Duy trì dự trữ ngoại hối là điều tối quan trọng đối với sức khỏe kinh tế của một quốc gia, nó bao gồm tiền gửi ngoại tệ, vàng và các tài sản quốc tế khác do các ngân hàng trung ương nắm giữ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại quốc tế, đảm bảo sự ổn định của tiền tệ và cung cấp một vùng đệm tài chính trong thời kỳ kinh tế bất ổn.
Dự trữ ngoại hối là gì?
1. Khái niệm ngoại hối
Theo Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), ngoại hối là một tài sản ngoại tệ được các cơ quan tiền tệ của một quốc gia (thường là ngân hàng Trung ương) sử dụng để đáp ứng việc cân bằng thanh toán tài chính. Ngoại hối có thể ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái và thị trường tiền tệ của một quốc gia.
2. Khái niệm dự trữ ngoại hối
Dự trữ ngoại hối Nhà nước (thường gọi tắt là dự trữ ngoại hối) là lượng ngoại hối (gồm vàng, ngoại tệ nắm giữ, ngoại tệ gửi) của một quốc gia/vùng lãnh thổ nắm giữ. Đây là tài ản của Nhà nước, thường được cất giữ dưới dạng vàng và các ngoại tệ mạnh (như đô la Mỹ, Euro, Yên Nhật…) nhằm mục đích thanh toán quốc tế hoặc hỗ trợ giá trị đồng tiền quốc gia.
Ở Việt Nam, dự trữ ngoại hối được Chính phủ giao cho Ngân Hàng Nhà Nước quản lý trực tiếp.
Dự trữ ngoại hối vô cùng quan trọng đối với một quốc gia
Nguồn hình thành dự trữ ngoại hối Nhà nước
Theo Điều 5 Nghị định 50/2014/NĐ-CP, dự trữ ngoại hối nhà nước được hình thành từ các nguồn gồm có:
- Dùng ngân sách nhà nước mua trên thị trường ngoại hối.
- Ngoại hối từ các khoản vay ngân hàng nước khác hay các tổ chức tài chính quốc tế.
- Ngoại hối từ nguồn tiền gửi ngoại tệ của tổ chức tín dụng quốc tế
-Từ các khoản sinh lời khi đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước.
- Ngoại hối đến từ các nguồn khác.
Thế nào là thanh khoản dự trữ ngoại hối?
Thanh khoản dự trữ ngoại hối là khả năng ngân hàng trung ương sẵn sàng đáp ứng ngoại tệ và vàng để phục vụ cho việc điều hành chính sách tiền tệ quốc gia, ổn định tỷ giá và vàng, đảm bảo khả năng thanh toán quốc tế cũng như đáp ứng các nhu cầu ngoại hối đột xuất của Nhà nước.
Dự trữ ngoại tệ rất quan trọng đối với sự thịnh vượng kinh tế của một quốc gia. Nếu không có đủ dự trữ, một quốc gia sẽ không có khả năng thanh toán cho các mặt hàng nhập khẩu quan trọng (như dầu thô), trả nợ nước ngoài. Dự trữ không đủ cũng có thể hạn chế khả năng ứng phó của ngân hàng trung ương trong trường hợp xảy ra khủng hoảng kinh tế.
Top 10 quốc gia dự trữ ngoại hối cao nhất
Hầu hết dự trữ ngoại hối được nắm giữ bằng đô la Mỹ hoặc ngoại tệ mạnh như đồng Euro, yên Nhật, trong đó Trung Quốc là quốc gia nắm giữ dự trữ ngoại tệ lớn nhất thế giới. Những quốc gia có dự trữ ngoại hối lớn nhất thường là các quốc gia ở Châu Á và Nam Á trong khi Hoa Kỳ chỉ nắm giữ một lượng dự trữ tương đối nhỏ là 243 tỷ USD.
Danh sách 10 quốc gia dự trữ ngoại hối lớn nhất
Danh sách Top 10 quốc gia dự trữ vàng và đô la lớn nhất:
Thứ hạng |
Quốc gia |
Tổng dự trữ ngoại hối (tỷ USD) |
Dự trữ USD (tỷ USD) |
Dự trữ vàng (tỷ UDDS) |
1 |
Trung Quốc |
3.469,776 |
3.308,750 |
161,072 |
2 |
Nhật Bản |
1.290,605 |
1.230,377 |
60,228 |
3 |
Thụy Sĩ |
864,427 |
794,931 |
69,495 |
4 |
Hoa Kỳ |
811,811 |
232,761 |
579,050 |
5 |
Ấn Độ |
651,950 |
593,423 |
58,527 |
6 |
Đài Loan |
598,819 |
570,595 |
28,225 |
7 |
Liên bang Nga |
590,222 |
424,146 |
166,076 |
8 |
Ả Rập Saudi |
458,115 |
436,526 |
21,588 |
9 |
Hồng Kông |
425,554 |
425,415 |
139,250 |
10 |
Hàn Quốc |
420,984 |
414,004 |
104,450 |
#1. Trung Quốc: 3.469,776 tỷ USD
Dẫn đầu danh sách 10 quốc gia có dự trữ ngoại hối cao nhất là Trung Quốc với tổng dự trữ ngoại hối là 3.469,776 tỷ đô la, trong đó dự trữ USD là 3.308,75 tỷ USD và dự trữ vàng là 161,072 tỷ đô la.
Lý do dự trữ ngoại hối của Trung Quốc ở mức lớn vì đây là quốc gia xuất khẩu ròng hàng hóa, phần lớn hoạt động thương mại nước ngoài được thực hiện bằng đô la Mỹ. Do đó, các công ty Trung Quốc nhận được đô la Mỹ nhưng phải chuyển đổi chúng thành tiền Trung Quốc thông qua hệ thống ngân hàng. Sau đó, các ngân hàng sẽ đối chiếu những khoản này với ngân hàng trung ương. Ngân hàng trung ương sử dụng đô la để mua chứng khoán của chính phủ Hoa Kỳ - đây được coi là một trong những khoản đầu tư an toàn nhất trên hành tinh.
#2. Nhật Bản: 1.290,605 tỷ USD
Đứng vị trí thứ 2 là Nhật Bản với tổng dự trữ ngoại hối là 1.290,605 tỷ USD bao gồm cả vàng và đô la, dự trữ đô la là 1.230,377 tỷ USD và 60,228 tỷ USD dự trữ vàng. Dự trữ đáng kể của Nhật Bản rất quan trọng để duy trì sự ổn định kinh tế và hỗ trợ nền kinh tế hướng đến xuất khẩu của nước này.
#3. Thụy Sĩ: 864,427 tỷ USD
Quốc gia dự trữ ngoại hối nhiều thứ 3 toàn cầu là Thụy Sĩ với tổng dự trữ đạt 864,427 tỷ đô la trong đó có 794,931 tỷ đô la tiền mặt và 69,495 tỷ đô la theo giá trị vàng. Việc Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ tích lũy các khoản dự trữ này một cách chiến lược làm nổi bật sự tập trung của quốc gia này vào sự ổn định tài chính.
#4. Liên Bang Hoa Kỳ: 811,811 tỷ USD
Mặc dù là quốc gia có trữ lượng vàng cao nhất thế giới nhưng Hoa Kỳ lại chỉ xếp thứ 4 trong danh sách các nước dự trữ ngoại hối nhiều nhất với tổng dự trữ là 811,811 tỷ đô la (chủ yếu là Euro và yên), trong đó vàng chiếm đến 579,05 tỷ đô la, tiền mặt chỉ chiếm 232,761 tỷ đô la mà thôi.
#5. Ấn Độ: 651,950 tỷ USD
Ấn Độ có lượng dự trữ ngoại hối cao thứ 5 thế giới với tổng dự trữ là 651,950 tỷ USD trong đó có 593,423 tỷ đô la bằng tiền mặt và 58,527 tỷ đô la vàng. Dự trữ ngày càng tăng của Ấn Độ phản ánh vị thế kinh tế đang lên và các chính sách tài khóa chủ động nhằm đảm bảo sự ổn định kinh tế.
#6. Đài Loan: 598,819 tỷ USD
Ở vị trí thứ sáu, Đài Loan nắm giữ tổng dự trữ là 598,819 tỷ đô la, trong đó có 570,595 tỷ đô la tiền mặt và dự trữ vàng là 28,225 tỷ đô la. Dự trữ của Đài Loan rất quan trọng để duy trì khả năng phục hồi kinh tế và hỗ trợ nền kinh tế xuất khẩu của nước này.
#7. Liên Bang Nga: 590,222 tỷ USD
Dự trữ ngoại hối của Nga đạt tổng cộng khoảng 590,222 đô la, trong đó dự trữ tiền mặt là 424,146 tỷ đô la và dự trữ vàng chiếm đến 166,076 tỷ đô la. Các lệnh trừng phạt kinh tế do Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu (EU) và các quốc gia khác áp đặt để đáp trả cuộc chiến tranh Ukraine đã khiến hầu hết các khoản dự trữ đó không thể tiếp cận được với ngân hàng trung ương. Các khoản dự trữ này rất cần thiết để ổn định đồng rúp và hỗ trợ nền kinh tế trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị.
#8. Saudi Arab: 458,115 tỷ USD
Ả Rập Xê Út giữ vị trí thứ 8 với tổng dự trữ là 458,115 tỷ đô la, bao gồm 436,526 tỷ USD tiền mặt và chỉ 21,588 tỷ đô la cho dự trữ vàng. Sự giàu có của quốc gia này từ xuất khẩu dầu mỏ đóng góp đáng kể vào các khoản dự trữ này
#9. Hồng Kông: 425,554 tỷ USD
Đặc khu hành chính Hồng Kông đứng thứ 9 với tổng dự trữ là 425,554 tỷ đô la, bao gồm 425,415 tỷ đô la tiền mặt và 139,250 tỷ đô la dự trữ vàng. Là một trung tâm tài chính lớn, các khoản dự trữ này rất quan trọng để đảm bảo sự ổn định của hệ thống tài chính.
#10. Hàn Quốc: 420,984 tỷ USD
Hàn Quốc xếp thứ 10 với tổng dự trữ là 420,984 tỷ đô la, trong đó dự trữ tiền mặt là 414,004 tỷ đô la và dự trữ vàng chiếm tới 104,450 tỷ đô la. Các khoản dự trữ này rất quan trọng để duy trì sự ổn định của đồng won và hỗ trợ nền kinh tế năng động của Hàn Quốc.
Tầm quan trọng của việc dự trữ ngoại hối Nhà nước
Dự trữ ngoại hối có vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến việc việc điều hành chính sách tiền tệ của một quốc gia, cụ thể như sau:
- Lượng dự trữ ngoại tệ dồi dào sẽ giúp cho Ngân hàng Nhà nước có nhiều hình thức và giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, điều hành linh hoạt và ổn định tỷ giá và nâng cao giá trị đồng nội tệ, từ đó gia tăng niềm tin của người dân cũng như nhà đầu tư nước ngoài.
Dự trữ ngoại tệ và vàng có vai trò quan trọng đối với quốc gia
- Khi thị trường ngoại hối ổn định là tiền đề thu hút nhà đầu tư nước ngoài tham gia góp vốn đầu tư vào thị trường trong nước do không phải lo ngại về rủi ro tỷ giá, từ đó càng giúp thu hút được nguồn vốn ngoại tệ, tăng dự trữ ngoại hối nhiều hơn.
- Dự trữ ngoại hối tăng lên mạnh giúp nâng cao xếp hạng tín nhiệm, khả năng trả nợ của Việt Nam trong tương lai.
- Dự trữ ngoại hối dồi dào giúp tăng thanh khoản cho hệ thống ngân hàng, ổn định mặt bằng lãi suất.
Các hình thức dự ngoại hối quốc gia
Hiện nay, có 3 hình thức dự trữ ngoại hối nhà nước phổ biến, bao gồm:
- Dự trữ ngoại hối bằng tiền mặt, tiền gửi bằng ngoại tệ ở ngân hàng nước ngoài
- Dự trữ vàng và một số tài sản quý.
- Dự trữ trái phiếu, hối phiếu, giấy tờ ghi nợ khác của ngân hàng chính phủ nước ngoài, các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế…
Qua bài viết, chắc hẳn đã giúp bạn hiểu dự trữ ngoại hối là gì và 10 quốc gia có lượng dự trữ ngoại hối cao nhất thế giới. Danh sách liên tục được cập nhật khi có thông tin mới nhất, hãy theo dõi TOPI để không bỏ lỡ những thông tin quan trọng nhé!