Facebook Topi

12/10/2023

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter - Lợi ích và ví dụ của mô hình

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter là một chiến lược đơn giản nhưng đầy hiệu quả giúp các doanh nghiệp hiểu về những cạm bẫy chính cần tránh trong quá trình phân tích ngành và lĩnh vực mà mình đang hoạt động.

icon-fb
icon-x
icon-pinterest
icon-copy

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh giúp đưa ra giải pháp để doanh nghiệp có thể thực hiện để giảm thiểu được phần lợi nhuận bị “rò rỉ” cho các đối thủ cạnh tranh. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng quan nhất về chiến lược này.

I. Mô hình 5 áp lực cạnh tranh là gì?

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của là một mô hình xác định và phân tích năm lực lượng cạnh tranh định hình mọi ngành và giúp xác định điểm mạnh và điểm yếu của ngành. Michael E. Porter là giáo sư của Trường Kinh doanh Harvard, ông là cha đẻ của mô hình 5 áp lực cạnh tranh.

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter bao gồm: đối thủ cạnh tranh cũ, đối thủ cạnh tranh mới, quyền lực của nhà cung cấp, sức mạnh của khách hàng, người mua, sự đe dọa của sản phẩm thay thế. Mô hình 5 áp lực được áp dụng khá rộng rãi, nó buộc các công ty phải nhìn xa hơn hoạt động kinh doanh ở hiện tại của chính họ và toàn bộ lĩnh vực ngành khi lập kế hoạch phát triển dài hạn cho công ty.

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh là gì?

Tìm hiểu về mô hình 5 áp lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Phân tích 5 yếu tố này thường được sử dụng để xác định cấu trúc của ngành nhằm xác định chiến lược của công ty.  Mô hình của Michael Porter áp dụng được cho bất cứ ngành nghề, phân khúc nào của nền kinh tế để hiểu mức độ cạnh tranh trong ngành và nâng cao khả năng sinh lời lâu dài của công ty.

Porter đã xác định 5 áp lực không thể phủ nhận đóng vai trò định hình mọi thị trường và ngành trên thế giới, cụ thể là:

1. Đối thủ cạnh tranh cũ (Competitive rivalry)

Yếu tố này đề cập đến số lượng đối thủ cạnh tranh và khả năng có thể hạ gục các đối thủ khác trong ngành. Nếu số lượng đối thủ cạnh tranh càng lớn, đi kèm với số lượng sản phẩm và dịch vụ tương đương càng nhiều thì sức mạnh của doanh nghiệp càng giảm. 

Ngược lại, khi số lượng đối thủ ít thì quyền lực của doanh nghiệp càng tăng, doanh nghiệp có thể có lợi trong việc áp giá cho sản phẩm, đặt ra các điều khoản của thỏa thuận để có thể đạt được lợi nhuận và doanh thu cao hơn.

Có điều này là bởi vì các nhà cung cấp và khách hàng tìm kiếm sự cạnh tranh giữa các công ty để có được thoả thuận tốt hơn hoặc giá mua thấp hơn. Khách hàng và nhà cung cấp càng có nhiều lựa chọn thay thế thì cường độ cạnh tranh trong ngành càng cao.

Đối thủ cạnh tranh cũ (Competitive rivalry)

Yếu tố đối thủ cạnh tranh là một trong những yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất tới doanh nghiệp

2. Đối thủ cạnh tranh mới (Threat of new entrants)

Đây là mức độ mà các công ty mới có thể nhập cảnh vào thị trường hiện tại và gây ra sự cạnh tranh. Nếu ngưỡng vào thị trường thấp và có ít rào cản, thị trường có nguy cơ bị đe dọa bởi các đối thủ mới.

Như đã nói ở trên, càng nhiều đối thủ cạnh tranh thì sức mạnh của các công ty cùng ngành càng giảm. Các đối thủ mới trong ngành càng tốn ít thời gian và tiền bạc để thâm nhập vào thị trường, dần trở thành các đối thủ đáng gờm thì vị thế của các công ty lâu năm càng có khả năng bị suy yếu đáng kể.

Một lĩnh vực có nhiều rào cản gia nhập thị trường thì sẽ có lợi hơn cho các công ty lâu năm, từ đó, họ có thể đàm phán được giá cả và các điều khoản hợp đồng tốt hơn.

Những rào cản này có thể bị tác động và chịu ảnh hưởng của:

- Quy mô sản xuất kinh doanh và vốn: có nhiều ngành nghề buộc những người mới gia nhập phải tham gia với quy mô và vốn lớn, vậy thì với những người không có đủ tiềm lực, họ có thể gặp bất lợi về chi phí

- Hiệu ứng mạng lưới: khách hàng sẽ trung thành với chỉ một mạng lưới hệ thống công ty

- Bất công bằng lợi thế: Lợi thế này đến từ chi phí và chất lượng bắt nguồn từ các tài nguyên khó có thể sao chép (nguồn đầu vào độc quyền), chẳng hạn như công nghệ bằng sáng chế, bản sắc thương hiệu mạnh…

- Khả năng tiếp cận các kênh phân phối không đồng đều: do là người mới trong ngành nên họ có thể khó thâm nhập vào các kênh phân phối hiện tại, thường thì họ tự tạo ra kênh phân phối mới cho mình

- Chính sách của Nhà nước: một số quyết định, thông tư, chính sách của Chính phủ ban hành có thể tăng thêm rào cản hoặc hạ thấp chúng xuống cho những người mới gia nhập ngành.

3. Quyền lực của nhà cung cấp (Power of suppliers)

Đây là sức mạnh mà nhà cung cấp có trong việc tăng giá hoặc hạn chế cung cấp các thành phần hoặc dịch vụ cần thiết. Nếu có ít nhà cung cấp thỏa mãn nhu cầu hoặc không có sự thay thế dễ dàng, sức mạnh đàm phán của nhà cung cấp có thể cao.

Các nhà cung cấp trong ngành chính là những người cung cấp đầu vào cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, như linh kiện, vật liệu, dịch vụ… Nếu trong ngành càng ít nhà cung cấp thì các công ty càng phụ thuộc vào họ hơn. Khi ấy, họ trở nên có quyền lực hơn, dễ dàng tăng chi phí đầu vào và thúc đẩy các lợi thế khác trong thương mại.

Ngược lại, khi có nhiều nhà cung cấp hoặc chi phí chuyển đổi nhà cung cấp thấp, thì các công ty có đa dạng lựa chọn hơn, giữ được chi phí đầu vào thấp hơn và nâng cao lợi nhuận.

Quyền lực của nhà cung cấp (Power of suppliers)

Những tác động đến từ nhà cung cấp

4. Sức mạnh của khách hàng (Power of buyers/customers)

Đây là sức mạnh mà khách hàng có trong việc yêu cầu giảm giá hoặc đòi hỏi các điều kiện thuận lợi. Nếu có ít khách hàng hoặc sự khác biệt giữa sản phẩm hoặc dịch vụ không lớn, khách hàng có thể có sức mạnh đàm phán cao.

Cái giá mà người mua phải trả chính là lợi nhuận ngành, nếu sức mạnh của khách hàng lớn thì giá có thể hạ xuống, khiến các đối thủ cùng ngành cạnh tranh gắt gao hơn và đòi hỏi chất lượng sản phẩm và dịch vụ phải cao hơn.

Quyền lực của khách hàng cao khi số lượng khách hàng ít nhưng lại quá nhiều người bán để lựa chọn. Ngoài ra, nếu một phần lớn doanh thu của công ty đến từ một tệp khách hàng thì tệp khách hàng này sẽ có nhiều lợi ích hơn.

Sức mạnh của khách hàng (Power of buyers/customers)

Khách hàng ảnh hưởng chính tới chiến lược của doanh nghiệp

5. Sự đe dọa của sản phẩm thay thế (Threat of substitute products)

Đây là khả năng của các sản phẩm hoặc dịch vụ thay thế thỏa mãn nhu cầu của khách hàng tương tự như sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Nếu có nhiều lựa chọn thay thế, sức ép buộc giá sẽ tăng lên và doanh số bán hàng có thể giảm.

Các doanh nghiệp sản xuất ra thành phẩm và dịch vụ độc quyền, không có các sản phẩm thay thế thì sẽ quyền lực hơn, dễ tăng giá và giành về nhiều điều khoản có lợi cho công ty. Ngược lại, khi đã tồn tại sản phẩm thay thế, chỉ cần giá cả “nhỉnh” hơn thì khách hàng có thể từ bỏ việc mua hàng của công ty sang mua công ty khác. Từ đó, sức mạnh của doanh nghiệp suy giảm.

II. Ví dụ về mô hình 5 áp lực cạnh tranh

Ví dụ về mô hình 5 áp lực cạnh tranh

Ví dụ thực tế về mô hình 5 áp lực cạnh tranh tại thị trường Việt Nam

Ví dụ mô hình 5 áp lực cạnh tranh của sàn thương mại Shopee tại Việt Nam

- Cạnh tranh trong ngành: Shopee có rất nhiều đối thủ trong ngành, lớn nhất là Lazada, rồi đến nhiều đối thủ đến từ Trung Quốc như 1688, Shein, Taobao… Hiện nay, giới trẻ am hiểu công nghệ nên việc sử dụng ứng dụng/app mua sắm của nước ngoài đã quá quen thuộc.

- Đối thủ mới gia nhập: Xu hướng kinh doanh trên thương mại điện tử hiện nay rất được ưa chuộng, cho nên rất nhiều doanh nhân đang tìm cách gia nhập vào ngành này. Có thể kể đến hiện nay, đối thủ mới tiềm năng của Shopee chính là Tiktok Shop, với lượng người dùng lớn và dễ tiếp cận khách hàng, số lượng người mua hàng của bên Tik Tok Shop đang gia tăng một cách chóng mặt.

- Sức mạnh của nhà cung cấp: Với những thương hiệu mang tính quốc tế như Shopee thì khả năng thương lượng giữa Shopee và nhà cung cấp sẽ hạn chế, do họ có rất nhiều nhà cung cấp trên phạm vi các Châu lục, mất người này thì sẽ có người khác đền bù vào. Chẳng hạn như Tập đoàn Volkswagen luôn có ít nhất từ 1 đến 2 nhà cung cấp dự phòng cho mỗi bộ phận hay dự phòng cho việc thay đổi nhu cầu. Như vậy, đối với họ, không có nhà cung cấp này thì còn nhà cung cấp khác, quyền lực và sức mạnh của nhà cung cấp bị giảm đi. 

- Sức mạnh của khách hàng: Để cạnh tranh với các đối thủ trong ngành, Shopee buộc phải tung ra nhiều mã giảm giá cho khách hàng hơn các bên khác, để có thể thu hút được khách hàng về hơn.

- Sản phẩm thay thế: Các hãng quần áo mang thương hiệu nổi tiếng trong nước và ngoài nước đều đã tự tạo trang web cho mình và app, đồng thời có nhiều chế độ khuyến mãi, để khách hàng mua sản phẩm của mình luôn thay vì thông qua Shopee phải trả phí hoa hồng. Bên cạnh đó, thế giới di động, điện máy xanh, FPT Shop… cũng đều có web riêng và chính sách khuyến mãi riêng, không áp dụng chung với chính sách trên Shopee.

III. Lợi ích của mô hình 5 áp lực cạnh tranh

Lợi ích của mô hình 5 áp lực cạnh tranh

Những lợi ích mà mô hình 5 áp lực cạnh tranh mang lại

Ưu điểm của mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter đó là:

- Các tổ chức có thể tìm hiểu cách phân chia lợi nhuận giữa 5 áp lực;

- Giúp xác định được đâu là thực thể, yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất, đó là nhà cung cấp, khách hàng hay đối thủ cạnh tranh. Công ty dựa vào đó để đưa ra quyết định và chiến lược phù hợp để xử lý những yếu tố này;

- Cung cấp cho các nhà quản trị của công ty cái nhìn sâu sắc và cơ sở để đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của công ty;

- Cung cấp một cái nhìn tổng thể về mỗi một ngành nghề, từ đó, giúp các nhà chiến lược, nhà hoạch định xác định các yếu tố quan trọng nhất có thể ảnh hưởng đến vị trí của công ty, doanh nghiệp trong ngành;

- Hỗ trợ các nhà quản trị suy xét toàn diện hơn đến cấu trúc của ngành nghề và khám phá những cơ hội tiềm tàng để có thể thu hút các nhà cung cấp cũng như lôi kéo khách hàng về với công ty và vun đắp cho sự phát triển trong tương lai của công ty.

IV. Những hạn chế của mô hình 5 áp lực cạnh tranh

Nhược điểm của mô hình 5 áp lực cạnh tranh đó là:

- Chỉ theo dõi và tập trung vào nhà cung cấp, khách hàng, sự thay thế, cạnh tranh mới cũng như cạnh tranh cũ. Những yếu tố công nghệ, chiến lược kinh doanh khác đều không được nhắc đến. Ví dụ như sự phát triển công nghệ hiện nay cũng là một trong những mối đe dọa lớn đối với các doanh nghiệp.

- Không có phương pháp tích hợp để tiến hành phân tích định lượng các yếu tố bên ngoài. Mô hình này không hỗ trợ định lượng về độ sâu cũng như tác động của 5 áp lực. Không có kết luận nào về 1 trong số 5 áp lực trên, đâu là áp lực quan trọng nhất, đâu là kém quan trọng nhất.

- Trên thực tế, rất khó sử dụng khung phân tích này cho một công ty có danh mục sản phẩm lớn và hoạt động ở nhiều phân khúc thị trường khác nhau.

- Không thể áp dụng cho tất cả các ngành, lĩnh vực trên toàn cầu, ví dụ như các công ty phi lợi nhuận không thể sử dụng phương pháp này đế phân tích, ngoài ra, các công ty tiến hành hoạt động R&D (nghiên cứu và phát triển) cũng không thu được lợi ích gì từ mô hình này.

Mô hình 5 áp lực cũng không xem xét đến các yếu tố rủi ro trong kinh doanh như sự bất ổn định về tỷ giá hối đoái, thảm họa tự nhiên, phương thức cấp vốn, ràng buộc pháp lý, phát triển của công nghệ, biến động lãi suất… đều không được xem xét trong mô hình này.

Tóm lại, mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter xác định 5 tiêu chí khi xem xét bối cảnh cạnh tranh của một công ty. Các doanh nghiệp có thể sử dụng mô hình này để lùi lại một bước, phân tích và hiểu đầy đủ về các đối thủ cạnh tranh của mình trước khi đưa ra bất cứ quyết định chiến lược nào. Mong rằng, những thông tin mà TOPI cung cấp sẽ hữu ích với bạn. Chúc bạn thành công!

https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/yb1eTdsQWerFdzUQPOGqlSs1cz5mJ8M7eu95jxJz.jpg?w=500&h=386&v=2022https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/OR1Ol8SM6qbwCOqQ7r0rUqOMd1okayi8MIFWxOEF.jpg?w=500&h=386&v=2022

Bài viết liên quan

logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Tầng 11, Tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Quét mã QR để tải ứng dụng TOPI