Facebook Topi

31/10/2024

Bảng cân đối kế toán là gì? Cách kiểm tra bảng cân đối kế toán đơn giản

Bảng cân đối kế toán là gì, kết cấu nội dung như thế nào? Hướng dẫn cách đọc hiểu và phân tích bảng cân đối kế toán để hiểu rõ tình hình doanh nghiệp.

icon-fb
icon-x
icon-pinterest
icon-copy

Bảng cân đối kế toán thể hiện các chỉ tiêu phản ánh tình hình tài sản và nguồn hình thành tài sản của một doanh nghiệp tại một thời điểm cụ thể. Đối với các nhà đầu tư, biết đọc hiểu bảng cân đối kế toán sẽ giúp đánh giá tình hình cụ thể của doanh nghiệp.

1. Bảng cân đối kế toán là gì?

Bảng cân đối kế toán là Báo cáo tổng hợp, phản ánh toàn bộ giá trị tài sản, cơ cấu tài sản, nguồn vốn và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. 

Bảng cân đối kế toán là một trong những báo cáo quan trọng trong bộ báo cáo tài chính mà doanh nghiệp phải lập định kỳ ít nhất mỗi năm 1 lần và nộp báo cáo đã kiểm toán cho các cơ quan Nhà nước như Cục thuế, sở kế hoạch đầu tư…

Bảng cân đối kế toán là gì?

Cần lập bảng cân đối kế toán định kỳ ít nhất 1 lần/năm

Tác dụng của bảng cân đối kế toán đối với nhà đầu tư, nhà quản lý:

- Cung cấp số liệu để phân tích tình hình tài chính của một doanh nghiệp.

- Cho biết cơ cấu tài  sản và nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp đến thời điểm lập báo cáo.

- Dựa vào bảng cân đối kế toán để đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp và một số chỉ tiêu kinh tế tài chính của doanh nghiệp.

- Số liệu trên bảng cân đối kế toán cho thấy việc chấp hành các chế độ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp.

2. Kết cấu và nội dung của bảng cân đối kế toán

Trong bảng cân đối kế toán, các chỉ tiêu được phân loại, sắp xếp thành từng mục, từng chỉ tiêu cụ thể theo hướng dẫn của Bộ Tài chính và phù hợp với yêu cầu của công tác quản lý. Bảng có kết cấu theo chiều dọc hoặc chiều ngang, gồm hai phần là “Tài sản” và “Nguồn vốn”.

Mỗi phần của bảng cân đối kế toán đầy đủ được chia thành 5 cột bao gồm: Cột tài sản (hoặc nguồn vốn), Mã số, Thuyết Minh, Số đầu năm, Số cuối năm. Các chỉ tiêu trên bảng được mã hóa, phân loại và sắp xếp thành từng loại, mục cụ thể để thuận tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu.

Phần tài sản (bao gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn): Phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp (đến thời điểm báo cáo) tồn tại dưới dạng các hình thái và trong tất cả các giai đoạn. Các chỉ tiêu được sắp xếp theo nội dung kinh tế của các loại tài sản của doanh nghiệp trong quá trình tái sản xuất.

Phần nguồn vốn (bao gồm nợ phải trả, vốn chủ sở hữu): Phản ánh nguồn hình thành các loại tài sản đến cuối kỳ hạch toán. Các chỉ tiêu được sắp xếp theo từng nguồn hình thành tài sản. Tỷ lệ và kết cấu của từng nguồn vốn trong tổng vốn hiện có phản ánh tính chất hoạt động và thực trạng tài chính của doanh nghiệp.

Kết cấu và nội dung của bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán phải lập theo nguyên tắc chung của Bộ Tài chính

3. Cách kiểm tra bảng cân đối kế toán đơn giản, dễ hiểu

Muốn biết bảng cân đối kế toán nói lên điều gì, nhà đầu tư cần nắm rõ các cách đọc, kiểm tra và phương pháp phân tích mới hiểu được ý nghĩa đằng sau những số liệu trong bảng này. 

Khi kiểm tra bảng cân đối kế toán, nhà đầu tư có thể đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu trên bảng, từ đó thấy được sức khỏe tài chính của doanh nghiệp.

Phân tích biến động và cơ cấu tài sản: So sánh biến động giá trị tài sản cuối kỳ so với đầu kỳ, biến động một giá trị tài sản trên tổng giá trị tài sản, phân tích tỷ trọng từng loại tài sản trên tổng tài sản và xu hướng biến động của chúng để biết mức độ phân bổ tài sản của doanh nghiệp hợp lý hay chưa hợp lý.

Phân tích biến động và cơ cấu nguồn vốn: So sánh từng nguồn vốn và tổng nguồn vốn đầu kỳ biến động so với cuối kỳ, xem xét tỷ trọng và biến động của từng loại nguồn vốn trên tổng nguồn vốn, từ đó thấy được cơ cấu nguồn vốn, mức độ an toàn và mức độ độc lập tài chính của doanh nghiệp.

Phân tích tình hình thanh toán: Cho thấy tình hình công nợ, quan hệ chiếm dụng vốn và khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

Phân tích khả năng sinh lời: Để thấy năng suất và hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Cách kiểm tra bảng cân đối kế toán đơn giản, dễ hiểu

Kiểm tra bảng cân đối kế toán sẽ nắm được sức khỏe tài chính của doanh nghiệp

4. Phân tích bảng cân đối kế toán nhanh chóng

Việc phân tích bảng cân đối kế toán rất quan trọng đối với nhà quản lý và nhà đầu tư bởi dựa vào đây có thể nắm bắt được mối quan hệ của các chỉ tiêu tài chính, dùng số liệu để đánh giá khả năng, tiềm lực của doanh nghiệp, từ đó có được thông tin giúp đưa ra các quyết định tài chính và quyết định quản lý phù hợp.

Bên cạnh đó, khi phân tích bảng cân đối kế toán, nhà quản lý và nhà đầu tư có thể thấy được doanh nghiệp đã sử dụng nguồn vốn có hiệu quả chưa. Trong phương pháp này có so sánh, cân đối hoặc xét tỷ lệ:

Phương pháp so sánh tức là so sánh ít nhất 2 chỉ tiêu với nhau. Để so sánh thì các chỉ tiêu phải thống nhất về thời gian, đơn vị, phương pháp đo lường, tính toán và nội dung kinh tế.

Ví dụ: So sánh doanh thu quý I của năm X với doanh thu quý I của năm Y trong cùng công ty A, so sánh lãi gộp của năm này với lãi gộp của năm khác.

Nếu so sánh tuyệt đối thì lấy giá trị tuyệt đối để so sánh, thể hiện biến động về quy mô và khối lượng của chỉ tiêu cần so sánh.

Để so sánh tương đối, sẽ dùng phép chia trị số cột cuối năm so với cột đầu năm hoặc số cuối năm nay và số cuối năm trước để so. Kết quả so sánh được một con số tương đối thể hiện mối quan hệ, tốc độ phát triển của chỉ tiêu cần so sánh.

Ví dụ: Doanh thu 6 tháng đầu năm X gấp 2,5 lần doanh thu 6 tháng đầu năm Y

Phân tích bảng cân đối kế toán nhanh chóng

So sánh các chỉ số trên bảng cân đối kế toán giúp nắm bắt tình hình tăng trưởng

Phương pháp tỷ lệ đánh giá dựa trên chuẩn mực chung của một đại lượng tài chính, theo đó, sự biến đổi của tỷ lệ thể hiện sự biến đổi của các đại lượng tài chính. Về nguyên tắc, cần phải xác định được các ngưỡng hay định mức nhất định làm cơ sở so sánh. Có 3 tỷ lệ được sử dụng nhiều nhất gồm:

- Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.

- Khả năng cân đối vốn, nguồn vốn, mức độ ổn định và tự chủ tài chính của doanh nghiệp.

- Khả năng sinh lời, hoạt động, đầu tư, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Phương pháp cân đối được áp dụng khi có hiện tượng kinh tế xảy ra và nhân tố ảnh hưởng có quan hệ tổng hiệu với chỉ tiêu phân tích. Muốn xác định mức độ ảnh hưởng của một nhân tố cần xác định chênh lệch giữa số liệu thực tế với số liệu kỳ gốc của nó.

Khi phân tích bảng cân đối kế toán, ta sẽ phải phân tích biến động và cơ cấu tài sản, nguồn vốn so sánh đầu kỳ với cuối kỳ, so sánh cùng kỳ năm này với cùng kỳ năm trước để thấy được xu hướng biến động và mức độ an toàn trong huy động vốn, mức độ độc lập trong kinh doanh.

Bên cạnh đó cũng cần phân tích tình hình công nợ, quan hệ chiếm dụng trong thanh toán, khả năng sinh lời… 

Có thể nói để đọc hiểu và phân tích bảng cân đối kế toán là không đơn giản, cần kiên nhẫn và tỉ mỉ cũng như phải học hỏi một cách cẩn thận. Các bạn hãy theo dõi thêm các bài viết khác của TOPI để biết thêm những kiến thức tài chính hữu ích.

https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/MCo8WKspUmbxAq3LGGasq33gzQVv0lR3isf7Irc2.png?w=500&h=386&v=2022

Bài viết liên quan

logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Tầng 11, Tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Quét mã QR để tải ứng dụng TOPI

icon-messenger
float-icon