai, bất kỳ ai cũng có thể truy cập và kiểm tra thông tin.
Tính mở và không cần cấp phép: Người dùng có thể sử dụng dịch vụ có sẵn hoặc tự tạo ứng dụng DeFi mà không cần phải cung cấp bất kỳ thông tin cá nhân nào.
Tính ẩn danh: Thông tin duy nhất mà người dùng cần chia sẻ trong DeFi là địa chỉ ví. Họ không cần phải xác minh danh tính (KYC) như trong mô hình tập trung. Điều này giúp đảm bảo quyền riêng tư của người dùng DeFi.
Tính tự quản: Người dùng có toàn quyền kiểm soát tài sản và ví tiền điện tử của mình thông qua private key được mã hoá.
Các thành phần của DeFi
dApp - Ứng dụng phi tập trung trong DeFi thường được xây dựng và hoạt động trên cơ sở hạ tầng của các blockchain Layer 1. Các ứng dụng này thuộc nhiều mảng, cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau từ đó tạo nên một hệ sinh thái DeFi trên blockchain.
Các thành phần chính trong DeFi gồm có:
Stablecoin: Loại tiền điện tử giúp giảm thiểu sự ảnh hưởng của biến động giá bằng cách neo giá trị vào một tài sản ổn định hơn như tiền pháp định (fiat), hàng hoá (vàng, bạc…) hoặc một đồng tiền điện tử khác.
Lending & Borrowing (Loan): Nền tảng vay & cho vay tiền điện tử, giúp nhà đầu tư tối ưu hóa hiệu quả sử dụng vốn và thu hút thanh khoản cho thị trường.
DEX (Decentralized Exchange): Sàn giao dịch phi tập trung cho phép người dùng giao dịch mua bán, swap, cung cấp thanh khoản… đối với các tài sản tiền điện tử.
Wallet: Ví cho phép lưu trữ coin/token/NFT và chuyển, nhận, theo dõi số dư. Mỗi ví có một public key (địa chỉ ví) và private key giúp người dùng toàn quyền quyền truy cập và kiểm soát tài sản trong ví.
Derivatives: Phái sinh là hợp đồng giao dịch tài chính dựa trên giá trị tương lai của một loại tiền điện tử. Mảng Derivatives gồm 3 nhánh chính là Perpetual, Options và Synthetic.
Launchpad: Nền tảng hỗ trợ các dự án ra mắt lần đầu bằng cách phát hành và mở bán token với giá ưu đãi. Tham gia launchpad cũng được xem là một hình thức kiếm lợi nhuận hiệu quả.
Bridge: Cầu nối cho phép chuyển giao coin/token hay dữ liệu từ blockchain này sang blockchain khác, bao gồm blockchain layer 1, blockchain layer 2, sidechain…
Liquid Staking: Giao thức cho phép stake coin/token để nhận lại các LST (Liquid Staking Token) và kiếm lợi nhuận. Bên cạnh APY từ việc staking, LST có thể mua bán, cho vay, làm tài sản thế chấp… trên các nền tảng khác.
Identity: Các dự án giúp xác thực và lưu trữ dữ liệu danh tính cho người dùng. Một số nhánh nhỏ trong mảng identity bao gồm: Name Service, Identity Aggregator…
Insurance: Nền tảng cung cấp dịch vụ bảo hiểm nhằm mục đích bảo vệ tài sản tiền điện tử cho người dùng.
DAO (Decentralized Autonomous Organization): Tổ chức tự trị phi tập trung là các tổ chức được lập trình để hoạt động độc lập, không cần sự can thiệp của con người.
Những rủi ro và hạn chế của DeFi
DeFi là một hiện tượng mới nổi đi kèm với nhiều rủi ro. Là một sự đổi mới gần đây, tài chính phi tập trung chưa bị thử thách căng thẳng khi sử dụng lâu dài hoặc rộng rãi. Ngoài ra, chính quyền các quốc gia đang xem xét kỹ hơn các hệ thống mà họ đang áp dụng, hướng tới các quy định.
Những rủi ro và hạn chế mà DeFi phải đối mặt
Một số rủi ro của DeFi
Thiếu biện pháp bảo vệ người tiêu dùng
DeFi đã phát triển mạnh khi không có các quy tắc và quy định. Nhưng điều này cũng có nghĩa là người dùng có thể có ít quyền truy đòi nếu giao dịch gặp trục trặc. Trong tài chính tập trung, luật pháp yêu cầu các ngân hàng phải giữ một lượng vốn nhất định làm dự trữ, để duy trì sự ổn định và rút tiền khỏi tài khoản của bạn bất cứ lúc nào bạn cần. Không có biện pháp bảo vệ tương tự nào tồn tại trong DeFi.
Dễ bị tin tặc tấn công
Mặc dù blockchain gần như không thể thay đổi, nhưng các khía cạnh khác của DeFi có nguy cơ bị tấn công rất lớn, điều này có thể dẫn đến trộm cắp hoặc mất tiền. Tất cả các trường hợp sử dụng tiềm năng của tài chính phi tập trung đều dựa vào hệ thống phần mềm dễ bị tin tặc tấn công.
Tài sản thế chấp
Tài sản đảm bảo là vật có giá trị dùng để đảm bảo cho khoản vay. Ví dụ, khi bạn vay thế chấp, khoản vay được thế chấp bằng căn nhà bạn đang mua. Gần như tất cả các giao dịch cho vay DeFi đều yêu cầu tài sản thế chấp bằng ít nhất 100% giá trị khoản vay, nếu không muốn nói là nhiều hơn. Những yêu cầu này hạn chế rất nhiều đối tượng đủ điều kiện nhận nhiều loại khoản vay DeFi.
Yêu cầu về khóa riêng
Người dùng phải bảo mật ví bằng khóa riêng. Đây là những đoạn mã dài và duy nhất chỉ chủ sở hữu ví mới biết. Nếu làm mất khóa riêng, chủ sở hữu sẽ mất quyền truy cập vào tiền của mình. Hiện nay vẫn chưa có cách nào để khôi phục khóa riêng bị mất.
Mặt hạn chế của DeFi
Khả năng mở rộng thấp, phí giao dịch cao và thời gian xử lý lâu.
Thanh khoản thấp hơn CeFi. Lý do bởi CeFi được bảo đảm thanh khoản bởi bên trung gian còn DeFi không qua bất cứ trung gian nào. Các dự án DeFi ở giai đoạn đầu sẽ phải đối mặt với vấn đề thanh khoản thấp.
Hiệu quả sử dụng vốn thấp: Mặc dù hệ sinh thái DeFi giúp người dùng sử dụng vốn hiệu quả hơn nhưng phần lớn tài sản đưa vào các dApp vẫn khó có thể được tận dụng tối ưu.
Dự án thiết kế tokenomics không hợp lý: Token trong các dự án DeFi đang lạm dụng phần thưởng (incentive) để thu hút người dùng, tuy nhiên việc tăng trưởng này không bền vững và không tạo ra giá trị cho người nắm giữ token.
Mô hình kinh doanh không bền vững: Phần lớn các dự án DeFi ra đời theo trend với thời gian chuẩn bị chỉ từ 1-2 tháng và nhanh chóng lụi tàn vì không có lộ trình phát triển đúng đắn.
So sánh DeFi và CeFi
CeFi (Centralized Finance) là hệ thống tài chính tập trung hay tài chính truyền thống, trong đó các thành phần, công cụ tài chính được quản lý bởi bên trung gian (ngân hàng, sàn giao dịch…) và chịu sự giám sát chặt chẽ bởi cơ quan chính phủ, nhà nước.
Hệ thống tài chính tập trung luôn tồn tại một bên trung gian có quyền lực tập trung và kiểm soát hoạt động. Trong khi DeFi tận dụng tính minh bạch và phi tập trung của blockchain để loại bỏ các trung gian này. Chính phủ hay ngân hàng trong được thay thế bằng các blockchain phi tập trung. Tiền tệ trong tài chính truyền thống sẽ được thay thế bằng token.
DeFi là cung cấp cho người dùng quyền truy cập vào các dịch vụ tài chính ở bất kỳ đâu và khi nào, chỉ cần họ có Internet.
Có thể tóm tắt sự khác biệt giữa hai loại hình tài chính này như sau:
Đặc điểm |
CeFi |
DeFi |
Tính tập trung |
Tập trung vào các tổ chức trung gian như ngân hàng, sàn giao dịch. |
Phi tập trung, không có bên trung gian kiểm soát. |
Hoạt động |
Dựa trên hệ thống truyền thống, tuân thủ quy định pháp lý. |
Dựa trên blockchain, vận hành tự động bằng hợp đồng thông minh. |
Dịch vụ |
Cung cấp nhiều dịch vụ tài chính truyền thống như cho vay, gửi tiết kiệm, thanh toán,... |
Cung cấp các dịch vụ tài chính phi tập trung như cho vay ngang hàng, giao dịch phi tập trung, quản lý tài sản,... |
Lợi ích |
Dễ sử dụng, quen thuộc, được bảo vệ bởi hệ thống pháp lý. |
Phí giao dịch thấp hơn, lãi suất cao hơn, minh bạch, kiểm soát cao hơn. |
Rủi ro |
Rủi ro về phía tổ chức trung gian, rủi ro pháp lý. |
Rủi ro biến động thị trường cao, rủi ro lừa đảo, rủi ro kỹ thuật. |
Phù hợp với |
Người dùng mới bắt đầu, người dùng cần sự an toàn và tiện lợi. |
Người dùng có kinh nghiệm, người dùng muốn kiểm soát cao hơn và chấp nhận rủi ro cao hơn. |
Hướng dẫn cách tham gia thị trường DeFi
Thiết lập ví tiền điện tử
Đầu tiên, bạn cần thiết lập một ví tiền điện tử tương thích với các ứng dụng DeFi, như Ví Coinbase hoặc ví dApp Coinbase. Ví của bạn là cổng vào web3 và hệ sinh thái dApp (ứng dụng phi tập trung) như ứng dụng DeFi. Nếu bạn đang đọc nội dung này từ trình duyệt dApp Coinbase của mình thì bạn đã thiết lập xong.
Xu hướng đầu tư trên DeFi ngày càng lan tỏa rộng rãi
Khi ví của bạn được thiết lập, bạn sẽ cần thêm một số loại tiền điện tử vào đó. Nếu bạn đã có tài khoản với sàn giao dịch Coinbase, bạn có thể dễ dàng liên kết tài khoản đó với Ví Coinbase để chuyển tiền điện tử từ tài khoản sàn giao dịch vào ví của bạn một cách an toàn. Ví dApp Coinbase nằm trong ứng dụng Coinbase chính của bạn và cung cấp các luồng tài trợ trong ứng dụng dễ dàng.
Bạn cũng có thể chuyển tiền điện tử từ những nơi khác ngoài Coinbase bằng địa chỉ công khai của ví của bạn. Địa chỉ ví của bạn có thể được tìm thấy bằng cách nhấn vào biểu tượng mã QR trong ứng dụng di động hoặc tiện ích mở rộng trình duyệt.
Khi ví của bạn đã được nạp các loại tiền điện tử mà bạn chọn (có hàng nghìn tùy chọn tương thích với sản phẩm Coinbase), bạn đã sẵn sàng điều hướng đến dApp đầu tiên của mình.
Truy cập ví
Bạn có thể dễ dàng truy cập dApp web3 bằng Coinbase, thông qua Ví Coinbase, tiện ích mở rộng Ví Coinbase hoặc trình duyệt dApp trên Coinbase.
Đối với Ví Coinbase, bạn nhấn vào biểu tượng ở giữa ở cuối màn hình để mở trình duyệt web tích hợp của Wallet. Sau đó, bạn có thể nhập URL của dApp mà bạn muốn điều hướng đến. Và nếu bạn đang sử dụng Google Chrome, bạn có thể tải xuống tiện ích mở rộng Ví Coinbase từ Cửa hàng Chrome trực tuyến và chỉ cần kết nối ví của bạn với bất kỳ dApp nào bạn điều hướng đến.
Đối với Coinbase, hãy nhấp vào biểu tượng Trình duyệt ở cuối màn hình của bạn để mở trình duyệt tích hợp và bắt đầu khám phá thế giới dApp.
Bắt đầu với các hoạt động đầu tư trên DeFi
Thế giới DeFi có thể trở nên phức tạp nhanh chóng. Dưới đây là một số trường hợp sử dụng phổ biến mà bạn có thể bắt đầu tận dụng:
Cho vay: Bạn có thể gửi tiền điện tử vào một “nhóm cho vay”, sau đó được vay từ những người dùng tiền điện tử khác, những người gửi tài sản của chính họ làm tài sản thế chấp. Người cho vay có thể kiếm được tiền lãi bằng cách cung cấp tính thanh khoản cho nhóm. Hợp chất là một trong những dApp cho vay phổ biến nhất.
Vay: Bạn cũng có thể sử dụng một số dApp, như Aave hoặc Hợp chất , để vay tiền điện tử bằng số tiền bạn nắm giữ. Bạn chỉ cần gửi tài sản thế chấp của mình và vay tiền từ một trong các nhóm cho vay có sẵn.
Cung cấp thanh khoản: Vì DeFi không phụ thuộc vào trung gian nên vốn được sử dụng trên ứng dụng DeFi để tạo điều kiện giao dịch được cung cấp bởi những người dùng khác của nền tảng, dưới dạng một thứ gọi là nhóm thanh khoản. Về cơ bản, chúng là tổng số tiền của các cặp tiền điện tử được khóa trong một hợp đồng thông minh. Để tham gia nhóm thanh khoản, bạn cần gửi các phần bằng nhau của một cặp giao dịch, chẳng hạn như AVAX và USDC, và đồng ý để nó ở đó trong một khoảng thời gian nhất định. Đổi lại, bạn sẽ nhận được một phần phí được tạo ra bởi các giao dịch được thực hiện với cặp đó, dưới dạng mã thông báo thứ ba.
Có nhiều hoạt động trên DeFi giúp nhà đầu tư thu lợi nhuận
Yield Farming: Yield Farming có lẽ là góc rủi ro nhất của DeFi. Khi các nhà cung cấp thanh khoản kiếm được token làm phần thưởng cho việc cung cấp thanh khoản, thì cũng có cơ hội sử dụng các token đó làm thanh khoản cho các nhóm khác, giúp tăng lợi nhuận của bạn bằng cách tạo ra nhiều kênh thu nhập thụ động. Những người canh tác lợi nhuận tinh vi nhất sử dụng các chiến lược phức tạp liên quan đến việc di chuyển số tiền điện tử giữa các sàn giao dịch và dApp nhằm cố gắng tìm ra mức lãi suất cao nhất. PancakeSwap là một nền tảng phổ biến để canh tác năng suất trên Chuỗi BNB.
Thế chấp NFT: Bạn có sở hữu một NFT có giá trị cao mà bạn không muốn bán nhưng có thể muốn kiếm một số thanh khoản từ đó không? Bạn có thể sử dụng dApp như NFTfi để gửi NFT đủ điều kiện làm tài sản thế chấp và nhận khoản vay ngang hàng từ người sẵn sàng cung cấp cho bạn tính thanh khoản đó.
Bảo hiểm DeFi: Hệ sinh thái DeFi vẫn còn hoàn toàn mới, có nghĩa là nó chứa đầy những rủi ro tiềm ẩn có thể gây nguy hiểm cho số tiền bạn gửi vào ứng dụng. Ví dụ: một lỗi hợp đồng thông minh, giống như lỗi khét tiếng đã đánh sập The DAO vào năm 2016 , có thể xóa sạch toàn bộ khoản đầu tư của bạn. Các nền tảng như Nexus Mutual có thể giúp cung cấp một số mức độ bảo vệ.
Qua bài viết, chắc hẳn các bạn đã hiểu DeFi là gì và cách tham gia thị trường tài chính phi tập trung. Hãy theo dõi TOPI để nắm bắt thêm những kiến thức tài chính mới nhất.