Kết thúc 6 tháng đầu năm 2023, nhiều cổ phiếu của doanh nghiệp trong ngành than ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ về giá trị, thậm chí có cổ phiếu còn tăng đến 88%. Vậy có tiềm năng nào để đầu tư vào cổ phiếu ngành than trong giai đoạn nửa cuối năm 2023 trở đi không?
I. Đặc điểm của cổ phiếu ngành than
Cổ phiếu ngành than được nhận xét là cổ phiếu đặc thù, là loại cổ phiếu không mang tính thị trường, bản chất sản xuất và tiêu thụ trong ngành than là việc giao khoán giữa Tập đoàn cùng các công ty con, tức là công ty con chỉ khai thác theo kế hoạch đã ấn định sẵn của Tập đoàn Than -
Khoáng sản Việt Nam (TKV), cho nên số lượng ra sao, giá than thế giới có tăng giảm thế nào thì cũng không có tác động gì đến đến doanh nghiệp.
Đặc điểm của những mã cổ phiếu ngành than tại thị trường Việt Nam
Các doanh nghiệp ngành than sẽ được ký hợp đồng dài hạn, TKV đặt hàng và hạch toán doanh thu vào từng công ty thành viên, họ không có quyền tự quyết, giá cả và số lượng than cũng sẽ cho TKV quyết định hoàn toàn. Vì vậy, diễn biến giá than trên trường quốc tế có ra sao cũng không ảnh hưởng gì nhiều đến giá than trong nước. Bởi vậy nên, cổ phiếu ngành than cũng kém hấp dẫn hơn trong mắt các nhà đầu tư. Thậm chí nhiều người còn cho rằng, cổ phiếu ngành than không cần phải niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Theo đánh giá từ Bộ Công Thương, giá than trong nước thường được điều chỉnh khi chi phí sản xuất có sự tăng đột biến và điều này chỉ diễn ra khoảng 3 - 4 năm một lần.
Chính sách giá than tại Việt Nam sẽ chịu sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước, nên dù giá than trung bình trên thế giới có biến động như thế nào, tăng trưởng mạnh mẽ ra sao thì hầu hết ngành than nói chung và cổ phiếu ngành than nói riêng cũng chưa được hưởng lợi từ những cơn sốt than bất ngờ. Chính cơ chế giá này khiến ngành than không tạo ra lợi nhuận cho các cổ phiếu.
Nhiều chuyên gia nhận xét, cổ phiếu ngành than chỉ mang tính đầu cơ là phần đa, bên cạnh đó, tính thị trường thì thấp, tính thanh khoản không cao (cơ cấu cổ đông cô đặc), rất ít nhà đầu tư hiểu được cách vận hành của ngành than, cho nên, cổ phiếu ngành than không được lòng giới mộ điệu cho lắm.
II. Có nên đầu tư vào cổ phiếu ngành than năm 2023 không?
Có nên đầu tư những mã cổ phiếu than năm 2023 không?
Một số thông tin tích cực về cổ phiếu ngành than trong 6 tháng đầu năm 2023:
Cổ phiếu NBC của CTCP Than Núi Béo - Vinacomin đã tăng 52% tính đến hết tháng 06/2023. Quý I/2023, NBC thu về doanh thu là 836 tỷ đồng, tăng 1% svck năm ngoái và LNST đạt 12 tỷ đồng, tăng 50% svck.
Cổ phiếu TVD của CTCP Than Vàng Danh - Vinacomin đã tăng 88% khi kết thúc hai quý đầu năm 2023. Kết thúc quý I/2023, TVD đạt doanh thu 1,780 tỷ đồng tăng 22% svck năm ngoái và LNST là 31 tỷ đồng, tăng 158% svck.
Cổ phiếu TDN của CTCP Than Đèo Nai - Vinacomin cũng thăng hoa, tăng 54% kể từ đầu năm cho đến tháng 6/2023. Doanh thu của TDN trong quý I/2023 đạt 915 tỷ đồng tăng 3% svck năm ngoái, LNST đạt 11 tỷ đồng tăng 83% svck.
Cổ phiếu HLC của CTCP Than Hà Lầm - Vinacomin cũng tăng 39% tính từ đầu năm 2023 đến tháng 06/2023. Doanh nghiệp HLC báo LNST gần 21 tỷ đồng, tăng 75% svck, mặc dù doanh thu giảm 18% svck.
Nguyên nhân của việc tăng doanh thu và đặc biệt LNST tăng đáng kể là vì giá bán than bình quân đầu năm 2023 tăng 18% so với giá bán than bình quân đầu năm của năm 2022. Một phần nữa là do công tác quản trị, chỉ đạo sản xuất kinh doanh đồng bộ kịp thời từ ban lãnh đạo các doanh nghiệp ngành than, khiến gia tăng sản xuất, gia tăng cả sản lượng tiêu thụ than nhiều hơn svck năm 2022.
Nhiệt than tăng trưởng trở lại sau đại dịch, các nhà máy nhiệt than hoạt động hết công suất để đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh và cung cấp điện cho người dân trong năm 2023 bị ảnh hưởng nhiều bởi điều kiện khí hậu khắc nghiệt, người dân không có đủ điện để sinh hoạt cũng như kinh doanh.
Vì thế mà khối lượng tiêu thụ than cũng rất lớn. Nhu cầu than antraxit cho các nhà máy nhiệt điện tăng từ 40 triệu tấn/năm trong giai đoạn 2017 - 2020 lên khoảng 50 - 55 triệu tấn/năm giai đoạn 2021 - 2030, các nhà máy điện than cũng được xây dựng rất nhiều trong thời gian qua, để người dân không bị thiếu điện sinh hoạt và sản xuất.
Chưa kể các ngành sản xuất kinh doanh cần nguyên liệu than như xi măng, sản xuất vật liệu xây dựng, lọc nước, hoá chất… cũng đều có nhu cầu sử dụng than rất cao. Vì thế chắc chắn, sản lượng than tiêu thụ sẽ còn tăng mạnh trong những năm sắp tới, cho đến khi Chính phủ có thể thay thế nhiệt than bằng những năng lượng tái tạo.
Do vậy, về dài hạn thì cổ phiếu ngành than vẫn rất khả thi.
Tuy nhiên, thực tế thì ngành than cũng đang phải đối mặt với khá nhiều khó khăn, trong đó, trữ lượng than lộ thiên đã không còn nhiều, sản lượng than phụ thuộc khá nhiều vào khai thác hầm lò với chi phí đắt đỏ nhưng hiệu suất thấp, chính vì thế, giá than ngày càng đội giá lên, nhưng cổ phiếu than thì không đem lại nhiều lợi nhuận như thế.
Tìm hiểu thêm: Danh sách mã chứng khoán theo ngành tại Việt Nam
III. Danh sách mã cổ phiếu ngành than tại Việt Nam
Danh sách những mã cổ phiếu than niêm yết trên sàn chứng khoán
Các mã cổ phiếu ngành than tại Việt Nam bao gồm:
Mã chứng khoán - Tên công ty (Sàn niêm yết)
BCB - CTCP 397 (Sàn UpCoM)
CLM - CTCP XNK than - Vinacomin (Sàn HNX)
HLC - CTCP Than Hà Lầm - Vinacomin (Sàn HNX)
MDC - CTCP Than Mông Dương (Sàn HNX)
NBC - CTCP Than Núi Béo - Vinacomin (Sàn HNX)
TC6 - CTCP Than Cọc Sáu - Vinacomin (Sàn HNX)
TDN - CTCP Than Đèo Nai - Vinacomin (Sàn HNX)
THT - CTCP Than Hà Tu - Vinacomin (Sàn HNX)
TMB - CTCP Kinh doanh Than Miền Bắc - Vinacomin (Sàn HNX)
TVD - CTCP Than Vàng Danh - Vinacomin (Sàn HNX)
VDB - CTCP Vận tải và Chế biến Than Đông Bắc
IV. Top 5 mã cổ phiếu than tiềm năng nhất thị trường
1. HLC - CTCP Than Hà Lầm - Vinacomin (Sàn HNX)
Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 25,415,199 cp;
Vốn hoá thị trường: 299.9 tỷ đồng;
Đòn bẩy tài chính: 5.00;
EPS (nghìn đồng): 2.605;
P/E: 4.53.
Than Hà Lầm được cổ phần hoá vào ngày 18/12/2006 và chính thức niêm yết cổ phiếu trên sàn HNX vào ngày 05/-3/2009.
Lĩnh vực hoạt động chính là khai thác, chế biến, tiêu thụ than và nhiều khoáng sản khác, xây dựng các công trình mỏ, các công trình công nghiệp, giao thông, dân dụng khác, đường dây, trạm, kinh doanh dịch vụ khách sạn và du lịch, đồng thời, kinh doanh & XNK máy móc thiết bị vật tư.
2. MDC - CTCP Than Mông Dương (Sàn HNX)
Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 21,418,346 cp;
Vốn hoá thị trường: 246.31 tỷ đồng;
Đòn bẩy tài chính: 2.39;
EPS (nghìn đồng): 5.923;
P/E: 1.94.
Tiền thân của CTCP Than Mông Dương là Mỏ than Mông Dương - Khe Chàm, thành lập vào ngày 01/04/1982 thuộc Liên Hiệp Than Hòn Gai - Bộ Mỏ và Than. Vào ngày 01/01/2008 công ty chuyển hướng sang mô hình CTCP với vốn điều lệ khi ấy là 120.85 tỷ đồng. Tới ngày 23/07/2009 thì chính thức niêm yết cổ phiếu trên sàn HNX.
Hoạt động chính của MDC là sản xuất, chế biến, kinh doanh than cùng các khoáng sản khác, chế tạo sửa chữa và phục hồi thiết bị mỏ, sản phẩm cơ khí và các phương tiện vận tải, vận tải bằng đường biển, đường sắt và đường bộ.
3. NBC - CTCP Than Núi Béo - Vinacomin (Sàn HNX)
Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 36,999,124 cp;
Vốn hoá thị trường: 451.39 tỷ đồng;
Đòn bẩy tài chính: 4.86;
EPS (nghìn đồng): 1.837;
P/E: 6.64
CTCP Than Núi Béo tiền thân là Mỏ than Núi Béo được thành lập vào ngày 07/11/1988, trên cơ sở thoả thuận giữa Việt Nam và Liên bang Nga (Liên bang Xô Viết thời bấy giờ). Từ năm 2005, Than Núi Béo chuyển đổi mô hình kinh doanh sang CTCP và tới ngày 27/12/2006 thì chính thức niêm yết chứng khoán trên sàn HNX.
Hoạt động chính của NBC là khai thác chế biến, kinh doanh than và các khoáng sản, chế tạo gia công và sửa chữa các thiết bị mỏ và các sản phẩm cơ khí, sản phẩm đúc khác.
4. TDN - CTCP Than Đèo Nai - Vinacomin (Sàn HNX)
Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 29,439,097 cp;
Vốn hoá thị trường: 309.11 tỷ đồng;
Đòn bẩy tài chính: 3.15;
EPS (nghìn đồng): 2.257;
P/E: 4.65
CTCP Than Đèo Nai có tiền thân là Mỏ Than Đèo Nai được thành lập từ năm 1060. Chính thức đổi thành CTCP vào ngày 01/01/2007 và niêm yết chứng khoán trên sàn HNX vào ngày 21/11/2008.
Hoạt động kinh doanh chính của TDN là khai thác chế biến kinh doanh than và các khoáng sản khác, xây dựng các công trình mỏ, công nghiệp và dân dụng khác, vận tải bằng đường bộ, đường sắt và đường thuỷ, đồng thời, chế tạo, gia công, sửa chữa các thiết bị mỏ và các sản phẩm cơ khí khác.
5. TVD - CTCP Than Vàng Danh - Vinacomin (Sàn HNX)
Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 44,962,864 cp;
Vốn hoá thị trường: 656.46 tỷ đồng;
Đòn bẩy tài chính: 2.34;
EPS (nghìn đồng): 4.912;
P/E: 2.97.
Than Vàng Danh tiền thân là Mỏ Than Vàng Danh được thành lập vào ngày 06/06/1964, chính thức trở thành công ty cổ phần vào ngày 01/07/2008, và niêm yết tại sàn HNX vào ngày 10/01/2011. Than Vàng Danh hoạt động lâu năm trong lĩnh vực khai thác, chế biến, kinh doanh than và các khoáng sản khác, bốc xúc vận chuyển than và đất đá, chế tạo sửa chữa phục hồi thiết bị Mỏ, xây dựng các công trình Mỏ, công nghiệp, giao thông dân dụng, đầu tư kinh doanh hạ tầng, bất động sản khác.
Nói tóm lại, không phải ai cũng ưa thích cổ phiếu ngành than, loại cổ phiếu này chỉ thích hợp với những nhà đầu tư nhạy bén trong việc nắm bắt các sóng tăng ngắn hạn. Còn việc nắm giữ trong dài hạn thì nhà đầu tư cần phải suy xét kỹ lưỡng hơn về quy hoạch của ngành và các bất ổn từ thị trường than thế giới cũng như các thông tin chính sách có liên quan đến ngành than này. Bạn có thể tìm hiểu những mã cổ phiếu tiềm năng trên thị trường thông qua TOPI AI để đầu tư một cách hiệu quả bạn nhé!