Đá CZ có độ sáng lấp lánh, độ cứng tương đối cao nên được ví như kim cương nhân tạo. Cubic Zirconia được sử dụng phổ biến trong chế tác trang sức. Cùng Topi tìm hiểu về đặc điểm, tính chất và mức giá của đá CZ cũng như so sánh loại đá này với kim cương và đá Moissanite (một loại đá cũng được xem như kim cương nhân tạo)
Đá CZ (Cubic Zirconia) là gì?
Đá CZ (tên đầy đủ là Cubic Zirconia) là một loại khoáng chất nhân tạo được tạo thành từ zirconium dioxide được tinh chế và ổn định trong nhiệt độ cao và áp suất lớn. Về hình thức, đá CZ trông rất giống kim cương, nhưng xét về cấu trúc khoáng chất lại rất khác nhau.
Đá CZ (Cubic Zirconia) được dùng phổ biến trong chế tác trang sức
Đá Cubic Zirconia phát hiện vào năm 1892, khoáng chất đơn nghiêng màu vàng baddeleyite là dạng tự nhiên của oxit zirconi, sau đó được phát triển lần đầu tiên vào năm 1937 tại Viện Lebedev (Viện vật lý FIAN của Viện Hàn lâm Khoa học Nga), sau đó được sản xuất thương mại năm 1976.
Do có bề ngoài sáng lấp lánh giống kim cương, khó bị mài mòn trầy xước, giá lại phải chăng nên Cubic Zirconia được sử dụng nhiều trong chế tác trang sức giá rẻ.
Đặc điểm, tính chất của đá nhân tạo Cubic Zirconia
Độ cứng gần bằng kim cương
Một trong những ưu điểm của đá CZ có độ cứng cao, từ 8,0 – 8,5 tính trên thang Mohs - gần bằng với kim cương tự nhiên (độ cứng của kim cương là 10). Điều này chứng minh khả năng chống trầy, chịu va đập tốt, có lẽ chính vì thế mà Zirconia đã trở thành lựa chọn phổ biến cho chế tác trang sức đeo hàng ngày.
Đá CZ màu xám hơn kim cương và độ cứng thấp hơn
Đa dạng về màu sắc
Đá Cubic Zirconia gần như đều không màu tương xứng với thang điểm D của kim cương. Nếu kim cương tự nhiên có màu màu vô cùng quý hiếm thì việc tạo màu cho đá CZ không quá khó, chỉ cần bổ sung một số nguyên tố trong quá trình điều chế sẽ dễ dàng có được màu sắc như mong muốn.
Để tạo ra đá CZ có màu nâu vàng, xanh lam, hồng, tím, đỏ), người ta tinh chế và kết hợp với các oxit kim loại khác. Các chất pha tạp và màu sắc đạt được như sau:
Dopant |
Symbol |
Color(s) |
Cerium |
Ce |
yellow-orange-red |
Chromium |
Cr |
green |
Cobalt |
Co |
lilac-violet-blue |
Copper |
Cu |
yellow-aqua |
Erbium |
Er |
pink |
Europium |
Eu |
pink |
Iron |
Fe |
yellow |
Holmium |
Ho |
Champagne |
Manganese |
Mn |
brown-violet |
Neodymium |
Nd |
purple |
Nickel |
Ni |
yellow-brown |
Praseodymium |
Pr |
amber |
Thulium |
Tm |
yellow-brown |
Titanium |
Ti |
golden brown |
Vanadium |
V |
green |
Độ tán sắc cao
Nhắc tới đá CZ không thể bỏ qua khả năng phản chiếu ánh sáng cực cao, tạo ra hiệu ứng lấp lánh giống như kim cương tự nhiên. Điều này làm nên sức quyến rũ cho trang sức đính loại đá này.
Cubic Zirconia có độ phân tán cao với 0,066 nên thường tạo nên ánh lửa đẹp mắt với 7 sắc cầu vồng. Zirconia càng lớn thì khả năng tán sắc càng cao. Tuy nhiên, ánh lửa của đá CZ thường hỗn tạp, không sắc nét như kim cương, do đó giá trị của nó trên thị trường không quá cao.
Trang sức đính đá CZ có giá mềm phù hợp với nhiều người
Giá tương đối “mềm”
Một Zirconia tốt rất khó phân biệt với kim cương thế nhưng lại có giá rẻ hơn kim cương rất nhiều. Bởi vậy, bạn sẽ không phải bỏ ra một số tiền quá lớn mà vẫn có thể sở hữu các mẫu trang sức sang trọng.
Hiện nay, đá CZ trên thị trường đang được bán với mức giá chỉ khoảng 500.000 đồng/carat, tuy nhiên, đá thường đi kèm với đồ trang sức đá qua chế tác nên người mua sẽ phải chi trả tổng số tiền cho đá, nguyên liệu làm trang sức và công thiết kế, chế tác.
Để dễ hình dung, bạn có thể tham khảo bảng giá đá CZ công khai của một đơn vị bán trang sức tại TP Hồ Chí Minh như sau:
STT |
Loại Đá |
Giá (VND/ viên) |
1 |
Kim Cương Nhân Tạo 2 mm |
100.000 |
2 |
Kim Cương Nhân Tạo 2.5 mm |
200.000 |
3 |
Kim Cương Nhận Tạo 3 mm |
240.000 |
4 |
Kim Cương Nhân Tạo 3.5 mm |
280.000 |
5 |
Kim Cương Nhân Tạo 4 mm |
320.000 |
6 |
Kim Cương Nhân Tạo 4.5 mm |
360.000 |
7 |
Kim Cương Nhân Tạo 5 mm |
400.000 |
8 |
Kim Cương Nhân Tạo 5.3 mm |
420.000 |
9 |
Kim Cương Nhân Tạo 5.4 mm |
430.000 |
10 |
Kim Cương Nhân Tạo 5.5 mm |
440.000 |
11 |
Kim Cương Nhân Tạo 6 mm |
480.000 |
12 |
Kim Cương Nhân Tạo 6.3 mm |
500.000 |
13 |
Kim Cương Nhân Tạo 6.5 mm |
520.000 |
14 |
Kim Cương Nhân Tạo 7.0 mm |
560.000 |
15 |
Kim Cương Nhân Tạo 7.2 mm |
580.000 |
16 |
Kim Cương Nhân Tạo 7.5 mm |
600.000 |
17 |
Kim Cương Nhân Tạo 8.0 mm |
640.000 |
18 |
Kim Cương Nhân Tạo 8.1 mm |
650.000 |
19 |
Kim Cương Nhân Tạo 8.5 mm |
680.000 |
20 |
Kim Cương Nhân Tạo 9.0 mm |
720.000 |
21 |
Kim Cương Nhân Tạo 9.5 mm |
760.000 |
22 |
Kim Cương Nhân Tạo 10.0 mm |
800.000 |
23 |
Kim Cương Nhân Tạo 11.0 mm |
1.000.000 |
24 |
Kim Cương Nhân Tạo 12.0 mm |
1.200.000 |
So sánh đá CZ - ECZ - kim cương - Đá Moisanite
Moisanite cũng là một trong những loại đá quý với độ lấp lánh và độ cứng cao xấp xỉ kim cương do đó cũng được xem như kim cương nhân tạo. Khác với ánh lấp lánh tinh khiết của kim cương, Moisanite phát ra ánh cầu vồng rực rỡ, đặc biệt là dưới ánh sáng mặt trời.
Đá ECZ cũng là đá nhân tạo được ưa chuộng trong chế tác trang sức. ECZ có nguồn gốc từ hỗn hợp Zirconium Oxide với quy trình đặc biệt, tạo ra độ trong suốt và tán sắc vượt trội, rực rỡ hơn và độ cứng cao hơn so với CZ thường.
Để dễ dàng phân biệt đá CZ, kim cương và Moisanite, bạn hãy tham khảo bảng so sánh dưới đây:
So sánh Zirconium - Diamond - Moissanite
Tiêu chí |
Đá CZ |
Kim cương (Diamond) |
Moissanite |
Nguồn gốc |
Chủ yếu là đá nhân tạo, tổng hợp từ nhựa hoặc thủy tinh |
Hình thành trong tự nhiên |
Moissanite tự nhiên được tìm thấy trong thiên thạch hoặc mỏ kim cương. Moissanite nhân tạo hình thành từ tổng hợp phân tử SIC |
Thành phần hóa học |
Oxit Zirconi (ZrO₂) – hỗn hợp Zirconi và Oxy |
99.95% là Carbon (và 0.05% những nguyên tố khác, như Boron và Nitrogen |
Silic Cacbua (SiC) – gần giống kim cương tự nhiên |
Độ cứng (thang Mohs) |
8 - 8.5 |
10 |
9.25 (chỉ xếp sau kim cương) |
Độ bền (PSI) |
2.4 PSI |
10 PSI |
7.6 PSI |
Độ dẫn nhiệt |
Không dẫn nhiệt |
Dẫn nhiệt tốt |
Dẫn nhiệt tốt gần bằng kim cương |
Màu sắc |
Không màu hoặc hơi xám nhạt. Có thể bổ sung thêm chất tạo màu. |
Chủ yếu là không màu, vàng, nâu, lục (hiếm), xanh, đỏ, cam, đen |
Không màu, xanh lục, xanh lam, vàng, vàng ánh xanh, đen |
Độ sáng, độ rực lửa |
Chỉ sáng lấp lánh bên ngoài bề mặt, thiếu độ rực lửa. Không thể tạo ra hiệu ứng cầu vồng rõ nét |
Sáng lấp lánh tinh khiết bắt mắt, rực lửa. Độ lấp lánh hoàn hảo |
Sáng lấp lánh nhiều màu sắc rực rỡ như cầu vồng, độ lửa cao hơn kim cương |
Giá thành |
Giá rẻ nhất trong 3 loại |
Giá thành rất cao |
Giá bằng khoảng 10% kim cương |
Có nên mua trang sức đính đá CZ không?
Việc mua trang sức đính đá Cubic Zirconia nên dựa trên sở thích cá nhân và khả năng tài chính của bạn. Trước khi quyết định, hãy cân nhắc kỹ các ưu và nhược điểm của loại đá này để đưa ra lựa chọn phù hợp.
Ưu điểm:
- Giá cả hợp lý: Đá CZ có giá thành phải chăng, phù hợp với nhiều đối tượng, đặc biệt là những ai có ngân sách hạn chế.
- Đa dạng kiểu dáng: Trang sức đính đá CZ có nhiều mẫu mã, màu sắc và phong cách thiết kế phong phú, đáp ứng các nhu cầu thời trang khác nhau.
- Độ bền cao: Đá CZ khó bị trầy xước hoặc phai màu, giữ được vẻ đẹp lâu dài nếu sử dụng và bảo quản đúng cách.
- Dễ dàng bảo quản: Vệ sinh và bảo dưỡng trang sức đính đá CZ rất đơn giản, thuận tiện.
Trang sức đá Zirconia được ưa chuộng do vẻ ngoài bắt mắt, giá hợp lý
Nhược điểm:
- Chất lượng thấp hơn kim cương: Đá CZ không có độ cứng và độ lấp lánh như kim cương tự nhiên, dễ bị nhận diện là đá nhân tạo.
- Giá trị thấp, khó bán lại: Trang sức đính đá CZ có giá trị bán lại không cao và không phù hợp để đầu tư lâu dài.
- Rủi ro hàng giả: Đá CZ có thể bị nhầm lẫn với các loại đá tự nhiên, tiềm ẩn nguy cơ mua phải sản phẩm kém chất lượng từ những nơi không uy tín.
Nếu bạn đang tìm kiếm một món trang sức lấp lánh với mức giá hợp lý và nhiều kiểu dáng đa dạng, trang sức đính đá CZ là một lựa chọn đáng cân nhắc. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng, hãy chọn mua sản phẩm từ các thương hiệu hoặc cửa hàng uy tín
Mua trang sức đính đá CZ ở đâu?
Trang sức đính đá CZ hiện nay rất phổ biến và có thể tìm thấy ở hầu hết các thương hiệu trang sức, từ phân khúc bình dân đến cao cấp. Những món đồ như dây chuyền, nhẫn, hoa tai đính đá Cubic Zirconia thường được bày bán rộng rãi tại các cửa hàng trang sức và tiệm kim hoàn.
Nên chọn nơi uy tín để mua đá CZ chất lượng tốt
Tuy nhiên, để đảm bảo bạn sở hữu sản phẩm chất lượng, hãy ưu tiên lựa chọn những nơi bán uy tín, có giấy tờ chứng minh nguồn gốc sản phẩm rõ ràng và chính sách bảo hành minh bạch. Điều này không chỉ mang lại sự yên tâm về chất lượng mà còn thuận tiện cho các dịch vụ hậu mãi sau này.
Ngoài ra, việc tránh mua hàng ở các nguồn không đáng tin cậy, chẳng hạn như đồ mỹ ký không rõ xuất xứ, sẽ giúp bạn tránh rủi ro về chất lượng sản phẩm và mất tiền oan. Một địa chỉ đáng tin cậy luôn là lựa chọn tối ưu để bạn an tâm sở hữu những món trang sức đẹp và bền lâu.
Đá CZ có dễ bị mờ không? Cách bảo quản và làm sáng trang sức đá CZ
Đá Cubic Zirconia có thể bị mờ sau một thời gian sử dụng do bám bụi bẩn hoặc dầu từ da tay. Để giữ trang sức luôn sáng bóng, bạn nên vệ sinh thường xuyên. Dưới đây là cách làm sạch và làm sáng trang sức đính đá CZ một cách đơn giản và hiệu quả, bạn có thể tự làm tại nhà.
Cách làm sáng trang sức đá CZ tại nhà như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị dung dịch làm sạch: Pha một ly nước ấm với một lượng nhỏ chất tẩy rửa nhẹ, như nước rửa chén hoặc bột giặt. Khuấy đều dung dịch bằng đũa hoặc muỗng.
- Bước 2: Ngâm trang sức: Đặt trang sức đính đá CZ vào dung dịch, ngâm trong vài phút để làm mềm bụi bẩn bám trên bề mặt.
- Bước 3: Chà rửa nhẹ nhàng: Dùng một bàn chải mềm, nhúng vào dung dịch, sau đó chà nhẹ nhàng lên bề mặt đá và các góc cạnh của trang sức.
- Bước 4: Rửa lại bằng nước sạch: Sau khi chà sạch, rửa lại trang sức dưới vòi nước sạch để loại bỏ hoàn toàn dung dịch tẩy rửa.
- Bước 5: Lau khô: Dùng khăn mềm hoặc khăn microfiber để lau khô trang sức, đảm bảo không để lại vệt nước.
Bằng cách thực hiện các bước trên định kỳ, trang sức đính đá CZ của bạn sẽ luôn giữ được độ sáng bóng và vẻ đẹp rực rỡ như mới.
Hy vọng qua thông tin TOPI cung cấp, các bạn có thể hiểu đá CZ là gì, giá bao nhiêu cũng như nắm được cách so sánh, phân biệt loại đá này với kim cương và Moissanite.