Facebook Topi

19/04/2023

Chứng quyền là gì? Kiến thức cơ bản về chứng quyền mà bạn nên biết

Chứng quyền là gì? Có những loại chứng quyền nào và cách đọc mã ra sao? Tìm hiểu kinh nghiệm đầu tư chứng quyền hiệu quả nhất cho các nhà đầu tư chứng khoán.

icon-fb
icon-x
icon-pinterest
icon-copy

Chứng quyền là một sản phẩm chứng khoán phái sinh. Đầu tư vào chứng quyền đem lại tỷ suất sinh lợi cao nhưng kèm rủi ro cao. Hãy cùng TOPI tìm hiểu về chứng quyền và cách đầu tư chứng quyền sinh lời tốt nhất.

I. Chứng quyền là gì?

Chứng quyền (Covered Warrant - viết tắt là CW) hay còn gọi là bảo chứng phiếu, là một sản phẩm chứng khoán phái sinh, được phát hành song song với việc phát hành trái phiếu/cổ phiếu ưu đãi. Khi nắm giữ chứng khoán được quyền mua/bán, nhà đầu tư được phép giao dịch một số lượng cổ phiếu phổ thông theo mức giá và thời hạn xác định.

Bắt đầu từ năm 2016, Chính phủ Việt Nam đưa chứng quyền vào danh mục đầu tư trong chứng khoán. Đầu tư vào chứng quyền đem lại lợi nhuận khá lớn nhưng không phải ai cũng biết cách chơi.

Chứng quyền không phù hợp cho nhà đầu tư mới, phải là người có kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính mới có thể và nên đầu tư chứng quyền.

Chứng quyền là gì

Tìm hiểu khái niệm chứng quyền trong chứng khoán

Tài sản cơ sở của chứng quyền là chứng khoán cơ sở. Các đặc điểm của chứng quyền bao gồm:

- Chứng quyền cũng được phát hành bởi các công ty phát hành chứng khoán gốc

- Thời hạn hiệu lực thường từ 5 - 10 năm, thậm chí có thể là vĩnh viễn (dài hơn quyền mua cổ phần)

- Giá mua cổ phiếu được ghi trên chứng quyền thường cao hơn giá thị trường của cổ phiếu tại thời điểm phát hành. Thông thường, giá này sẽ cố định nhưng đôi khi có thể tăng lên theo một định kỳ nào đó

- Giá của chứng quyền được quyết định bởi giá trị nội tại của chứng quyền và thời hạn hiệu lực còn lại. ĐIều này có nghĩa là tổng mức chênh lệch giữa giá theo chứng quyền và dự báo giá cổ phiếu trên thị trường vào thời điểm được phép mua hoặc chuyển đổi. Thời gian hiệu lực còn lại của chứng quyền càng dài thì giá càng cao.

- Người nắm giữ chứng quyền có quyền được mua cổ phiếu phổ thông hoặc có thể giao dịch trên thị trường chứng khoán nhưng không có quyền lợi của một cổ đông.

II. Các loại chứng quyền hiện nay

Hiện nay, trên thị trường có 2 loại chứng quyền là chứng quyền mua và chứng quyền bán.

Chứng quyền mua là loại chứng quyền mà theo đó người nắm giữ nó được quyền mua một số lượng chứng khoán cơ sở (cổ phiếu phổ thông) theo đúng mức giá thực hiện hoặc nhận khoản tiền chênh lệch trong trường hợp giá của chứng khoán cơ sở cao hơn giá thực hiện tại thời điểm thực hiện. 

Chứng quyền bán là loại chứng quyền mà người nắm giữ nó được quyền bán một số lượng chứng khoán cơ sở theo một mức giá xác định trước trong một thời hạn nhất định.

Các loại chứng quyền hiện nay

Có 2 loại chứng quyền trên thị trường chứng khoán hiện nay

III. Cách đọc mã chứng quyền

Hiểu và đọc được mã chứng quyền sẽ mang lại nhiều lợi ích cho nhà đầu tư, như xác định “danh tính” của chứng quyền, theo dõi nhiều yếu tố khác có trong mã chứng quyền. 

Một mã chứng quyền bao gồm 8 ký tự theo cấu trúc CUUUYYRR, trong đó:

- C là ký hiệu của lệnh Call/ Put - Hiện tại ở Việt Nam chỉ mới triển khai chứng quyền mua Call.

- UUU (Underlying): Là mã chứng khoán cơ sở của tổ chức phát hành. Ví dụ: HPG là mã cổ phiếu của CTCP Hòa Phát, HAG là cổ phiếu của CTCP tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai.

- YY (Year): Đây là năm phát hành chứng quyền.

- RR (Roand): Đợt phát hành chứng quyền đối với cùng một tài khoản cơ sở.

Ví dụ: Phân tích mã chứng quyền CF PT2102: Chứng quyền mua cổ phiếu của tập đoàn FPT phát hành đợt 2 năm 2021.

Khi đã hiểu rõ toàn bộ ý nghĩa các ký tự trong một mã chứng quyền, nhà đầu tư có thể xác định được đơn vị phát hành loại chứng quyền, tài sản cơ sở, đợt phát hành và năm phát hành cụ thể. 

Việc đọc và hiểu mã chứng quyền cùng giúp nhà đầu tư nắm bắt cơ hội đầu tư bởi hầu hết các loại chứng quyền có thời hạn chỉ từ 3 đến 24 tháng, nếu gần đến ngày đáo hạn chứng quyền thì tránh mua vào.

Theo dõi chứng quyền thông qua mã sẽ giúp tiết kiệm thời gian và công sức vì không cần phải ghi nhớ toàn bộ tên của loại chứng quyền đó rất dễ gây nhầm lẫn. 

Việc theo dõi danh sách các mã chứng quyền giúp bạn xác định chính xác xu hướng biến động của chúng trên thị trường hiện nay và lên kế hoạch đầu tư hợp lý.

Nhà đầu tư cần lưu ý khi đọc mã chứng quyền:

Mỗi chứng quyền có 1 mã riêng, không trùng lặp nhau.

Mặc dù chứng quyền có tính đòn bẩy rất cao nhưng nếu không đưa ra dự đoán chính xác về kỳ vọng tăng trưởng thì nguy cơ thua lỗ cũng rất lớn.

Cách đọc mã chứng quyền

Cần phải dự đoán chính xác về cơ hội tăng trưởng của chứng quyền

Rủi ro thị trường đối với chứng quyền đến từ sự thay đổi lãi suất, giá tài sản cơ sở, thời gian đáo hạn, cổ tức. Hãy theo dõi và phân tích thị trường thường xuyên để lường trước và giảm thiểu rủi ro.

Vòng đời chứng quyền khá ngắn, tối đa 24 tháng, càng gần ngày đáo hạn giá trị chứng quyền gần bằng không. Khi nắm giữ mã chứng quyền đến ngày đáo hạn, nhà đầu tư sẽ được thanh toán khoản lãi bằng tiền mặt trực tiếp, không có hình thức khác.

Cần tham khảo tỷ lệ chuyển đổi, độ biến động giá kỳ vọng về giá của chứng quyền để xác định khả năng lãi/ lỗ.

Nhà đầu tư có thể tra cứu thông tin chứng quyền tại trang web của Sở giao dịch chứng khoán, vào mục tin tổng hợp và danh sách các tổ chức hoạt động niêm yết, sau đó nhập mã chứng quyền vào ô tra cứu. Thông tin liên quan đến loại chứng quyền tại đây bao gồm: Loại chứng quyền, tên, khối lượng đăng ký, chứng khoán cơ sở, tên của tổ chức phát hành, ngày đáo hạn…

IV. Các trạng thái của chứng quyền

Chứng quyền có 3 trạng thái là: Lãi, lỗ và hòa vốn, cụ thể như sau:

- Trạng thái ITM - Có lãi: Đây là chứng quyền mua có giá thực hiện thấp hơn giá của chứng khoán cơ sở

- Trạng thái OTM - Lỗ: Là chứng quyền mua có giá thực hiện cao hơn giá chứng khoán cơ sở

- Trạng thái ATM - Hòa vốn: Là chứng quyền mua có giá thực hiện bằng giá của chứng khoán cơ sở.

Về trang thái phát hành, có 2 loại: 

- Chứng quyền đang lưu hành là chứng quyền do nhà đầu tư đang nắm giữ và chưa tới ngày đáo hạn.

- Chứng quyền chưa lưu hành là chứng quyền đã được phát hành nhưng chỉ mới lưu ký trên tài khoản của tổ chức phát hành, nhà đầu tư chưa mua được trên thị trường.

V. Các thuật ngữ về chứng quyền mà bạn nên biết

Giá chứng quyền: Hay còn gọi là giá giao dịch chứng quyền - Đây là giá đóng cửa trong ngày của chứng quyền

Giá thực hiện (Strike Price): Là mức giá mà bên nắm giữ chứng quyền có thể mua/bán chứng khoán cơ sở trong chu kỳ đáo hạn (đối với chứng quyền kiểu Mỹ) hoặc vào ngày đáo hạn (đối với chứng quyền kiểu  u). Mức giá này được xác định sẵn khi bảo chứng phiếu được phát hành.

Giá thanh toán (Settlement Price): Là bình quân giá đóng cửa trong 5 ngày giao dịch gần nhất (không tính ngày đáo hạn)

Các thuận ngữ liên quan tới chứng quyền

Các thuật ngữ liên quan đến chứng quyền nhà đầu tư cần biết

Tỷ lệ chuyển đổi (Exercise Ratio): Được tính bằng số lượng chứng quyền cần nắm giữ để có quyền chuyển đổi thành một cổ phiếu. Tỷ lệ chuyển đổi và giá chứng quyền tỷ lệ nghịch với nhau, tức là tỷ lệ chuyển đổi thấp thì giá chứng quyền sẽ cao.

Thời gian chứng quyền (Maturity) hay còn gọi là thời hạn chứng quyền: Là thời gian chứng quyền được lưu hành, tối thiểu là 3 tháng và tối đa là 2 năm

Ngày giao dịch cuối cùng (Last trading day): Là ngày giao dịch trước 2 ngày làm việc so với ngày đáo hạn. Nếu chứng quyền bị hủy niêm yết do chứng khoán cơ sở bị hủy niêm yết thì last trading day trùng với ngày giao dịch cuối cùng của chứng khoán cơ sở.

Ngày đáo hạn (Expiry day): Được ấn định ngay từ khi phát hành. Đây là ngày chứng quyền không còn khả năng thực hiện quyền.

Ngày thanh toán (Settlement date): Là ngày nhà đầu tư nhận được tiền thanh toán từ tổ chức phát hành nếu chứng quyền có lãi

VI. Có nên mua chứng quyền không?

1. Tiềm năng khi đầu tư chứng quyển

Đầu tư vào chứng quyền luôn được đánh giá là có lợi nhuận cao. Đây là kênh khá tiềm năng thế nhưng không dành cho tất cả mọi nhà đầu tư, nhà là nhà đầu tư mới (F0) lại càng không nên mạo hiểm.

Để biết có nên đầu tư chứng quyền không, bạn cần nắm được các lợi ích và rủi ro của hình thức đầu tư này trước khi đưa ra quyết định.

Lợi ích khi đầu tư chứng quyền có thể kể đến như: 

- Vốn đầu tư và chi phí giao dịch khá thấp

- Lợi nhuận có thể không hạn chế theo cung cầu thị trường và có thể lường trước khoản lỗ tối đa bằng chi phí mua ban đầu.

- Lợi ích từ tác động đòn bẩy: Chỉ một thay đổi nhỏ về giá của tài sản cơ sở cũng có thể dẫn đến thay đổi lớn giá chứng quyền.

- Việc giao dịch và thanh toán chứng quyền dễ dàng, có thể giao dịch trên sàn chứng khoán như cổ phiếu thường.

- Là công cụ phòng ngừa rủi ro đầu tư chứng khoán: Nếu thị trường biến động bất lợi ảnh hưởng xấu đến danh mục đầu tư thì chứng quyền là công cụ phòng ngừa rủi ro hữu ích với mức lỗ được xác định trước.

- Nhà đầu tư nước ngoài có thể tiếp cần và mua chứng quyền, kiếm lợi nhuận từ các công ty đang tăng trưởng tốt, không bị giới hạn về số lượng cổ phiếu cơ sở cần mua.

Có nên đầu tư chứng quyền năm 2023 không?

Lợi ích khi đầu tư vào chứng quyền

2. Rủi ro đầu tư chứng quyền

Rủi ro đến từ giao dịch của tổ chức phát hành: Chứng quyền luôn có thể bị hủy, bán lại hoặc bị chính tổ chức phát hành mua lại, điều này làm ảnh hưởng đến giá chứng quyền.

Rủi ro thanh toán: Mặc dù tổ chức phát hành luôn phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về khả năng thanh toán, nhưng không phải lúc nào công ty phát hành cũng có khả năng thanh toán cho nhà đầu tư.

Rủi ro chứng quyền bị hủy niêm yết trước ngày đáo hạn: Nếu tổ chức phát hành tạm ngừng hoạt động hoặc bị đình chỉ, sáp nhập, giải thể… thì chứng quyền sẽ bị hủy niêm yết.

Rủi ro giá: Giá chứng quyền phụ thuộc vào: Giá chứng khoán cơ sở, thời gian còn lại của chứng quyền, lãi suất thị trường, cổ tức của chứng khoán cơ sở. Nếu giá chứng khoán cơ sở thay đổi thì tổ chức phát hành có quyền điều chỉnh các điều khoản, điều kiện của chứng quyền.

Rủi ro từ tính đòn bẩy: Tỷ lệ thay đổi giá của chứng khoán cơ sở có thể nhỏ hơn tỷ lệ thay đổi giá của bảo chứng phiếu trên thị trường nên tỷ lệ lời hoặc lỗ đều cao hơn so với đầu tư vào chứng khoán cơ sở.

Rủi ro thanh khoản: Thanh khoản của Covered Warrant phụ thuộc vào cung cầu thị trường và hiệu quả hoạt động của tổ chức tạo lập thị trường. Mặc dù tổ chức phát hành cam kết sẽ thực hiện việc tạo lập thị trường và cung cấp thanh khoản cho thị trường nhưng không phải lúc nào cũng có thể giữ cho thị trường sôi động.

Rủi ro đầu tư chứng quyền

Lường trước những rủi ro khi đầu tư chứng quyền

Rủi ro từ việc thực hiện sự tự chủ của tổ chức phát hành: Nếu tổ chức phát hành thay đổi cấu trúc doanh nghiệp, bị phá sản, mua lại… liên quan tới quyền lợi của người mua chứng quyền, tổ chức phát hành có quyền lựa chọn các hoạt động liên quan tới chứng quyền phù hợp với điều kiện trong khi người sở hữu Covered  Warrant không có quyền buộc tổ chức phải thực hiện quyền của chứng quyền. 

Rủi ro do mâu thuẫn quyền lợi: Nếu tổ chức phát hành tham gia vào nhiều hoạt động có khả năng gây ra mâu thuẫn quyền lợi với người sở hữu chứng quyền thì họ không bắt buộc phải công bố thông tin liên quan tới các hoạt động này cho người nắm giữ. Việc phát hành và niêm yết các chứng quyền khác có khả năng ảnh hưởng đến giá chứng quyền. 

Rủi ro bảo mật thông tin: Tổ chức phát hành cố gắng hết mức có thể để đảm bảo an toàn cho các nhà đầu tư. nhưng không thể cam kết bảo mật hoàn toàn tuyệt đối bởi dù sao hệ thống nào cũng có những lỗ hổng bảo mật.

Chứng quyền có tính chất phức tạp, nó không phù hợp với các nhà đầu tư mới. Chỉ khi có kiến thức vững chãi và kinh nghiệm dày dặn về cổ phiếu, chứng khoán thì mới nên tham gia mua/bán chứng quyền.

3. Kinh nghiệm hữu ích khi mua chứng quyền

rủi ro khi đầu tư chứng quyền

Học hỏi cách đầu tư chứng quyền an toàn

Hầu hết các chuyên gia đầu tư tài chính đều cho rằng, chứng quyền là sản phẩm mang nặng tính đầu cơ, nên tránh mua khi chứng quyền sắp đáo hạn. Một số chứng quyền sắp đáo hạn và đang ở trạng thái lỗ thì giá có thể về 0.

Vì vậy chỉ nên mua chứng quyền còn thời hạn dài và có thể xác định được xu hướng thị trường, mặc dù có giá khá cao nhưng độ an toàn cao.

Cần xác định rõ mục đích mua chứng quyền là gì: Để sinh lời hay phòng ngừa rủi ro chứng khoán.

Cách xác định lãi/lỗ của chứng quyền như sau:

- Chứng quyền có lãi: Giá lúc đáo hạn cao hơn giá thực hiện cộng phí mua chứng quyền.

- Chứng quyền lỗ: Khi giá đáo hạn nhỏ hơn giá thực hiện cộng phí mua ban đầu.

- Chứng quyền hòa vốn: Hai mức giá trên bằng nhau.

Hơn hết, nhà đầu tư nên nắm vững toàn bộ kiến thức về chứng quyền, rủi ro về giá, thời gian đáo hạn… đồng thời phải theo dõi biến động thị trường chứng khoán cơ sở liên tục để điều chỉnh giao dịch. Hãy theo dõi thêm những bài viết khác của TOPI để cập nhật thêm các phương pháp đầu tư an toàn, hiệu quả nhé.

https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/yb1eTdsQWerFdzUQPOGqlSs1cz5mJ8M7eu95jxJz.jpg?w=500&h=386&v=2022https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/OR1Ol8SM6qbwCOqQ7r0rUqOMd1okayi8MIFWxOEF.jpg?w=500&h=386&v=2022

Bài viết liên quan

logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Tầng 11, Tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Quét mã QR để tải ứng dụng TOPI