Facebook Topi

27/10/2022

Câu hỏi của tuổi 20?

Việc tìm hiểu sớm về đầu tư tài chính có lợi thế rất lớn cho bản thân, nó mang lại nguồn kiến thức rộng cũng như giúp bản thân tự chủ tài chính sớm hơn

icon-fb
icon-x
icon-pinterest
icon-copy

Dẫu biết rằng dòng thời gian chỉ có một chiều, nhưng nếu có thể quay ngược lại. Có hai điều mình ước rằng mình sẽ phải nói bản thân thực hiện ở cái tuổi 18-20.

1. Đặt câu hỏi sớm hơn. Khi vừa tốt nghiệp cấp 3 là tốt nhất

Cụ thể:

- Mình là ai? Tại sao mình lại được sinh ra ở Việt Nam với gia đình hiện tại?. May mắn được đi học và đầy đủ chân tay… Câu hỏi này xuất phát từ khi mình đi phát quà tình nguyện tết cho mấy em dân tộc thiểu số ở Quảng Bình – Quảng Trị - Huế do tổ chức từ thiện của Đài Loan tổ chức, có những em nhỏ cấp 1-2 rất xinh nhưng trời lạnh chỉ có một cái áo rất mỏng, nhiều em nghèo quá lại bị khâu vá nhiều đường. Nhìn những khuôn mặt xinh xắn với đôi mắt rất trong và hồn nhiên làm mình có một cảm giác chạnh lòng và thắc mắc câu hỏi trên.

- Một cuộc sống bình thường: Đi học – đi làm – lấy vợ sinh con – nuôi dạy con. Cứ lặp lại vậy thì có phải là cuộc sống mà mình mong ước? Câu trả lời là Không. Vì mình sinh ra và lớn lên ở Huế. Mình yêu Huế nhưng cũng ghét Huế, vì cái môi trường chậm chạp, ngày 3 buổi cà phê chém gió, xin việc thì nhọc nhằng & quen biết mới có chân vào được. Có thể mình hơi khác số đông nên môi trường năng động có thể hợp với mình hơn là ở Huế.

- Mình thực sự muốn làm gì? Để phát triển trong ngành đó thì cần học những gì? Những người nào giúp mình xin lời khuyên để đưa ra lựa chọn đúng đắn?.

- Mình có phải tuýp người làm việc để chờ sếp tăng lương thăng chức hay không?. Nếu có thì sao mà không thì sao?.

- Cứ làm việc mãi đến năm 40, 50 tuổi mà mình bị đuổi việc thì lúc đó bản thân có đủ năng lực cạnh tranh với lớp trẻ hay không? (vì lúc đó cũng mệt mỏi do tuổi tác, vướng bận gia đình, trong khi lớp trẻ thì hăng hái và chưa vướng bận gì). Mình cần làm gì để chuẩn bị cho tương lai, về phát triển bản thân để tạo lợi thế cạnh tranh và một kế hoạch dự phòng cho gia đình và về hưu sau này (càng nhiều câu hỏi để biết mình thật sự mong muốn gì, thế mạnh & điểm yếu, sở thích của bản thân là gì thì càng tốt cho việc lập kế hoạch).

Câu hỏi của tuổi 20?

2. Liều lĩnh hơn, “All in” sớm hơn và đưa ra quyết định dựa vào hỏi những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực mình quan tâm hơn là gặp ai cũng hỏi

- Thời mình và các anh chị đi trước lúc thi Đại học thì khó với nhiều thủ tục hơn bây giờ. Bây giờ thì các bạn có thể nộp đơn thoải mái, trường công hay trường tư, nhiều lựa chọn. Ở thời mình và các anh chị đi trước, thì phải vượt qua kì thi cấp 3 rồi tới kì thi Đại học. Mỗi sinh viên chỉ được chọn 1 khối chính và phụ. Ví dụ kinh tế thì khối A và khối phụ là B như sinh học chẳng hạn. Nếu rớt Đại học ngành mình thích thì chờ 1 năm, ở nhà tự ôn xong năm sau thi lại. Nên mới có nhiều trường hợp nộp 2 khối Đại học, rồi bổ sung thêm cao đẳng và trung cấp cho an toàn. Đại học tư nhân mới manh nha và chưa được đánh giá cao.

- Mình rớt ngành Tài Chính ở Đại học mình mong muốn do thiếu 0.5 điểm nhưng đậu khối B, và Quản trị kinh doanh ở cao đẳng. Giữa phân vân quan niệm học Đại học ngành không thích lắm và Cao đẳng. Áp lực giữa gia đình và định chế xã hội lúc đó. Mình lựa chọn an toàn hơn là học Đại học khối B rồi sau đó học MBA sau này. Nếu quay ngược thời gian, có thể mình sẽ chọn Cao đẳng liên quan tới Tài chính kinh doanh.

Quá khứ đã qua thì không thể quay trở lại. Dù mình chọn kế hoạch B nhưng với sự cố gắng do có kế hoạch ban đầu, trong 1.5 năm từ vị trí thấp nhất mình đã lên vị trí Trợ lý trưởng phòng sản xuất rồi Trợ lý giám đốc sản xuất của công ty Top 2 trong ngành thực phẩm Việt Nam. Sau đó có một Offer từ Vinasoy. Đặc biệt mình gặp được những người mà mình xem như anh trai (thực ra sếp mình hết) đã dạy mình nhiều điều, không chỉ chuyên môn mà còn cách sống đẹp và đối nhân xử thế hài hoà. Thôi cũng là duyên phận.

Và rồi cơ hội lần 2 của cuộc đời cũng xuất hiện, lần này mình đã không bỏ lỡ. Có thể cái giá đắt và rủi ro không thành công sau này, nhưng ít ra lần này mình chấp nhận theo đuổi cái mình mong muốn. Dù thành công hay thất bại thì ít ra sau này khi nhìn lại mình cũng dám làm cái mình đam mê và mỉm cười.

Mình tin rằng cơ hội thì luôn dành cho mọi người, có thể nó tới sớm hoặc hơi chậm chút xíu. Nhưng cách nhìn ra cơ hội và nắm bắt mới quan trọng, để biết được cơ hội đang hiện hữu thì mình nghĩ các bạn cần phải có Sự Chuẩn Bị trước (về kiến thức, kĩ năng, sự tìm tòi). Cơ hội hiện hữu khắp nơi, có thể từ thầy cô, bạn bè hoặc một người lạ vô tình chỉ gặp 1 lần. Hãy tạo ra MAY MẮN cho bản thân bằng SỰ CHUẨN BỊ + NẮM BẮT CƠ HỘI + HÀNH ĐỘNG nhé.

Chúc mọi người Giáng Sinh an lành và hạnh phúc bên những người thân yêu.

Tác giả: Brian Tong

https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/yb1eTdsQWerFdzUQPOGqlSs1cz5mJ8M7eu95jxJz.jpg?w=500&h=386&v=2022https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/kG9deWAklUXwRSYbJCnYK7gNSaiHRVZyo27iWymU.jpg?w=500&h=386&v=2022

Bài viết liên quan

logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Tầng 11, Tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Quét mã QR để tải ứng dụng TOPI