Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), 10 quốc gia giàu nhất thế giới tính theo bình quân đầu người gồm có: Luxembourg, Singapore, đặc khu hành chính Macao, Ireland, Qatar, Na Uy, Thụy Sĩ, Brunei Darussalam, Guyana và Hoa Kỳ. Cùng TOPI tìm hiểu chi tiết ngay nhé!
Theo imf.org (website của Quỹ Tiền Tệ Quốc tế - IMF) thì 10 quốc gia và vùng lãnh thổ giàu nhất thế giới đó là:
STT | Quốc gia/Vùng lãnh thổ | GDP bình quân/đầu người (USD) |
1 | Luxembur | 154,91 nghìn |
2 | Singapore | 153,61 nghìn |
3 | Đặc khu hành chính Macao | 140,25 nghìn |
4 | Ai-len | 131,55 nghìn |
5 | Qatar | 118,76 nghìn |
6 | Na Uy | 106,54 nghìn |
7 | Thụy Sĩ | 98,14 nghìn |
8 | Brunei Darussalam | 95,04 nghìn |
9 | Guyana | 91,38 nghìn |
10 | Hoa Kỳ | 89,68 nghìn |
Đây là bản đồ mới nhất về GDP bình quân đầu người của IMF (Quỹ Tiền tệ Quốc tế) năm 2025.
1. Luxembourg dẫn đầu 10 nước giàu nhất thế giới
Theo đó, Luxembourg đứng ở vị trí quán quân với GDP bình quân đầu người là 154,91 nghìn. Đây là một trong những quốc gia có dân số ít nhất tại Châu Âu chỉ với 675,000 người. Luxembourg nổi tiếng với những lâu đài bình dị, nhiều cây xanh và kênh đào đẹp như tranh vẽ. Đây cũng là quốc gia có mức lương tối thiểu cao nhất thế giới và là một trong những quốc gia đầu tiên cung cấp phương tiện giao thông công cộng miễn phí cho người dân.
Luxembourg nổi tiếng là đất nước giàu nhất hành tinh
Luxembourg nổi tiếng với hoạt động sản xuất thép và giờ đây, nước này còn sở hữu ngành dịch vụ tài chính quy mô rất lớn, đóng góp phần đa vào sản lượng kinh tế của quốc gia. Không chỉ nền kinh tế vững mạnh mà đây còn là một đất nước văn minh và tiến bộ thuộc hàng top thế giới, đồng thời thu hút một tỷ lệ dân nhập cư cực kỳ cao.
2. Singapore - Đại diện Đông Nam Á giàu thứ 2 thế giới
Đứng thứ 2 đại diện của Đông Nam Á là - Singapore với 153,61 nghìn USD
Quốc đảo Sư Tử chỉ có khoảng 5,8 triệu dân cư, với diện tích toàn đất nước là khoảng 697 km2, không có nguồn tài nguyên, không nước ngọt, không lương thực, tất cả đều phải nhập từ bên ngoài thế nhưng kinh tế của nó luôn ở tầm cao của thế giới.
Các lĩnh vực cực kỳ phát triển tại Singapore bao gồm: chế tạo tàu biển, kinh doanh cảng biển, dược phẩm, công nghệ thông tin, công nghệ lọc dầu, lắp ráp và chế tạo linh kiện điện tử.
3. Đặc khu hành chính Macao
Xếp hạng 3 về GDP bình quân cao nhất là Macao SAR của Trung Quốc với GDP bình quân là 140,25 nghìn USD. Dân số của Ma Cao chỉ khoảng 720 nghìn người. Sự giàu có của nơi này chủ yếu đến từ hơn 40 sòng bạc, khiến nơi đây trở thành một trong những điểm đến du lịch hàng đầu thế giới. Macao là thuộc địa đầu tiên và cuối cùng của châu Âu ở châu Á. Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề bởi COVID-19 nhưng, nền kinh tế đang phục hồi nhanh chóng nhờ cách tiếp cận tư bản chủ nghĩa riêng biệt, khác với luật pháp của Trung Quốc đại lục.
4. Ireland - nước giàu thứ 4 thế giới
Đứng ở vị trí thứ 4 là Ireland với GDP bình quân đầu người là 131,55 nghìn USD.
Ireland là đảo quốc lớn thứ ba trên thế giới nằm ở phía tây của nước Anh. Ireland luôn đứng ở top đầu các quốc gia tại Châu Âu về tốc độ tăng trưởng kinh tế, với thị trường xuất khẩu máy tính và dịch vụ internet lớn thứ hai hành tinh. Rất nhiều tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng như Amazon, Apple, Facebook… chọn làm nơi đặt trụ sở. Không ngoa khi người ta mệnh danh đây là trung tâm phương tiện truyền thông kỹ thuật số của Châu Âu.
Ireland có khoảng 5 triệu người với nhiều cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, các hệ thống dịch vụ du lịch cũng rất thu hút khách nước ngoài tới đây thăm quan.
5. Qatar - nước chủ nhà World Cup 2022 giàu thứ 5 thế giới
Dân số của Qatar chỉ chiếm 0.04% dân số thế giới khoảng hơn 3 triệu người và có GDP 221,41 tỷ USD. Trước khi trở thành một đất nước giàu có thì Qatar từng là một quốc gia nghèo nàn, dân sống chủ yếu dựa vào nghề lặn ngọc trai. Nhưng khi trở thành ông hoàng ngành năng lượng thì Qatar chẳng bao giờ còn nghèo nữa.
Lo lắng sản lượng dầu mỏ có ngày bị cạn kiệt, đất nước này hiện tại đã chi đầu tư rất nhiều sang các lục địa khác, nhằm đa dạng hoá nền kinh tế cũng như tối đa hoá trữ lượng khí đốt tự nhiên. Chính phủ nước này đã đưa ra các chính sách quy hoạch vô cùng tỉ mỉ để phát triển ngành công nghiệp, và nền kinh tế của đất nước này càng ngày càng phát triển.
6. Na Uy đứng thứ 5 trong top 10 nước giàu nhất thế giới
Na Uy có GDP trung bình 106,54 nghìn USD
Na Uy là quốc gia ở Bắc Âu theo thể chế quân chủ lập hiến, giáp với Phần Lan, Nga và Thuỵ Điển. Kinh tế tại Na Uy là một nền kinh tế hỗn hợp, pha trộn giữa hoạt động thị trường tự do và sở hữu Nhà nước. Các lĩnh vực chủ chốt gồm dầu mỏ, năng lượng thuỷ điện, chế tạo nhôm. Mức chi phí sống tại Na Uy cao hơn Mỹ khoảng 30% và cao hơn Anh 25%.
7. Thuỵ Sỹ xếp hạng 7 trong top 10 nước giàu nhất thế giới
Sở hữu GDP bình quân đầu người là 98,14 nghìn USD. Thuỵ Sỹ nằm ở phía tây của Trung Âu, là nơi chứa đựng và cất giấu rất nhiều của cải của giới siêu giàu trên thế giới. Dịch vụ hàng hoá xa xỉ phẩm rất thịnh hành và phát triển cực mạnh tại Thuỵ Sỹ, chẳng hạn như việc sản xuất chế tác các loại đồng hồ đắt tiền và xịn sò nhất trên thế giới đều được thực hiện tại đây. Chất lượng an sinh xã hội cao, tỷ lệ tội phạm thấp, mức lương cao nhưng thuế lại đóng thấp… là những lý do mà rất nhiều người ao ước được sống tại đây.
8. Brunei Darussalam
Brunei Darussalam là một quốc gia nhỏ, giàu có trên đảo Borneo ở Đông Nam Á, giáp với Malaysia và Biển Đông. Nổi tiếng với trữ lượng dầu mỏ và khí đốt tự nhiên phong phú, Brunei có Chỉ số phát triển con người cao thứ hai trong số các quốc gia Đông Nam Á. Quốc gia này là một chế độ quân chủ Hồi giáo, do Quốc vương Hassanal Bolkiah cai trị, một trong những quốc vương trị vì lâu nhất và giàu có nhất thế giới. Thủ đô của nước này, Bandar Seri Begawan, có các địa danh đáng chú ý như Nhà thờ Hồi giáo Omar Ali Saifuddien xa hoa. Brunei duy trì một nền văn hóa hòa bình, bảo thủ với sự nhấn mạnh mạnh mẽ vào các giá trị Hồi giáo truyền thống.
9. Guyana
Một quốc gia nhỏ ở bờ biển phía bắc Nam Mỹ, Guyana được coi là một phần của vùng đất liền lịch sử British West Indies và cũng là một phần của Khối thịnh vượng chung Caribe. Đây là quốc gia Nam Mỹ duy nhất có tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức. Sự phát triển kinh tế của Guyana bắt đầu sau khi phát hiện ra dầu thô vào năm 2015. Việc phát hiện ra hơn 11 tỷ thùng trữ lượng dầu ngoài khơi bờ biển Guyana kể từ năm 2017 là sự bổ sung lớn nhất vào trữ lượng dầu toàn cầu kể từ những năm 1970. Hoạt động khoan thương mại bắt đầu vào năm 2019.
10. Mỹ xếp vị trí 7 trong danh sách 10 nước giàu nhất thế giới
Hoa Kỳ hay Mỹ thì quá nổi tiếng với thế giới, hầu hết ai trên hành tinh này cũng từng nghe nhắc đến Mỹ, quốc gia có nền kinh tế hùng mạnh nhất hành tinh, và đồng tiền chung USD. Hiện tại, dân số tại Mỹ đang vào khoảng 336.7 triệu người (tính đến tháng 07/2023) và có GDP 78,400 USD.
Nền kinh tế tại Mỹ cũng là một nền kinh tế hỗn hợp, đây là cái nôi phát triển của rất nhiều ngành và lĩnh vực tài chính, khoa học công nghệ trên hành tinh này.
Tính theo giá trị GDP danh nghĩa thì Mỹ đứng đầu toàn cầu và theo giá trị ngang giá sức mua PPP thì đứng thứ hai (số liệu năm 2021). Tại Hoa Kỳ, tài nguyên thiên nhiên trù phú, hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển đồng bộ, năng suất lao động rất cao. Người dân tại Mỹ có mức thu nhập hộ gia đình và mức tiền công trung bình cao nhất trong khối OECD.
Dự báo GDP bình quân đầu người toàn cầu năm 2023 tăng hơn 520 USD so với năm 2022 ở mức 13,400 USD (lưu ý đây là con số danh nghĩa chưa được điều chỉnh lạm phát). Hầu hết những quốc gia đứng đầu trong bảng xếp hạng đều nằm ở khu vực Châu u và Bắc Mỹ - nơi đây vốn nổi tiếng là hai lục địa giàu có nhất thế giới. Còn những quốc gia nghèo nhất thế giới thường nằm ở khu vực Châu Phi.
(Nguồn tham khảo: https://www.imf.org/external/datamapper/PPPPC@WEO/OEMDC/ADVEC/WEOWORLD)
Tìm hiều thêm: Danh sách 10 người giàu nhất Việt Nam năm 2025