Facebook Topi

15/09/2022

Cách giải tỏa áp lực tài chính cá nhân hiệu quả

Áp lực tài chính thực sự là một “gông cùm” đè nặng lên bạn, vừa hư hao của cải, tiền bạc và sức lực. Làm thế nào mới giải tỏa được áp lực tài chính cá nhân?

icon-fb
icon-x
icon-pinterest
icon-copy

Áp lực tài chính có thể khiến bạn gặp trục trặc trong các mối quan hệ do căng thẳng gia tăng, mất ăn mất ngủ, hư hao của cải tài sản và cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. 

1. Tác hại áp lực tài chính

Nếu đang chịu áp lực tài chính thì có thể bạn sẽ gặp phải những vấn đề sau đây:

Tác hại áp lực tài chính

Áp lực về tài chính luôn là nổi lo của nhiều người

Thứ nhất, trục trặc trong các mối quan hệ: có thể tranh cãi với gia đình, người yêu, những vấn đề dù nhỏ nhặt vụn vặt không liên quan tới tiền bạc cũng khiến bạn hằn học khó chịu.

Thứ hai, căng thẳng trong ăn ngủ: một số người có xu hướng ăn nhiều hơn hoặc ăn ít đi, trong khi số khác trằn trọc khó ngủ hay bất ngờ tỉnh giấc giữa đêm và khó vào lại giấc ngủ.

Thứ ba, một số biểu hiện khác về mặt thể chất như hư hao sức khỏe, bị mệt mỏi nhiều, nhịp tim tăng, luôn có cảm giác bồn chồn lo lắng. Rất nhiều người không điều trị ngay còn dẫn tới trầm cảm vì suy nghĩ quá nhiều đồng thời họ cảm thấy bị cô lập với thế giới, không ai hiểu được.

Thứ tư, giải tỏa bằng cách chi tiêu bất hợp lý: mua sắm là cách nhiều người hay chọn để giải tỏa các căng thẳng và áp lực, càng căng thẳng thì chi càng nhiều tiền hơn.

2. Nguyên nhân dẫn tới áp lực tài chính cá nhân

Chi tiêu quá đà, nợ nần chồng chất, không có kế hoạch tài chính cụ thể để kiểm soát thu nhập, cũng không có khoản thu nhập dự phòng là 4 nguyên nhân chính gây ra áp lực tài chính cá nhân.

Đầu tiên, khi chi tiêu vượt quá mức thu nhập thì có nghĩa là bạn đang thu nhập quá đà, lúc này có khi các nhu cầu thiết yếu lại không đủ, bắt buộc bạn phải đi vay để bù đắp vào số đó, dẫn tới việc nợ nần chồng chất. 

Trong những tình huống bất ngờ, không có thu nhập dự phòng cũng không có khoản tiết kiệm tích trữ thì số nợ sẽ tiếp tục tăng lên. Vì không có kế hoạch tài chính cụ thể nên tình trạng này sẽ mãi tiếp diễn và lúc nào bạn cũng “chết chìm” trong đống nợ bạn đã tạo ra. Áp lực tài chính do đó càng ngày càng tăng, không thể thuyên giảm.

Nguyên nhân dẫn tới áp lực tài chính cá nhân

Những nguyên nhân khiến bạn bị áp lực tài chính nặng nề

3. Những cách giúp bạn thoát khỏi áp lực tài chính

Tập trung vào những mục tiêu ngắn hạn

Để dòng tiền thực sự ổn định lâu dài thì bạn cần bắt đầu thực hiện các mục tiêu ngắn hạn trước. Như đã nói ở trên, nguyên nhân chính khiến áp lực tài chính gia tăng là từ dòng tiền ra vào, số tiền cho tiết kiệm và nợ tín dụng, vậy nên, bạn cần tập trung vào chúng trước.

Nếu về dòng tiền ra vào, bạn nên xem xét lại việc có thể tăng thu nhập được không, từ việc làm thêm, đầu tư, chọn một công việc làm thêm sao cho thích hợp nhất với điều kiện và khả năng của bản thân.

Với nợ tín dụng, cần chú ý thanh toán đúng hạn và luôn ý thức được mình đang có món nợ, hãy cố cắt giảm chi phí hàng ngày không cần thiết, chỉ nên mua thứ cần chứ không nên mua thứ thích.

Tập trung vào những mục tiêu ngắn hạn

Nên tập trung vào những mục tiêu trong ngắn hạn để giảm bớt áp lực

Phải phân biệt rõ tài sản và tiêu sản

Rất nhiều người hiểu nhầm về hai khái niệm tài sản và tiêu sản.

Tài sản là những gì bạn bỏ tiền túi ra để sở hữu chúng sau đó chúng sẽ mang lại tiền về cho bạn, nghĩa là chúng mang lại một nguồn lời khi đã trừ đi số vốn đã bỏ ra.

Còn tiêu sản là tiền bạn bỏ ra để sở hữu chúng nhưng trong tương lai bạn vẫn phải tiếp tục bỏ tiền để duy trì, nuôi dưỡng chúng.

Lấy ví dụ dễ hiểu:

Mua cổ phiếu sinh lời thì đó là một tài sản. Mua nhà sau đó cho thuê hoặc bán, theo thời gian, lãi hơn số vốn ban đầu thì đó là một tài sản.

Còn nếu bạn bỏ tiền mua một chiếc xe quá đắt tiền nhưng chi phí bạn phải chi trả hàng tháng quá nhiều như tiền xăng tiền bảo dưỡng, tiền phạt… thì đó là tiêu sản. Thay vì vậy chỉ cần mua một chiếc xe đủ dùng là ổn.

Bất kể người giàu hay người nghèo thì đều cần phải tiêu sản bởi vì nó phục vụ cho những nhu cầu bức thiết của cuộc sống ví như ăn ngủ, nghỉ, mặc… 

Những người giàu luôn muốn sở hữu càng nhiều tài sản càng tốt, chúng trở thành các công cụ phục vụ mục đích kiếm tiền và rồi số tiền kiếm được ấy sẽ chi cho những tiêu sản xa xỉ. Những người trung lưu thường lựa chọn ở nhà đẹp, đi xe xịn một chút, vì họ cho rằng đó là tài sản nhưng thực tế đó lại chính là tiêu sản. Còn giới vô sản, những người nghèo chỉ có thể dùng thu nhập trang trải chi phí chứ không thể có đủ khả năng tích trữ tài sản hay chi cho tiêu sản.

Rà soát lại các khoản chi tiêu của bản thân

Hãy ghi chép lại toàn bộ các khoản chi tiêu hàng ngày của mình để hiểu rõ thói quen sinh hoạt của bản thân trong vòng 1 tháng trước, sau đó hay phân loại chúng theo các hạng mục (ví dụ: tiền nhà, tiền điện nước, chi phí đi lại, nhu yếu phẩm, tiền ăn, mua sắm, tiết kiệm). Rồi thiết lập một kế hoạch chi tiêu sao cho thật hợp lý.

Rà soát lại các khoản chi tiêu của bản thân

Kiểm soát tốt các khoản chi tiêu cá nhân cho hợp lý

Kế hoạch chi tiêu sẽ giúp bạn kiểm soát được dòng tiền của chính mình, để bạn phân biệt được đâu là khoản cần, khoản nào có thể cắt giảm được thì cắt giảm. Đồng thời cũng chuẩn bị được một số tiền tiết kiệm dự phòng cho các sự cố bất ngờ (khoản này phải ít nhất đủ tiền cho 3 tháng chi tiêu thiết yếu).

Quan tâm tới khoản tiết kiệm

Tiền tiết kiệm rốt cuộc quan trọng thế nào trong cuộc sống? 

Thứ nhất, nó là quỹ phòng tránh sự cố, khi bất ngờ ập tới, nó sẽ giúp bạn có thời gian để kịp xoay sở, không phải phụ thuộc vào người thân. 

Thứ hai, có khoản tiết kiệm thì bạn sẽ tránh được nhiều khoản nợ, khi đủ tiền chi tiêu chắc chắn bạn không phải vay mượn thêm. 

Thứ ba, bạn cũng đỡ căng thẳng, chịu áp lực về tài chính. Nhiều người lựa chọn tiết kiệm để nghỉ hưu, một số thì dành cho tiêu sản các thú vui giải trí, số khác thì dùng để cải thiện đời sống ví dụ như mua nhà mua xe.

Tuy nhiên cũng đừng quá đẩy mình vào áp lực phải tiết kiệm mà không dám tiêu xài gì cho bản thân.

Quan tâm tới khoản tiết kiệm

Tiết kiệm từ sớm sẽ giúp bạn giảm bớt áp lực

Tìm hiểu thêm:  Gửi tiền tiết kiệm là gì? 5 lưu ý quan trọng khi gửi tiết kiệm lần đầu

Học đầu tư

Muốn đầu tư được thì trước hết phải học, kể cả đầu tư được một thời gian rồi thì vẫn nên học hỏi không ngừng vì vạn vật luôn thay đổi. Nên chọn loại hình và mức độ đầu tư hợp với lứa tuổi của bạn (trẻ chọn mạo hiểm nhiều hơn, càng già thì càng nên cân nhắc các khoản rủi ro thấp hơn). 

Sau đó, có thể học tại các nơi đào tạo chính quy, mua sách hoặc học từ những chuyên gia đầu ngành, phải có kiến thức thì mới có tư duy đầu tư. Đừng quá tự tin với những kiến thức mà bạn học được trên mạng, không phải điều gì cũng đáng tin.

Cần phải tự trải nghiệm, tự thực hành trên thương trường mới có thể rút ra bài học được. Người chiến thắng cuối cùng là người có bản lĩnh ổn định nhất.

Giữ cho tâm trạng vui vẻ, tập trung vào bản thân

Bạn nên dành thời gian để nghỉ ngơi, khi cơ thể được xả hơi và ngủ đủ giấc thì những cảm xúc tiêu cực sẽ dần biến mất.

Bạn cũng có thể đi tập các bộ môn thể dục thể thao vừa tăng cường sức khỏe, loại bỏ các triệu chứng đau mỏi lại vừa đẩy bạn tập trung ra một thứ khác, khi hormone endorphin sinh ra thì các hormone gây stress sẽ giảm đi đáng kể. 

Ăn những món mà mình thực sự muốn ăn, cần cung cấp đủ vitamin cũng như khoáng chất để cải thiện hoạt động các tế bào thần kinh và nội tiết tố bên trong cơ thể. Hoặc đơn giản có thể đi spa mát-xa cơ thể, thưởng thức trà thảo mộc, xông hơi cũng là những biện pháp khá hiệu quả để bạn có thể đánh tan mệt mỏi, căng thẳng. 

Nếu như bạn thấy bản thân không ổn, làm gì cũng không thể thoát ra được thì nên gặp bác sĩ để tư vấn ngay, tránh để bệnh càng ngày càng nặng sẽ khó chữa.

Để thoát khỏi áp lực tài chính và hướng đến một cuộc sống không phải lo nghĩ về tiền bạc thì bạn có thể áp dụng những cách đã nêu trên. Chỉ khi tăng tài sản, giảm tiêu sản, nợ trả hết hoặc nợ bằng 0 thì các gánh nặng về tiền bạc mới không tìm đến bạn.

https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/yb1eTdsQWerFdzUQPOGqlSs1cz5mJ8M7eu95jxJz.jpg?w=500&h=386&v=2022https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/OR1Ol8SM6qbwCOqQ7r0rUqOMd1okayi8MIFWxOEF.jpg?w=500&h=386&v=2022

Bài viết liên quan

logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Tầng 11, Tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Quét mã QR để tải ứng dụng TOPI