Thực phẩm và đồ uống là ngành công nghiệp lớn và quan trọng trên toàn cầu, có quan hệ mật thiết với đời sống của mọi người. Dù kinh tế khó khăn, bất ổn thì ngành thực phẩm vẫn có tiềm năng phát triển nhất định..
I. Đặc điểm cổ phiếu ngành thực phẩm
Ngành thực phẩm không chỉ cung cấp lương thực, thực phẩm, đồ uống cho nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu đi nhiều quốc gia trên thế giới. Đây cũng là ngành được Chính phủ ưu tiên phát triển trong giai đoạn từ 2022 - 2026, tầm nhìn đến năm 2035.
Những đặc điểm cơ bản của các mã cổ phiếu ngành thực phẩm
Cổ phiếu ngành thực phẩm đồ uống khá đa dạng, có thể kể đến một số ngành chính như:
- Lương thực
- Rượu – bia – nước giải khát
- Chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa
- Thực phẩm tươi sống, đông lạnh
- Dầu thực vật
- Thực phẩm đóng gói, gia vị
Khi thị trường biến động tiêu cực, lạm phát tăng cao, nhóm cổ phiếu thực phẩm được xem là nơi trú ẩn an toàn cho nhà đầu tư và được xếp vào nhóm cổ phiếu phòng thủ. Cổ phiếu ngành thực phẩm có một số đặc điểm cơ bản như sau:
Không theo chu kỳ
Nhu cầu về thực phẩm của người dân luôn có xu hướng tăng lên theo sự phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp trong ngành thực phẩm thường không bị ảnh hưởng bởi chu kỳ kinh tế và theo xu hướng tiêu dùng của người dân.
Khi lãi suất tăng cao, kinh tế khó khăn, người dân thắt chặt chi tiêu thì doanh thu của ngành sẽ giảm nhưng giảm ít hơn các ngành khác do đây là ngành thiết yếu.
Cổ phiếu thực phẩm, đồ uống có những đặc trưng riêng
Tính cạnh tranh cao
Do ngành thực phẩm và đồ uống có chu kỳ sống ngắn, tính cạnh tranh cao, các doanh nghiệp cần liên tục đổi mới sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Chỉ những doanh nghiệp năng động, sáng tạo mới, có chiến lược kinh doanh hiệu quả mới có thể đứng vững và phát triển ở thị trường này.
Chịu ảnh hưởng bởi yếu tố vệ sinh an toàn thực phẩm
Đây là yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng đến uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp. Để có thể phát triển bền vững, doanh nghiệp cần đặt yếu tố vệ sinh và an toàn thực phẩm, đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng lên hàng đầu.
Chính sách của chính phủ
Các chính sách như chính sách thuế, chính sách thương mại,... cũng có thể ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành thực phẩm
II. Có nên đầu tư vào các mã cổ phiếu ngành thực phẩm không?
Năm 2024 liệu có phải thời điểm thích hợp để đầu tư cổ phiếu ngành thực phẩm - đồ uống không? Nếu bạn đang có cùng băn khoăn, hãy tham khảo những phân tích từ chuyên gia để có câu trả lời cho mình nhé.
Có nên đầu tư vào những mã cổ phiếu ngành thực phẩm năm 2023 không?
1. Tiềm năng đầu tư cổ phiếu ngành thực phẩm đồ uống
Việt Nam được đánh giá là thị trường tiềm năng với gần 100 triệu người tiêu dùng, đem lại cơ hội phát triển lớn cho các doanh nghiệp trong ngành thực phẩm và nhiều ngành nghề khác. Ông BT Tee - Tổng Giám Đốc Informa Markets Việt Nam đưa ra nhận định tại cuộc họp báo trước Food & Hotel Hanoi 2023 - Triển lãm Quốc tế lần thứ hai về Thực phẩm, Đồ uống, Thiết bị làm bánh, Nhà hàng, Khách sạn và Cung ứng dịch vụ tại Việt Nam 2023.
Việc thúc đẩy du lịch cũng góp phần kéo theo sự phát triển của ngành công nghiệp thực phẩm và dịch vụ ăn uống trong nước. Bên cạnh đó, việc tham gia tích cực 16 hiệp định thương mại tự do đã tạo tiền đề cho hoạt động xuất - nhập khẩu và đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh nhà hàng, dịch vụ lưu trú..
Những cơ hội đầu tư và phát triển cho các mã cổ phiếu thực phẩm
Tại Đông Nam Á, ngành thực phẩm Việt Nam cũng được xếp hạng khá cao, trong đó, phân khúc bánh kẹo và đồ ăn nhẹ chiếm tỷ trọng lớn và có tốc độ tăng trưởng cao nhất. Ẩm thực luôn gắn liền với ngành du lịch và lưu trú, do đó khi du lịch mở cửa thì sẽ kéo theo sự tăng trưởng của ngành ẩm thực.
Theo Tổng cục Thống kê, chỉ 4 tháng đầu năm 2023, doanh thu lữ hành trên toàn quốc ước đạt 9,1 nghìn tỷ đồng (gấp 2,1 lần cùng kỳ năm trước) Có thể thấy, ngoài việc đóng vai trò thiết yếu, ngành ẩm thực còn được hưởng lợi từ ngành du lịch và một số ngành nghề khác, bởi vậy không khó hiểu khi nhóm ngành này được nhiều nhà đầu tư chứng khoán quan tâm và mong muốn đưa vào danh mục đầu tư của mình.
2. Thách thức
Đầu tư cổ phiếu thực phẩm có thể mang lại lợi nhuận cao, nhưng cũng tiềm ẩn những rủi ro và thách thức.
Đầu tiên là rủi ro về chi phí đầu vào - tức là chi phí nguyên vật liệu. Khi giá nguyên vật liệu tăng cao sẽ dẫn đến lợi nhuận của các doanh nghiệp sẽ giảm sút. Đặc biệt, hiện nay yếu tố biến đổi khí hậu rất dễ gây ra tình trạng mất mùa, dịch bệnh trên gia súc, gia cầm cũng là nguyên nhân dẫn đến giá nguyên liệu đầu vào tăng cao.
Rủi ro về cạnh tranh cần được lưu ý bởi đây là ngành có tính cạnh tranh cao, các doanh nghiệp phải có chiến lược sáng tạo, thường xuyên đổi mới sản phẩm để thu hút khách hàng.
Tiếp đến là rủi ro về biến động thị trường. Khi thị trường chứng khoán biến động, giá cổ phiếu của ngành thực phẩm cũng biến động theo, Nếu nhà đầu tư thiếu kiến thức và kinh nghiệm, khả năng thua lỗ là rất lớn.
Bên cạnh đó, xu hướng tiêu dùng của người dân thay đổi, nhu cầu về các sản phẩm thay đổi cũng là một trong những thách thức đối với các doanh nghiệp trong ngành. Yếu tố vệ sinh an toàn thực phẩm vô cùng quan trọng và ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu, do đó nhà đầu tư nên lựa chọn doanh nghiệp có uy tín, cam kết về vệ sinh an toàn thực phẩm để đầu tư an toàn.
Chính sách về thuế, thương mại… cũng có thể là thách thức đối với doanh nghiệp trong ngành, nhà đầu tư cần nắm bắt để kịp thời đưa ra quyết định phù hợp. Để giảm thiểu rủi ro khi đầu tư vào các mã chứng khoán ngành thực phẩm, nhà đầu tư cần nghiên cứu kỹ những lợi thế, thách thức và những yếu tố ảnh hưởng đến ngành trước khi đưa ra quyết định đầu tư.
III.Danh sách mã cổ phiếu ngành thực phẩm đồ uống trên sàn chứng khoán
1. Các mã cổ phiếu ngành thực phẩm đồ uống được niêm yết trên sàn HoSE
Tên doanh nghiệp |
Mã cổ phiếu |
CTCP Xuất Nhập khẩu An Giang |
AGM |
CTCP Chiếu xạ An Phú |
APC |
CTCP Nông nghiệp BAF Việt Nam |
BAF |
CTCP Bibica |
BBC |
CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam |
DBC |
CTCP Thực phẩm Sao Ta |
FMC |
CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai |
HNG |
CTCP GTNfoods |
GTN |
CTCP Mía Đường Lam Sơn |
LSS |
CTCP Nafoods Group |
NAF |
Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn |
SAB |
CTCP Thành Thành Công - Biên Hòa |
SBT |
CTCP Nước giải khát Chương Dương |
SCD |
CTCP Bia Sài Gòn - Miền Trung |
SMB |
CTCP Tập đoàn MaSan |
MSN |
CTCP Sữa Việt Nam |
VNM |
2. Các mã cổ phiếu ngành thực phẩm đồ uống được niêm yết trên sàn HNX
Tên doanh nghiệp |
Mã cổ phiếu |
CTCP Thực phẩm Bích Chi |
BCF |
CTCP Đầu tư Sản xuất Bảo Ngọc |
BNA |
CTCP Đồ hộp Hạ Long |
CAN |
CTCP Lâm Nông sản Thực phẩm Yên Bái |
CAP |
CTCP Bia Hà Nội - Hải Dương |
HAD |
CTCP Thương mại Bia Hà Nội |
HAT |
CTCP Bánh kẹo Hải Hà |
HHC |
CTCP Đường Kon Tum |
KTS |
CTCP Lương thực Thực phẩm Safoco |
SAF |
CTCP Xuất nhập khẩu Sa Giang |
SGC |
CTCP Nông nghiệp Hùng Hậu |
SJ1 |
CTCP Mía Đường Sơn La |
SLS |
CTCP Bia Hà Nội - Thanh Hóa |
THB |
CTCP Thực phẩm Lâm Đồng |
VDL |
CTCP Dược liệu và Thực phẩm Việt Nam |
VHE |
3. Các mã cổ phiếu ngành thực phẩm đồ uống được niêm yết trên sàn UpCoM
Tên doanh nghiệp |
Mã cổ phiếu |
CTCP Xuất nhập khẩu Nông sản Thực phẩm An Giang |
AFX |
CTCP Rau quả Thực phẩm An Giang |
ANT |
CTCP Nông sản thực phẩm Quảng Ngãi |
APF |
CTCP Lương thực Bình Định |
BLT |
CTCP Bột mỳ Vinafood 1 |
BMV1 |
Cty Cổ phần Bia Sài Gòn - Sông Lam |
BSL |
Cty Cổ phần Thực phẩm Cholimex |
CMF |
CTCP Lương thực Thực phẩm Colusa-Miliket |
CMN |
CTCP Lương thực Thành phố Hồ Chí Minh |
FCS |
CTCP Xuất Nhập Khẩu Lương Thực – Thực Phẩm Hà Nội |
FHN |
CTCP Rượu Hapro |
HAV |
CTCP Nông nghiệp và Thực phẩm Hà Nội – Kinh Bắc |
HKB |
Cty Cổ phần Thực phẩm Quốc tế |
IFS |
Cty Cổ phần Đường Quảng Ngãi |
QNS |
CTCP Lương thực Thực phẩm Vĩnh Long |
VLF |
Tổng Công ty Lương thực Miền Nam – CTCP |
VSF |
Cty Cổ phần Việt Nam Kỹ nghệ súc sản |
VSN |
IV. TOP 5 mã cổ phiếu ngành thực phẩm đáng đầu tư nhất 2023
Top những mã cổ phiếu ngành thực phẩm đồ uống có tiềm năng tốt mà nhà đầu tư có thể tham khảo:
1. Cổ phiếu ngành thực phẩm đồ uống thuộc CTCP Sữa Việt Nam: Mã VNM
Cổ phiếu VNM của CTCP Sữa Việt Nam - VINAMILK là thương hiệu được đánh giá cao trong nhóm ngành thực phẩm. VNM hiện đang niêm yết trên sàn HoSE
Vốn hóa: 140.654 tỷ đồng
P/E: 16,66
P/B: 4,12
Vinamilk thành lập từ năm 1976 và là đơn vị hàng đầu, chuyên về sản xuất, chế biến và phân phối sữa tại Việt Nam. Trải qua nhiều năm, Vinamilk vẫn luôn phát triển đều đặn và bền vững. Năm 2006, cổ phiếu VNM của Vinamilk được niêm yết trên sàn HoSe và luôn tăng trưởng tốt.
Do tình hình chung trên thị trường khiến giá cổ phiếu thực phẩm giảm, từ tháng 10/2023 đến nay, giá cổ phiếu VNM bắt đầu sụt giảm, từ mức 78.000 - 80.000 VND xuống chỉ còn 67.000 - 68.000 VND. Gần đây, nhu cầu tiêu thụ ngành sữa sụt giảm, giá nguyên liệu đầu vào biến động nhanh khiến cho Vinamilk phải đương đầu với những khó khăn.
Cổ phiếu VNM của Vinamilk vẫn là cái tên sáng giá của ngành thực phẩm
Vào tháng 7/2023, Vinamilk công bố thương hiệu nhận diện mới nhằm tái định vị và đánh dấu bước đầu tiên trong quá trình hiện đại hóa trải nghiệm người dùng và nhằm tăng giá trị thương hiệu. Thế nhưng bộ nhận diện thương hiệu mới này lại nhận được nhiều phản ứng trái chiều trên truyền thông, mạng xã hội.
Đáng nói là sau khi bộ nhận diện thương hiệu mới được đưa ra, Công ty TNHH MTV Đầu tư SCIC (SIC) - cổ đông của Vinamilk đã đăng ký bán hơn 1 triệu cổ phần để cơ cấu danh mục đầu tư và quỹ đầu tư F&N Dairy Investments PTE.LTD đăng ký mua 20.9 triệu cổ phiếu nhưng lại từ chối không mua nữa với lý do là điều kiện thị trường không thuận lợi.
Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhưng những gì doanh nghiệp này đã thể hiện trong gần 5 thập kỷ qua có thể khiến nhiều nhà đầu tư đặt kỳ vọng vào mã cổ phiếu này.
2. Cổ phiếu ngành thực phẩm đồ uống thuộc CTCP Tập đoàn Masan: Mã MSN
Vốn hóa: 95.437 tỷ đồng
P/E: 116,31
P/B: 2,49
Trong những năm gần đây, cổ phiếu MSN của Tập đoàn Masan luôn là cái tên sáng giá, nằm trong danh mục đầu tư của nhiều cá nhân, tổ chức và luôn lọt TOP doanh nghiệp dẫn đầu thị trường trong ngành thực phẩm. Nhìn chung, Masan luôn giữ được sự tăng trưởng ổn định qua các năm, thậm chí đơn vị này còn tiếp tục đầu tư, nâng cấp hệ thống chế biến và các nhà máy để tăng công suất.
Cổ phiếu MSN của Masan thu hút sự chú ý của nhiều nhà đầu tư
Bên cạnh đó, danh mục sản phẩm của Masan rất đa dạng, trải dài từ gia vị, mì ăn liền, thịt chế biến cho đến đồ uống như nước tăng lực, nên sẽ thu hút lượng lớn khách hàng. Mạng lưới bán lẻ rộng khắp toàn quốc cũng là lợi thế mà không phải đơn vị nào trong ngành cũng có được.
Cho đến nay, 24% thị phần thị trường bán lẻ đang thuộc về Tập đoàn Masan, bởi vậy, cổ phiếu MSN luôn nằm trong top cổ phiếu tiềm năng lớn dành cho nhà đầu tư.
3. Cổ phiếu ngành thực phẩm đồ uống thuộc CTCP Tập đoàn KIDO: Mã KDC
Vốn hóa: 16.518 tỷ đồng
P/E: 23,73
P/B: -
KDC là mã chứng khoán thực phẩm tiềm năng của CTCP Tập đoàn KIDO (KInh Đô)
CTCP Tập đoàn KIDO được thành lập vào năm 1993, tiền thân là CTCP Kinh Đô. Tên gọi mới này được đổi từ tháng 9/2002. Đây là thương hiệu nổi tiếng về các loại bánh kẹo, snack, bánh bông lan, bánh mì tươi, dầu ăn… Hiện nay, KIDO là một trong những doanh nghiệp đầu ngành tại Việt Nam với hơn 30% thị phần trong mảng bánh kẹo, hơn 70% thị phần mảng bánh trung thu.
Năm 2003, KIDO mua lại thương hiệu kem Wall’s từ Unilever, năm 2018 mua lại 51% cổ phần Golden Hope Nhà Bè từ Sime Darby (Malaysia).
4. Cổ phiếu ngành thực phẩm đồ uống thuộc CTCP Bánh kẹo Hải Hà: Mã HHC
Vốn hóa: 1.847 tỷ đồng
P/E: 28,85
P/B: 3,14
CTCP Bánh kẹo Hải Hà thuộc top doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo lớn nhất Việt Nam được thành lập từ năm 1960 và cổ phần hóa năm 2004. Lĩnh vực chủ yếu là sản xuất và kinh doanh bánh kẹo, xuất - nhập khẩu nguyên liệu, máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất bánh kẹo.
Mã HHC của Bánh Kẹo Hải Hà thuộc TOP cổ phiếu thực phẩm được quan tâm
Trải qua hơn 60 năm, thương hiệu Hải Hà vẫn luôn vững vàng và tăng trưởng ổn định. Với quy mô sản xuất khoảng 20.000 tấn/năm cùng địa bàn kinh doanh rộng trên cả nước, xuất khẩu cả sang một số quốc gia như Myanma, Campuchia, lào, Mỹ, Hàn Quốc… đây cũng là mã cổ phiếu trong ngành thực phẩm được nhiều nhà đầu tư quan tâm..
5. Cổ phiếu ngành thực phẩm thuộc CTCP Nafoods Groups: Mã NAF
Vốn hóa: 760 tỷ đồng
P/E: 7,58
P/B: 0,9
CTCP Nafoods Groups thành lập từ năm 1995 với tên gọi đầu tiên là CTCP TNHH Thành Vinh, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực bán buôn thực phẩm, nông lâm sản nguyên liệu, chăn nuôi, bán lẻ, bán buôn tổng hợp, sản xuất rượu vang phân bón, chế biến rau củ…
Cổ phiếu NAF của Nafoods Groups đang được nhiều nhà đầu tư quan tâm
Năm 2010, công ty chuyển đổi mô hình sang Công ty cổ phần, hoạt động trong lĩnh vực chế biến và xuất khẩu nước ép trái cây, rau củ quả đông lạnh, thực hiện chuỗi sản xuất khép kín từ nghiên cứu giống cây trồng đến chế biến và phân phối sản phẩm.
Tháng 3/2023, giá cổ phiếu NAF chạm đáy chỉ với 10.000 VND nhưng cho đến nay đã thể hiện xu hướng đi lên với mức tăng rõ rệt, có lúc lên 17.550 VND vào cuối tháng 8/2023. Đến đầu năm 2024, giá cổ phiếu NAF vẫn ở mức 15.000 - 16.000 VND với khối lượng giao dịch gần 50.000.
Nhìn chung, cổ phiếu ngành thực phẩm - đồ uống vẫn được coi là kênh an toàn trong bối cảnh lạm phát cao, nền kinh tế chưa ổn định. Hy vọng bài viết của TOPI có thể cung cấp cho các bạn thông tin tổng quan về tình hình chung của cổ phiếu thực phẩm và những mã cổ phiếu tiềm năng để bạn đưa ra quyết định
Hãy thường xuyên theo dõi thông tin từ TOPI để nắm bắt thị trường nhanh nhất nhé!
Tham khảo thêm: Danh sách mã chứng khoán theo ngành tại Việt Nam