Nghỉ hưu sớm để tự do làm điều mình thích là mong muốn của nhiều người. Thế nhưng mua nhà để ổn định cuộc sống cũng là nhu cầu vô cùng chính đáng. Với thu nhập của người Việt, rất khó để thực hiện cả 2 mục tiêu cùng lúc, vậy nên ưu tiên cho mục tiêu nào trước?
Người Việt phải tích lũy 50 năm mới đủ tiền mua nhà
Câu chuyện giá nhà ở Việt Nam luôn là vấn đề nóng bỏng. Theo thống kê, thu nhập bình quân của người Việt vào khoảng 4.000 USD một năm, trong khi giá trung bình một căn hộ ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh là 200.000 - 300.000 USD.
Với thu nhập từ 8 - 10 triệu khi ra trường và một số năm đầu, người trẻ rất khó có thể tự mua được nhà mà không cần đến trợ giúp của gia đình. Giá bất động sản hiện nay cũng cao hơn rất nhiều so với thu nhập của người dân. Ước tính, mỗi người Việt phải mất khoảng 50 năm mới tích lũy đủ tiền để mua nhà.
Ngôi nhà là tài sản lớn đối với người Việt
Chính điều này đã gây ra những quan điểm trái ngược nhau: Người thì muốn tập trung kiếm tiền, tích lũy để mua nhà trước bởi theo các cụ nói là “có an cư mới lạc nghiệp”, hay “nhà là tổ ấm”, thế nhưng một bộ phận không nhỏ các bạn trẻ lại cho rằng nhà chỉ là một trong nhiều yếu tố của tự do tài chính trong tương lai, thay vì phải thắt lưng buộc bụng đến 50 năm, họ sẽ tích lũy tiền cho mục tiêu tự do tài chính, nghỉ hưu sớm.
Tích lũy bao nhiêu tiền mới đủ để nghỉ hưu sớm?
Rất nhiều người có chung thắc mắc: Cần phải có bao nhiêu tiền mới có tự do tài chính, nghỉ hưu sớm? Thực tế, không có một con số chung cho tất cả mọi người mà số tiền cần tích lũy sẽ phụ thuộc vào việc mức chi tiêu hàng ngày của bạn thế nào, bạn đang bao nhiêu tuổi và muốn nghỉ hưu sau bao lâu nữa, mức thu nhập của bạn hiện tại là bao nhiêu, bạn có dự tính gì trong tương lai…
Theo các chuyên gia tài chính để có được một cuộc sống thoải mái khi nghỉ hưu, bạn sẽ cần từ 70 – 80% mức chi tiêu so với hiện tại, tức là nếu hiện tại bạn tiêu khoảng 150 triệu/năm thì khi về hưu bạn sẽ chi tiêu trong khoảng 105 đến 120 triệu/năm
Ngoài ra, tùy thuộc vào dự đoán tuổi thọ của bạn trong tương lai mà bạn có thể xác định được cho mình tổng số tiền cần tiết kiệm trước khi nghỉ hưu.
Cần có kế hoạch tài chính để nghỉ hưu
Ví dụ: Bạn muốn nghỉ hưu ở độ tuổi 62 và dự tính sống được đến năm 80 tuổi (dựa trên sức khỏe hiện tại và độ tuổi trung bình của người nhà bạn) thì số tiền mà bạn cần tích lũy nằm trong khoảng 1.9 – 2.1 tỷ.
Con số này sẽ có sự thay đổi tùy thuộc vào dự tính tuổi thọ của bạn và thời điểm bạn bắt đầu. Khi đó tuổi thọ càng cao thì số tiền bạn cần tích lũy cũng càng lớn. Bắt đầu tiết kiệm từ sớm là cách tốt nhất để giảm tải áp lực tài chính khi thực hiện kế hoạch.
Mua nhà hay nghỉ hưu sớm: Được gì và mất gì?
Số tiền cần kiếm được để mua nhà hay nghỉ hưu sớm cũng đều lớn, trong khi với thu nhập của giới trẻ hiện nay, nếu không thực sự nghiêm túc tuân thủ kế hoạch tài chính và tìm nhiều cách để nâng cao thu nhập thì mục tiêu sẽ rất xa vời, khiến nhiều bạn mất đi động lực thực hiện.
Thế hệ trẻ thường bị cho là những người tiêu xài hoang phí, không chịu khó, chịu khổ nhưng thực tế họ đang phải đối mặt với những rào cản trong việc tiết kiệm tiền bạc, mua nhà, làm giàu…
Để biết nên chọn mục tiêu nào, bạn cần phải phân tích cái được và cái mất của 2 phương án trên.
Đối với phương án nghỉ hưu sớm:
Nghỉ hưu sớm có thể mang lại tự do và thời gian để tận hưởng cuộc sống theo cách riêng của bạn. Điều này đòi hỏi việc lập kế hoạch tài chính cẩn thận và tiết kiệm đều đặn trong thời gian dài. Theo một số chuyên gia, việc bắt đầu tiết kiệm sớm và đầu tư khôn ngoan có thể giúp bạn đạt được mục tiêu nghỉ hưu sớm.
- Mặt lợi thế là bạn không phải chịu áp lực về tiền bạc, luôn có khoản tiền dự phòng cho khó khăn bất chợt, tâm lý thảnh thơi hơn so với việc phải gánh một đống nợ trên vai.
Người trẻ đang có xu hướng nghỉ hưu sớm
- Nhược điểm của phương án này là bạn có thể sẽ “bỏ ngang” kế hoạch nếu không thực sự kiên trì và có kỷ luật. Hơn nữa, với tình hình lạm phát như hiện nay và những khó khăn trong công việc có thể xảy ra bất cứ lúc nào thì kế hoạch rất có khả năng bị thay đổi, mục tiêu có thể bị trì hoãn nhiều lần.
Nhiều người cho rằng phải có rất nhiều tiền thì mới độc lập về tài chính trong khi còn có những người nói rằng họ chỉ cần kiếm nhiều hơn tiêu và dành ra một phần tích lũy cho tương lai đã là độc lập về tài chính rồi.
Nếu mua nhà trước:
Mua nhà thường được xem là một phần của giấc mơ có một cuộc sống ổn định và là một khoản đầu tư lâu dài. Nó không chỉ cung cấp một mái ấm cho gia đình mà còn có thể tăng giá trị theo thời gian. Tuy nhiên, việc này đòi hỏi một khoản tiết kiệm lớn ban đầu và có thể gây áp lực tài chính trong ngắn hạn.
- Cái được là bạn có một nơi an cư, dễ ổn định cuộc sống. Với người có gia đình, con cái thì căn nhà là yếu tố vô cùng quan trọng giúp ổn định để học tập. Mặt khác, về dài hạn, căn nhà là tài sản và thường không bị giảm giá trị theo thời gian.
- Tuy nhiên, mặt hạn chế của việc mua nhà trước là bạn sẽ phải có ngay một khoản tiền vài tỷ đồng hoặc khoảng 50% - 70% con số đó nếu vay ngân hàng. Sau khi mua nhà, bạn sẽ “trắng tay” khi không còn tiền dự phòng và phải chịu áp lực trả nợ.
Ngôi nhà là nơi giúp gia đình ổn định cuộc sống
Có thể thấy, phương án nào cũng có cái được và mất, do đó lựa chọn giữa việc tích lũy để mua nhà và nghỉ hưu sớm là một quyết định quan trọng và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Mục tiêu cá nhân, tình hình tài chính, thời gian muốn đạt được mục tiêu, xét lợi ích về dài hạn.
Hãy thảo luận với chuyên gia tài chính để có lời khuyên cụ thể dựa trên tình hình cá nhân của bạn.
Làm thế nào để lựa chọn mục tiêu thích hợp?
Lựa chọn tiết kiệm để mua nhà hay để nghỉ hưu sớm là một bài toán tài chính phức tạp mà nhiều người phải đối mặt. Mỗi lựa chọn đều có những ưu và nhược điểm riêng, và quyết định cuối cùng phụ thuộc vào mục tiêu cá nhân, kế hoạch tài chính, và triển vọng tương lai của mỗi người.
Giả sử bạn mong muốn mua nhà trước thì hãy thử tìm hiểu giá nhà chung cư ở khu vực vùng ven trước vì sẽ có giá khá “mềm”, tìm hiểu chính sách vay mua nhà, mức lãi suất áp dụng cũng như thời hạn được hưởng lãi ưu đãi…
Còn nếu mục tiêu của bạn là tự do tài chính, nghỉ hưu sớm, hãy quản lý tài chính thật nghiêm ngặt, kỷ luật, tích lũy tiền tối đa có thể để nhanh chóng đạt được số tiền đã tính toán. Lý tưởng nhất là số tiền bạn tích lũy được có khả năng sinh lời đủ để bạn chi tiêu tối thiểu, đây là lúc bạn có thể nghĩ đến việc nghỉ hưu.
Hãy nhớ rằng nghỉ hưu không có nghĩa là bạn hoàn toàn không làm gì cả. Nghỉ hưu có nghĩa là bạn không còn áp lực kiếm tiền để phục vụ cho cuộc sống mà có thể làm công việc mình yêu thích mà không quá để ý đến thu nhập.
Giả sử với con số thu nhập từ 8 đến 10 triệu đồng khi mới ra trường, các bạn hoàn toàn có thể gói ghém để tích lũy tối thiểu từ 1 - 2 triệu đồng hàng tháng.
Khi thu nhập còn thấp, bạn chỉ cần tích lũy từ 5 - 10% hàng tháng. Đến khi thu nhập tăng lên, tỷ lệ tài sản đầu tư hàng tháng cũng tăng lên tương ứng. Hãy biến việc tích lũy thành thói quen, khi nhận lương, đừng vội hưởng thụ mà phải cắt ngay phần thu nhập đó chuyển vào phần tích lũy. Theo chuyên gia quản lý tài chính cá nhân, tỷ lệ vàng cho tiết kiệm là bằng ít nhất 30% thu nhập.
Cuối cùng, việc quyết định giữa mua nhà và nghỉ hưu sớm không chỉ là một lựa chọn tài chính mà còn là một quyết định về lối sống. Hãy cân nhắc kỹ lưỡng và tham khảo ý kiến từ các chuyên gia tài chính để đưa ra quyết định phù hợp nhất với hoàn cảnh và mong muốn của bạn. Đừng quên rằng, dù bạn chọn lựa nào, việc bắt đầu lập kế hoạch và tiết kiệm ngay từ bây giờ sẽ là chìa khóa quan trọng để đạt được mục tiêu tài chính của bạn trong tương lai.