Facebook Topi

31/10/2024

Bán ròng là gì? Mua ròng là gì? Ảnh hưởng của bán ròng, mua ròng đối với thị trường chứng khoán

Khối ngoại mua ròng hay bán ròng chứng khoán cũng ảnh hưởng rất lớn tới thị trường chứng khoán Việt Nam. Hãy cùng TOPI tìm hiểu chi tiết từng trường hợp này ngay bạn nhé!

icon-fb
icon-x
icon-pinterest
icon-copy

Khối ngoại tiếng Anh là Foreign Block dùng để chỉ đến các tổ chức cá nhân nước ngoài khi họ tham gia giao dịch ở thị trường chứng khoán Việt Nam. Khối ngoại bị bị giới hạn tỷ lệ sở hữu cổ phiếu trên thị trường đây chính là room ngoại. Quyết định bán ròng hay mua ròng của khối ngoại ảnh hưởng rất nhiều đến thị trường chứng khoán Việt Nam.

Mua ròng là khối ngoại mua vào với số lượng lớn, bán ròng là khối ngoại bán tháo cổ phiếu với số lượng lớn. Giao dịch khối ngoại tách biệt với khối nội, trong trường hợp thị trường xuống dốc, khối nội bán tháo thì rất có thể khối ngoại sẽ mua. Khối ngoại mua ròng ảnh hưởng tích cực khiến thị trường chứng khoán tăng trưởng, thị giá cổ phiếu tăng. Khối ngoại bán ròng gây ảnh hưởng tiêu cực, khiến thị trường chứng khoán trì trệ.

Khi bắt đầu tham gia vào thị trường chứng khoán, nhìn trên biểu đồ thống kê, ta thấy có cụm từ “khối ngoại” và hai thuật ngữ liên quan là “bán ròng”, “mua ròng”. Vậy chính xác thì những cụm từ đó có ý nghĩa gì, có ảnh hưởng gì đến thị trường hay không?

1. Khối ngoại là gì?

Khối ngoại (foreign block) là một thuật ngữ trong lĩnh vực tài chính dùng để chỉ nhà đầu tư nước ngoài, các tổ chức cá nhân có mở tài khoản chứng khoán giao dịch tại thị trường Việt Nam. Hoặc có thể là các quỹ đầu tư có nguồn vốn dồi dào, nắm giữ cổ phiếu của nhiều doanh nghiệp có vốn hoá lớn. Hiện nay, khối ngoại đang chiếm khoảng 20% tổng giá trị giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Khối ngoại là gì?

Tìm hiểu về khối ngoại trong thị trường chứng khoán

Khi giao dịch chứng khoán tại thị trường Việt Nam, số liệu của khối ngoại sẽ được thống kê theo quy định riêng. Khối ngoại bị giới hạn về tỷ lệ sở hữu cổ phiếu trên thị trường hay tỷ lệ phần trăm cổ phiếu tối đa, tỷ lệ này nằm trong room ngoại trên biểu đồ. Việc giới hạn này nhằm hạn chế rủi ro khi khối ngoại thâu tóm doanh nghiệp Việt.

Mỗi ngành nghề sẽ có tỷ lệ room ngoại khác nhau, ví dụ room ngoại ngành ngân hàng là 30%, các ngành khác là 49%. Việc tăng tỷ lệ sở hữu cho room ngoại có thể điều chỉnh bởi doanh nghiệp, tuy nhiên vẫn cần sự chấp thuận của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.

Một số quỹ đầu tư ngoại tại Việt Nam có thể kể đến là VinaCapital, Vietnam Holding Limited, Vietnam Holding Asset Management, Vietnam Enterprise Investment Limited, Vietnam Equity Fund…

Nhà đầu tư có thể theo dõi biến động về khối lượng giao dịch cũng như lịch sử giao dịch của khối ngoại trên nhiều trang như stockbiz, cafef, mbs, tvsi… và các phương tiện báo chí, truyền thông.

2. Mua ròng là gì?

Mua ròng là hiện tượng khối ngoại mua vào với số lượng lớn hơn bán ra khối lượng họ bán ra.

Nguyên nhân khiến khối ngoại mua ròng đó là tình hình kinh tế xã hội của quốc gia ổn định và phát triển, thị trường có nhiều hấp dẫn.

Điểm đặc trưng của mua ròng:

- Vị thế mua ròng được thực hiện khi khối ngoại muốn giá tăng;

- Nhà đầu tư có vị thế mua ròng trong trường hợp họ sở hữu cổ phiếu trong dài hạn;

- Vị thế mua ròng có thể thực hiện trên nhiều khoản đầu tư, các quỹ tương hỗ thường chọn đảm nhận cả hai vị thế mua và bán nhằm đạt được mục tiêu về lợi nhuận và danh mục đầu tư. Muốn tính vị thế mua ròng ta cứ trừ hết giá trị thị trường của vị thế bán ra khỏi vị thế mua là ra.

- Trong một danh mục đầu tư vị thế mua ròng, giá trị thị trường vị thế bán sẽ nhỏ hơn giá trị thị trường vị thế mua.

- Các quỹ tương hỗ bị giới hạn việc bán không cho nên chứng khoán được mua và nắm giữ cho vị thế mua ròng 100%.

Mua ròng là gì?

Tìm hiểu về mua ròng trong các giao dịch chứng khoán

3. Bán ròng là gì?

Bán ròng là hiện tượng khối ngoại bán tháo cổ phiếu với số lượng lớn.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bán ròng. Thứ nhất là khối ngoại thấy thị trường không nhiều tiềm năng, không còn hấp dẫn nên họ muốn rút vốn đầu tư. Thứ hai là họ muốn rút để tái cơ cấu vốn, sắp xếp lại các danh mục đầu tư.

Điểm đặc trưng của bán ròng:

- Ngược với vị thế mua ròng, vị thế bán ròng được thực hiện khi khối ngoại mong muốn giá giảm;

- Trong một danh mục đầu tư, nếu vị thế bán nhiều hơn vị thế mua thì nhà đầu tư sẽ có vị thế bán ròng;

- Khi giá của tài sản cơ sở giảm, nếu ở vị thế bán ròng thì nhà đầu tư sẽ được lợi. Ngược lại nếu giá trị tài sản cơ sở tăng thì nếu ở vị thế bán ròng nhà đầu tư sẽ thiệt hại;

Bán ròng là gì?

Tìm hiểu về hiện tượng bán ròng trong các giao dịch chứng khoán

4. Đặc điểm của hiện tượng mua ròng, bán ròng

Việc bán ròng của nhà đầu tư nước ngoài chịu sự tác động của các sự kiện kinh tế thế giới và mang tính chu kỳ. Chẳng hạn, thời điểm tháng 9 tháng 10 thường niên, các room ngoại sẽ có hoạt động cơ cấu lại nguồn vốn và các hoạt động của quỹ đầu tư. Sau tháng 10, dòng vốn nước ngoài rót vào thị trường sẽ ổn định trở lại, nhưng còn tùy thuộc vào diễn biến tình hình kinh tế vĩ mô và các chính sách ban hành mới mà số vốn rót vào có thể ít hoặc nhiều.

Theo quan sát của chuyên gia, khối ngoại thường có xu hướng mua ròng trong nửa đầu năm, bán ròng trong quý III và nửa đầu quý IV, rồi lại quay trở lại mua ròng vào nửa cuối quý IV.

Trong chu kỳ suy thoái kinh tế thì dòng tiền có xu hướng “trú ẩn” ở những kênh đầu tư an toàn như vàng hay trái phiếu chính phủ.

Quyết định bán ròng hay mua ròng của khối ngoại cũng chịu ảnh hưởng rất mạnh từ chứng khoán Mỹ, đồng thời dựa trên đánh giá của MSCI để nhận định có nên đầu tư hay không. MSCI là một công ty tài chính ở Mỹ cung cấp các công cụ phân tích danh mục đầu tư đa tài sản, chỉ số MSCI thể hiện hiệu suất của thị trường chứng khoán tại 27 quốc gia phát triển trên toàn thế giới, nên nó đại diện cho 10% khối lượng giao dịch toàn cầu.

Nguồn vốn đầu tư của khối ngoại là rất lớn cho nên khi họ rót vốn vào một cổ phiếu nào đó thì chắc chắc công ty phát hành đó sẽ mở rộng quy mô và tăng trưởng cực nhanh. Khi chúng phát triển nhanh thì giá cổ phiếu sẽ tăng cao, đây là tín hiệu tốt với thị trường chứng khoán trong nước.

Giao dịch khối ngoại tách biệt với khối nội, trong trường hợp thị trường xuống dốc, khối nội bán tháo thì rất có thể khối ngoại sẽ mua.

Đặc điểm của hiện tượng mua ròng, bán ròng

Những đặc trưng cơ bản của hiện tượng mua ròng và bán ròng chứng khoán

5. Ảnh hưởng của mua ròng, bán ròng đối với thị trường chứng khoán

Cả khối ngoại bán ròng và mua ròng đều ảnh hưởng rất lớn đến thị trường chứng khoán Việt Nam nhưng theo hai chiều hướng khác nhau.

Khối ngoại mua ròng ảnh hưởng tích cực. Do các nhà đầu tư ở room ngoại thường là các cá nhân, tổ chức quy mô lớn, nên khi lượng khối ngoại mua ròng tăng đồng nghĩa với việc thị trường chứng khoán cũng sẽ tăng trưởng và phát triển nhanh, có tiềm năng lợi nhuận cao trong tương lai, từ đó, giá cổ phiếu tăng. 

Ngược lại, khối ngoại bán ròng gây ảnh hưởng tiêu cực. Khối ngoại giống như một “trụ đỡ” của thị trường chứng khoán nên khi họ bán ròng gây ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của các nhà đầu tư trong nước. Vì một khối lượng lớn cổ phiếu bị bán ra nên các nhà đầu tư nội cũng sẽ “đu” theo, nhanh chóng rút vốn và e dè sợ sệt không muốn mạo hiểm đầu tư. Vì thế, thị trường chứng khoán trong nước sẽ gặp khủng hoảng, tăng trưởng chậm.

Ảnh hưởng của mua ròng, bán ròng đối với thị trường chứng khoán

Những ảnh hưởng thực tế của hiện tương mua ròng và bán ròng chứng khoán

Nhiều người nhận định, các nhà đầu tư nước ngoài rất giỏi, họ chỉ cần nhìn đồ thị chứng khoán là đã có thể dự đoán được tốc độ lên xuống của một loại cổ phiếu nào đó. Khối ngoại chia thành hai nhóm, một nhóm là đầu tư dài hạn có danh mục rõ ràng, nhóm còn lại là đầu cơ. 

Nhóm đầu cơ hoạt động khá mạnh, do họ tự tin nắm vững những định hướng của thị trường quốc tế nên rất nhiều người tham gia đã sử dụng thủ thuật làm giá để tung ra những tin đồn gây lũng đoạn thị trường. Mà tại thị trường Việt Nam vẫn chưa có cơ chế hay biện pháp cụ thể nào dẹp bỏ những đối tượng đầu cơ này.

Như vậy, việc mua ròng hay bán ròng của khối ngoại ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý các nhà đầu tư nội. Nhưng chúng ta không nên xem những biến động giao dịch của khối ngoại làm chuẩn, cần phải có chiến lược riêng cho mình, sẵn tâm thế vững vàng trong mọi biến động của thị trường. Mong rằng những thông tin mà TOPI mang đến sẽ hữu ích với bạn. Chúc bạn thành công!

https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/MCo8WKspUmbxAq3LGGasq33gzQVv0lR3isf7Irc2.png?w=500&h=386&v=2022

Bài viết liên quan

logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Tầng 11, Tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Quét mã QR để tải ứng dụng TOPI

icon-messenger
float-icon